Muôn nghìn đời dạt dào Chính Khí Việt! |
Tác Giả: Tin tổng hợp | ||||
Chúa Nhật, 07 Tháng 3 Năm 2010 22:00 | ||||
Luật Sư Lê Thị Công Nhân, 31 tuổi, ra khỏi nhà tù giam giữ nữ tù ở Thanh Hóa, ngày 6 tháng 3 năm 2010 đúng 3 năm sau khi cô bị bắt giam ở Hà Nội. Chào mừng chúng chuyển Chị về chúng chuyển Chị về Chị về đây Quý vị nghe lại bài thơ hùng tráng
HÀ NỘI (NV) - Luật Sư Lê Thị Công Nhân, 31 tuổi, ra khỏi nhà tù giam giữ nữ tù ở Thanh Hóa, ngày 6 tháng 3 năm 2010 đúng 3 năm sau khi cô bị bắt giam ở Hà Nội. Ngày 6 tháng 3 lại cũng đúng là [2 ngày trước] ngày Phụ Nữ Quốc Tế mà hàng năm chế độ Hà Nội vẫn tổ chức kỷ niệm quyền làm người cho phụ nữ. Bà Trần Thị Lệ, mẹ Luật Sư Công Nhân, đã rời nhà ở Hà Nội từ 2 giờ sáng và đến trước cổng trại giam số 5, tỉnh Thanh Hóa lúc hơn 5 giờ sáng ngày Thứ Bảy. Ngay trong khu vực nhà giam, chờ đón con mình, bà Lệ nói với ký giả báo Người Việt, “tiếng nói khác với tiếng nói của nhà cầm quyền nói chung rất khó khăn và phải trả giá cho điều đó.” Bài phỏng vấn được đăng toàn bộ bên cạnh đây. Vào lúc trả lời phỏng vấn, ban quản lý nhà tù chưa thả Lê Thị Công Nhân lấy cớ họ chuẩn bị cuộc thi đấu thể thao của viên chức trại giam nên thủ tục thả tù có thể chậm trễ. Ngày 6 tháng 3 năm 2007, Lê Thị Công Nhân, bị bắt khi đang thuyết trình các đề tài nhân quyền cho một số sinh viên ở Văn phòng Luật pháp Thiên Ân mà Luật Sư Nguyễn Văn Ðài làm trưởng văn phòng. Khi tới trụ sở công an phản đối việc bắt giữ nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân, LS Nguyễn Văn Ðài bị bắt luôn và cả hai bị vu cho tội “Tuyên truyền chống nhà nước XHCN” theo điều 88 của Bộ Luật Hình Sự. Trước đó không bao lâu, Việt Nam cũng truy tố Linh Mục Nguyễn Văn Lý tội danh nói trên và kết án LM Lý 8 năm tù. LM Lý là một trong những thành viên sáng lập Khối 8406 (một tổ chức quần chúng gồm mọi thành phần xã hội đòi hỏi tự do dân chủ, đa nguyên đa đảng) mà cả LS Ðài và LS Công Nhân đều là thành viên. Tôi vui lây với gia đình cô Lê Thị Công Nhân, và mong muốn ngày đó cũng sớm đến được với mình, nhưng bùi ngùi vì chồng còn mười chín tháng nữa mới được ra khỏi tù. Em rất mến mộ chị Lê Thị Công Nhân, và mừng cho chị, nhưng cũng tủi thân cho mình và cho các con, dù rất hiểu việc anh ấy (Phạm Văn Trội) làm. Tôi đã gọi điện hỏi thăm bà Lệ, và cũng vui mừng với gia đình cô Lê Thị Công Nhân, nhưng không thể không nghĩ đến hoàn cảnh của Nghiên và bao người khác còn nằm trong tù mà không có tội. Việc cô Lê Thị Công Nhân được thả ra khỏi nhà tù chúng ta không được xem là cô đã được tự do, vì Việt Nam hiện giờ không có tự do. Cô Lê Thị Công Nhân là một người yêu nước, lẽ ra đã không phải ở tù một ngày nào hết. Ngày 11 tháng 5 năm 2007, phiên tòa sơ thẩm ở Hà Nội kết án LS Ðài 5 năm tù, 4 năm quản chế, LS Công Nhân 4 năm tù, 3 năm quản chế. Trước phản ứng dữ dội của dư luận quốc tế, chế độ Hà Nội đã giảm án tù cho mỗi người một năm khi đưa ra xử sơ thẩm ngày 27 tháng 11 năm 2007. Luật Sư Lê Thị Công Nhân cũng như Luật Sư Nguyễn Văn Ðài là những người tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Luật Sư Ðài từng biện hộ miễn phí cho rất nhiều người, trong đó có Mục Sư Nguyễn Hồng Quang ở Sài Gòn. Ông là thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, một tổ chức độc lập và đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Luật Sư Lê Thị Công Nhân thì đi xa hơn trong các hoạt động chính trị. Cô không những là thành viên của Khối 8406 mà còn là phát ngôn viên của đảng Thăng Tiến Việt Nam. Ðủ điều kiện hành nghề luật sư năm 2004, Lê Thị Công Nhân làm việc tại bộ phận thư ký quan hệ quốc tế, Văn Phòng Luật Sư Ðoàn Hà Nội. Sang năm sau thì về hợp tác với văn phòng luật Thiên Ân của LS Ðài. Trước khi bị bắt, Lê Thị Công Nhân viết một số bài tham luận phổ biến trên Internet tố cáo hệ thống công đoàn do đảng CSVN thành lập không bảo vệ giới công nhân mà chỉ phục vụ nhu cầu của kẻ bóc lột (tư bản ngoại quốc, tư bản quốc doanh). Cô kêu gọi quốc tế yểm trợ để thành lập các tổ chức công đoàn độc lập, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động Việt Nam bị bóc lột tận xương tủy. Cuối tháng 10 năm 2006, cô được mời tham dự “Hội Nghị Công Ðoàn Tự Do” tổ chức ở Ba Lan, nhưng bị công an chận giữ ở phi trường Nội Bài. Tháng 12 năm 2006, khi trả lời truyền thông tiếng Việt ở hải ngoại về chỉ thị của thủ tướng đưa ra các biện pháp giới hạn báo chí hơn nữa, Lê Thị Công Nhân đã tuyên bố “Là một luật sư, tôi xin khẳng định với những hiểu biết cá nhân của mình rằng chỉ thị 37/2006/CT/TTg ngày 26 tháng 11 năm 2006 là hoàn toàn vi hiến”. Khi một số đảng viên trụ cột của đảng Thăng Tiến bị bắt ở Huế, nhiều người e ngại cô sẽ bị bắt và có thể phải khuất phục trước các trò khủng bố của công an. Lê Thị Công Nhân đã tuyên bố “Tôi xin khẳng định tôi không bao giờ thỏa hiệp với CSVN cho dù điều tồi tệ nhất có thể xảy đến”. Trong một cuộc phỏng vấn khác cô nói “Sống thế nào thì sống vẫn phải giữ tự trọng và lương tâm của mình. Chỉ có lương tâm và lòng tự trọng của tôi nói với tôi rằng: Không bao giờ đầu hàng”. Bị giam ở trại nữ tù Thanh Hóa, cô cho hay nữ tù, dù trời nóng cháy da đến Mùa Ðông buốt giá, mọi người phải múc nước giếng tắm truồng ở ngoài trời. Ở trại từ Thanh Hóa cũng như các nhà tù khác ở Việt Nam, tù nhân sống sót được là nhờ tiền và thực phẩm tiếp tế của thân nhân. Nhà tù chỉ phát có 2 bát cơm hẩm và rau luộc cả rễ. Thỉnh thoảng mới có tí thịt mỡ, cá ươn. Không những vậy, họ còn bị ép buộc sản xuất xuất khẩu để lấy tiền bỏ túi cho đám cai tù và chế độ. Tù nhân nhà tù Ba Sao, Nam Hà, phải đan mây tre. Tù nhân nữ tù Thanh Hóa phải may quần áo hay đan, thêu. Tù nhân ở Long Khánh phải bóc vỏ hạt điều. Nhiều cuộc tuyệt thực đã xảy ra ở nhà tù Long Khánh vì tù nhân bị bóc lột sức lao động quá đáng, chịu không nổi. Tuy bị tù tội, Lê Thị Công Nhân, luôn luôn quan tâm tới sự an nguy và sức khỏe của mọi người bên ngoài. Theo lời bà Trần Thị Lệ kể với báo Người Việt nhiều lần, sức khỏe của Luật Sư Trần Lâm, sức khỏe của cụ Hoàng Minh Chính (trước khi cụ qua đời), sức khỏe LM Nguyễn Văn Lý là những điều được cô vô cùng lo lắng. Bắt bỏ tù LS Lê Thị Công Nhân, LS Nguyễn Văn Ðài, chế độ Hà Nội đã bị chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ cũng như Châu Âu đả kích kịch liệt. Họ tố cáo Việt Nam vi phạm Công ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Hà Nội đã ký cam kết tuân hành. Năm 2008, Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền trao tặng giải thưởng Hellman/Hammett cho Lê Thị Công Nhân vì đã can đảm đấu tranh đòi hỏi nhân quyền bất chấp đến các nguy hiểm, tù tội cho bản thân. Sự khẳng khái, cương nghị của một người phụ nữ trẻ tuổi dám đứng thẳng lưng chống lại cả một guồng máy đàn áp của chính quyền được mọi người trong và ngoài nước thán phục. Có những bài hát, bài thơ, ca ngợi Lê Thị Công Nhân là “anh thư nước Việt”, “bông hồng có ánh thép”. Tuy ra khỏi nhà tù nhỏ, Lê Thị Công Nhân còn bị ba năm quản chế. Cô sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống vì bị lực lượng đông đảo công an canh giữ quanh nhà.
Lao tù khó thể diệt anh hùng (1) Lời để lại cho hậu thế của anh hùng Thư gửi em, một tín hữu Kitô Hà Nội, Ngày Xuân 6/3/2010 Lê Thị Công Nhân thân mến, Hẳn là giờ này, em đang náo nức trên đường trở về ngôi nhà thân yêu của em, chắc chỉ còn vài giờ nữa, em sẽ được gặp lại những cảnh vật và con người quen thuộc sau cả ngàn ngày xa cách, bị giam cầm và trấn bức trong “nhà tù nhỏ” của chế độ cộng sản “của dân, do dân, vì dân”. Tôi cứ suy nghĩ không biết giờ này trong lòng em đang buồn hay vui? Chắc hẳn em sẽ vui, vì được trở lại nơi em đã sống, có mẹ, có người thân, có ngôi nhà ấm cúng của mình sau những tháng ngày đày đọa trong nhà tù cộng sản. Nhưng, chắc hẳn em sẽ buồn, vì ngày em ra đi cách đây đã 3 năm và ngày em trở lại hôm nay, vẫn một không khí ngột ngạt, bụi bặm và ngày càng ngột ngạt hơn thế. Chắc hẳn em sẽ buồn hơn, vì khi em đi, những cái gọi là “dự án” là “kế hoạch” khai thác, bán đổ bán tháo tài nguyên, đất đai của ông cha ta chưa bị “lộ sáng” để em đau lòng. Ngày em trở về, mọi thứ đã phơi bày ra trước mắt. Bọn bành trướng Ðại Hán đã đưa người vào tận mái nhà Tây Nguyên dưới nhiều hình thức. Ngoài biển Hoàng Sa đã mất từ lâu, Trường Sa cũng đang nằm trong tay bọn bành trướng, nhiều ngư dân đánh cá trêm vùng biển nước mình bị cấm ngang nhiên, bị bắt giữ, bị đánh đập tàn nhẫn. Có thể em ngạc nhiên chăng và hỏi “vậy vai trò của nhà nước để đâu”? cũng xin nhắc lại với em rằng nhà nước “của chúng ta” cũng đã phản ứng, phản ứng bằng cái băng cassete cũ do người phát ngôn Bộ ngoại giao tua lại “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng...” vậy là xong. Giờ đây, nhà nước ta luôn kêu rất to rằng “đất đai thuộc nhà nước quản lý” rất hùng hồn, rất đanh thép, rất kiên quyết. Nhưng những lời đanh thép đó chỉ dùng khi nhà nước muốn cướp đất của nông dân, của tôn giáo, của nhà thờ... còn khi bọn bành trướng đại Hán ngang nhiên xâm lược lãnh thổ, thì nhà nước “của chúng ta” nhũn như con chi chi, họ không dám lên tiếng, họ không dám mạmh mồm, họ chỉ dám “giao thiệp”... hầu như “nhà nước ta” đã không còn “quản lý” những nơi đó. Lê Thị Công Nhân thân mến, Những điều đó, anh tin sẽ làm em đau lòng hơn dù em đã được ra khỏi cái nhà tù nhỏ. http://www.vobibaccali.org/images/ltcn2.jpg Những ngày em đi tù, muôn vạn ánh mắt dõi theo em từng tin tức nhỏ, từng diễn biến xảy ra với em trong nhà tù. Một nữ nhi mỏng manh, chân yếu tay mềm làm sao đối đầu được với muôn vàn mưu gian quỷ kế của nhà nước và nhà tù cộng sản. Ðã có người từng nói “nếu nhà tù thực dân Pháp ngày xưa cũng như nhà tù cộng sản thời nay, thì làm gì còn có cái nòi cộng sản nảy sinh ra trên đất nước này” và người ta thấy tiếc, người ta tiếc rằng tại sao những nhà tù kia vẫn để còn sót lại loài cộng sản để gây hậu họa cho đất nước đến nay. Nhưng, ra khỏi nhà tù nhỏ, em lại được chứng kiến những màn bi hài kịch của một nhà tù lớn. Ở đó em sẽ thấy “đảng quang vinh” của chúng ta đã làm gì để xứng đáng là “đội quân tiên phong”. Trên trang ngôn luận, tiếng nói chính thức của đảng đã công nhận rằng Biển đông là của Trung Quốc, trang web thương mại Việt Trung mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước hể hả bấm nút cũng ghi rõ ràng như vậy. Rừng đầu nguồn đang bị bán hàng trăm ngàn hecta, Tây Nguyên vẫn cứ rước giặc Tàu vào ngồi chễm chệ, hàng Tàu độc hại vẫn tràn ngập đầu độc nhân dân ta. Báo chí nhà nước, truyền thông nhà nước rặt một giọng hùa theo chính sách bán nước và phụ họa lũ cướp nước. Những tiếng nói cất lên vì lòng yêu nước, vì sự trung thành, vì sự thật... nhanh chóng được mời vào ngồi chơi và nghỉ ngơi trong các nhà tù nhỏ... Người dân ngày càng lầm than, giá cả tăng chóng mặt, lạm phát ngày càng cao, đội ngũ thất nghiệp ngày càng lớn, cuộc sống người dân ngày càng bị đe dọa đủ mặt... và đảng ngày càng giầu, quan chức của đảng ngày càng béo. “Ðảng quang vinh” của chúng ta, ngày càng thể hiện đúng bản chất của mình, “hèn với giặc, hung hãn với dân”. Những vụ việc liên quan đến đất đai của nhân dân, hẳn em không được chứng kiến lực lượng hùng hậu, hung hãn vô cùng của ngàn trùng điệp điệp cảnh sát, chó và công an với đủ thứ vũ khí được tậu từ tiền của nhân dân đóng góp để trấn áp và để cướp bằng được. Những vụ Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Bát Nhã, Ðồng Chiêm... là những minh chứng hùng hồn và cụ thể.
Em cũng sẽ thấy được những ngón đòn hèn hạ bẩn thỉu mà đảng ta đã sáng tác ra để quần chúng nhân dân tự tiêu diệt nhau với kế sách “dùng nhân dân đánh nhân dân” bằng một lực lượng mới, đó là “quần chúng tự phát”. Những ngón võ bẩn đó chỉ duy nhất là giữ bằng được cái ghế quyền lực trên đầu trên cổ nhân dân để mà kiếm, để mà cướp, để vinh thân phì gia, kệ vận mệnh đất nước đến đâu thì đến, mất còn không cần biết. Em thân mến, Những điều trên đây lẽ ra không nên nói với em giờ này, để dù sao cũng nên mang đến cho em những niềm vui nho nhỏ sau cả ngàn ngày xa cách. Nhưng sự đời nhiều khi là vậy, muốn cũng chẳng đặng dừng, thích cũng không thể nào im. Vì vậy những điều đó có thể làm em buồn nhưng là thực tế. điều khác hơn ngày em ra đi, như những tín hiệu của cánh én báo mùa xuân. Sự đời là con giun xéo lắm cũng quằn, nhân dân chịu đựng chỉ đến một lúc nào đó mà thôi, lòng dân như sóng cồn, như bão lửa, nhận thức người dân không chỉ dừng lại ở “ơn Ðảng, ơn Chính phủ” hoặc “Ðảng ta là đạo đức, là văn minh”. Nhân dân đã dần dần thấy được sự đạo đức của “đảng ta”, dân càng thấy được sự anh hùng của “đảng ta” trước ngoại bang như thế nào... và lòng dân đã nổi giận. Ngày em đi, chưa có cảnh hàng chục ngàn giáo dân với cành thiên tuế trên tay hiên ngang vững bước đi bộ hàng chục km đến phiên tòa xử án hô vang “vô tội, vô tội, trả đất nhà thờ”. Ngày em đi, chưa có những trí thức đất nước dám hiên ngang ra trận bằng những phản biện hùng hồn làm chùn tay những kẻ rắp tâm bán nước, rước voi về giày mả tổ. Ngày em đi, hàng ngũ trí thức của đất nước đang chấp nhận chữ "HÈN" để nín thinh trước bạo lực, nhưng giờ đây, họ đã lên tiếng. Những ngón đòn bẩn thỉu dành cho cá nhân, những hành động lén lút phá hoại trái pháp luật các trang web, những hành động dung túng cho những quan chức CS âm mưu bán nước cho Tàu vì "thân nhân tốt" ngược lại thì trấn áp người dân và bịt miệng họ đã bị vạch mặt. Cũng ngày em đi, chưa có những cảnh hàng ngàn nông dân đi bộ mấy chục km để về Hà Nội kêu cứu, khiếu kiện và đã bị đánh tập te tua, nhưng họ đã tập dượt cho chính mình. Ngày em đi, người dân chưa hiểu được mình có quyền gì một cách đầy đủ, nhưng giờ đây họ đã khác, họ đã dám kiêu hãnh đứng lên xác nhận quyền của mình mà bấy lâu đã bị nhà nước âm thầm cướp đi coi đó là quy luật. Ðó là những điều khác so với trước đây 3 năm khi em ra đi. Em Lê Thị Công Nhân thân mến, Ngày em trở về, mừng vui và âu lo vẫn còn đó, xin chúc em lại sống một mùa xuân, mùa xuân ra trận với dũng khí của tuổi trẻ đã được luyện rèn và của những truyền thống nữ anh hùng dân tộc được đúc kết trong em. Anh Em Ba Trieu Bài thơ Chính Khí Việt của Lý Đông A, là một bản hùng ca, trong đó tác giả đã mô tả lại CHÍNH KHÍ của 5000 năm lịch sử. Những Sóng Bạch Đằng, Gò Đống Đa, Đèo Chi Lăng, Hịch Bình Ngô, Chiếu Cần Vương. Như sóng lớp lớp dạt dào ngập ngập trong lòng người tráng sĩ, một chiều lạnh lẽo ở Đất Nước người, ngó quanh không tri kỷ. của Lý Đông A Một ngày lạnh Nước nguời không tri kỷ Lòng sống chết buồn vui bừng nổi dậy Tiếng vang vang như thần kêu quỷ hét Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc Thuở Sát Thát chàm vai thề đầu mất Thà làm ma nước Nam hơn vua Bắc! Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết huanluyen
|