Sự thật về những kẻ quấy phá nhà Bác sĩ Phạm Hồng Sơn |
Tác Giả: Quỳnh Như, phóng viên RFA |
Thứ Tư, 24 Tháng 3 Năm 2010 19:47 |
Thêm một nhân vật đấu tranh cho dân chủ tại Hà Nội bị những kẻ hung bạo đến nhà quấy phá. Là người từng ngồi tù vì bày tỏ những quan điểm khác với chính phủ, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn vừa gởi thư tường trình và kiến nghị khẩn đến các cơ quan chính quyền trình bày về sự việc một đám đông tự xưng là thuộc Hội Cựu Chiến Binh đến nhà ông với thái độ hung hãn và lời lẽ hăm doạ nếu ông Sơn vẫn tiếp tục phổ biến những bài viết của ông. Đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn với Bác sĩ Phạm Hồng Sơn về vấn đề này. Hội viên cựu chiến binh? “Có rất nhiều người mà có bộ dạng có thể nói là mình mô tả dáng vẻ bên ngoài không được hiền lành lắm. Họ đi luôn vào trong nhà với thái độ rất là hung dữ. Tôi thấy có một vài người lạ vào trong cửa nhà tôi rồi một số người đó có gọi tên tôi và giới thiệu là các người đấy là hội viên cựu chiến binh và muốn gặp tôi để nói chuyện, thì tôi hai ba người đó vào nhưng mà khi hai ba người đó vào xong thì chỉ trong vài giây thôi rất nhiều người khác ùa vào và rất là lộn xộn. Vào trong đó thì có rất nhiều người mà có bộ dạng có thể nói là mình mô tả dáng vẻ bên ngoài không được hiền lành lắm. Họ đi luôn vào trong nhà với thái độ rất là hung dữ. Và sau đó một anh trung niên, anh ta lên tiếng luôn. Anh ta nói rằng là “Chúng tôi là cựu chiến binh trên chiến trường Tây Nguyên xưa, hiện nay là vào đây hỏi anh vì anh có những bài viết trên mạng”. Họ có nói là tôi nói xấu đảng, nói xấu bác Hồ, phủ nhận công lao hy sinh xương máu của những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh này. Thì tôi cũng bình tĩnh nói chuyện với họ nhưng mà nói chung những lời nói của mình hầu như bị họ át đi. Và nhất là có 3 người rất là dữ dằn, họ luôn luôn có động thái là xỉa xói một cách rất là dung tục, có những hành động mang tính chất hăm dọa, bạo lực. Trong đám đông đến nhà ông toàn những người lạ mặt, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn nhận ra một phụ nữ ông đã thấy trước đó khoảng 45 phút cùng với bà tổ trưởng dân phố đi loáng thoáng trước ngỏ nhà ông.
Theo ông Sơn, khi nói chuyện với một số người này qua cách nói của họ thì thấy rõ họ chưa hề đọc qua những bài viết của ông. Bác sĩ Sơn cho biết: Trong khi nói chuyện thì tôi cũng đặt những câu hỏi ngược lại cho mọi người, về chi tiết này, chi tiết kia, đôi khi là họ ngớ người ra. Ví dụ như khi tôi hỏi họ là “Xin hỏi các bác là nhà nước là do ai tạo dựng nên?” thì họ ngồi im. Thế tôi nói nhà nước là do chúng ta, do các bác, do tôi, do con cái tôi và những người nhà của các bác đóng tiền để nuôi nhà nước. Thế nhà nước bây giờ xấu hay tốt thì chúng ta phải có ý kiến chứ. Cũng như đảng, đảng bây giờ, các bác nói đảng là người dẫn dắt lãnh đạo của dân tộc thì đấy là quan điểm của các bác thôi, còn những quan điểm của người khác thì các bác phải lắng nghe. Theo lịch sử đất nước mình có 4 nghìn năm, còn đảng mới sinh ra mấy chục năm thôi, mà đảng đâu phải là một cái gì bất biến, nó có thể hôm nay tốt và mai xấu, thì khi nó xấu thì mình phải phê phán nó để cho nó tốt lên. Ngay cả đảng cũng là do chúng ta nuôi nấng đảng mới có được vật chất để mà hoạt động. Thứ hai là họ nói rất nhiều về vấn đề Bác Hồ, thì họ nói là Bác Hồ anh không được động đến. Tôi thì tôi nghĩ cũng phải thông cảm với dân chúng hiện nay, rất nhiều người được thông tin một chiều nên mình phải ôn tồn. Nói chuyện với họ cuối cùng họ bắt là “Anh Sơn không được viết trên mạng và không được công bố như thế nữa”. Họ lộ ra ý này “Bài viết của anh như thế làm cho thanh niên người ta hiểu sai về đảng, làm cho giới trẻ họ sẽ không yêu đảng”. Thì tôi có nói là “Không phải. Thế bây giờ chúng ta có yêu đảng hay không thì đảng phải tốt thật sự thì tình yêu đấy mới là đúng.” Nhân viên an ninh? “Họ lảng vảng ngoài ngõ, họ đứng ở sân với tính chất là cảnh giới. Tôi hỏi thì họ có trả lời với thái độ rất là bất cần.Tôi nghĩ rằng cái tình trạng đấy rất giống như những nhân viên an ninh mà tôi đã từng gặp. Tôi cảm thấy có lẽ là những nhân vật này đến đây với tôi thì không phải là do ngẫu nhiên, tôi có thể nói là 99% không phải là do ngẫu nhiên, vì sao? Vì khi tôi hỏi danh tính mọi người thì mọi người đều lãng tránh. Và cái người có tính chất là lãnh đạo cuộc gặp đó của họ thì tôi hỏi anh ta tên gì thì anh xua tay, anh bảo “không, không, không!”. Anh lật túi ra cho tôi xem, không ai đi theo cả. Tôi nghĩ cái này cũng là chi tiết nói lên là, suy ra là họ cũng đã có cái chuẩn bị trước làm sao để giấu danh tính một cách kỹ nhất. Mà tôi thì tôi nghĩ đấy cũng không quan trọng lắm, nhưng cái quan trọng là cái thái độ quý vị đến nhà tôi trong một tinh thần - thái độ là thiếu lịch sự và hoàn toàn có tính chất đe dọa, hăm dọa với chụp mũ. Và những người đó đến thì có sự chứng kiến của bà tổ trưởng dân phố. Về mặt pháp lý thì bà cũng không có chức vụ gì, nhưng bà là người có thể nói là luôn luôn cộng tác chặt chẽ với cơ quan chính quyền địa phương. Trong kiến nghị gởi cho các cơ quan, cũng như trong phần trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn nêu ý kiến: Đối với kiến nghị của tôi, để tìm hiểu chính xác có ai xúi giục hay tổ chức thì tôi nghĩ là các cơ quan chức năng của chính quyền Việt Nam hiện nay có trách nhiệm tìm hiểu. Nhưng mà đối với riêng tôi, tôi căn cứ vào những gì xảy ra, tôi nghĩ rằng những người này không phải tự dưng đến, vì nếu những người tự dưng đến thì bao giờ họ cũng đàng hoàng, nhưng mà ở đây thì họ giấu danh tính. Ngoài những người già lão, những người tự xưng là cựu chiến binh hay thương binh đó, còn có những thanh niên trẻ mà họ lảng vảng ngoài ngõ, họ đứng ở sân với tính chất là cảnh giới. Tôi hỏi họ thì họ có trả lời với thái độ rất là bất cần.
Tôi nghĩ rằng cái tình trạng đấy rất giống như những nhân viên an ninh mà tôi đã từng gặp. Và một điểm nữa là tại sao người nhà tôi báo ngay mà công an không đến. Đến khi mọi người về hết rồi, tan hết rồi thì anh công an khu vực mới lửng thửng đi vào, rất là bình tĩnh, bình thường. Tôi có nói với anh nếu xảy ra sự cố gì thì có lẽ là anh đến cũng quá muộn. Tôi nghĩ hiện nay vấn đề nghi vấn của tôi đặt ra ở đây cũng như những vấn đề tôi tường trình và đề nghị, thì nếu một nhà nước thật sự vì dân, một nhà nước thật sự là của dân và lo lắng cho dân, nhà nước công chính thì cần phải có những biện pháp tức thời điều tra làm rõ danh tính và xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật đe dọa cuộc sống cũng như sự an toàn của cá nhân tôi và gia đình tôi, thì cái đấy mới thể hiện là nhà nước quang minh chính đại. Và đấy cũng là cơ hội chứng minh là Đảng CSVN vẫn đang đứng ở phía dân chúng, vẫn đang bảo vệ dân chúng, và mới có thể chứng minh là những người đó là những người không phải do chính quyền xúi giục, đưa đến. Năm 2002, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã bị bắt, bị cáo buộc là có hoạt động gián điệp, và bị kết án 13 năm tù, sau đó phiên xử phúc thẩm giảm mức án xuống còn 5 năm tù. Đến năm 2006 ông được trả tự do và bị quản chế 3 năm. Tuy nhiên, ông Sơn vẫn cảm thấy chưa thật sự được tự do. Ông nói: Từ khi ra tù đến giờ tôi luôn luôn nghĩ là tôi vẫn không có tự do đầy đủ, mà đấy chỉ là rời khỏi một cái nhà tù mà thôi. Và từ đó đến bây giờ thì có rất nhiều những sự sách nhiễu khác nhau với những tính chát khác nhau, nhưng mà lần này là lần sách nhiều có tính chất khác biệt nhất, có những người đến tận nhà và có những hành vi hăm dọa, đe dọa, có những hành vi xúc xiểm như thế. Tất nhiên là tôi cũng chia sẻ đây không phải là riêng một mình tôi bị mà đã có rất nhiều người khác đã bị tương tự như thế này. Và tôi nghĩ rằng đây là một hành vi có tính chất hệ thống trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, và chính quyền Việt Nam thì phải có trách nhiệm trong vấn đề này. Quỳnh Như: Quỳnh Như xin cảm ơn Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã dành thời gian cho buổi nói chuyện hôm nay. BS Phạm Hồng Sơn: Cảm ơn chị Quỳnh Như và cảm ơn các độc giả của Đài RFA.
|