CIA trở thành nạn nhân của một tên siêu lừa đảo |
Tác Giả: Saigonecho sưu tầm | ||
Thứ Ba, 09 Tháng 2 Năm 2010 05:42 | ||
Theo tờ The Guardian của Anh, Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) từng là nạn nhân của một kẻ lừa đảo tinh vi và táo tợn. Tên này khẳng định đã viết được một phần mềm chuyên giải mã những mệnh lệnh trao đổi giữa những tên khủng bố được phát qua kênh truyền hình Al-Jazeera. Hậu
Chiều tối ngày 21/12/2003, nhiều người dân Mỹ đã cảm nhận được điều gì bất thường, khi thấy rất nhiều cảnh sát đứng gác trên các trục đường quan trọng tại Manhattan. Trên bầu trời liên tục có những chiếc máy bay phản lực quân sự quần đảo. Lệnh phong tỏa được ban ra tại khu vực đại lộ số 5, khi người ta phát hiện một gói hàng đáng ngờ, dù kết quả kiểm tra sau đó đã cho thấy trong đó chẳng có gì đáng ngại. Tiếp đó, Bộ trưởng An ninh nội địa Tom Ridge lên truyền hình công khai tuyên bố: "Một nguồn thông tin đáng tin cậy" cho biết, nước Mỹ đang phải đương đầu với một âm mưu khủng bố mới "có quy mô tương đương hay thậm chí còn hơn vụ 11/9". Các thị trường tài chính ngay lập tức rung động. Tiếp theo đó là hàng chục chuyến bay thương mại bị hủy bỏ vì nguy cơ khủng bố. Tuy nhiên về sau đó, không ai thấy các nhà chức trách Mỹ nói gì thêm về âm mưu trên. Mãi tới gần đây, mọi người mới được biết lần đó, dân Mỹ đã ăn một vố lừa. Nhân vật chính của vụ lừa đảo này là Dennis Montgomery (56 tuổi), chủ nhân Hãng "eTreppid Technologies" chuyên thiết kế các phần mềm trò chơi trên máy tính tại Reno (Nevada). Sinh ra tại Mena (bang Arkansas), Dennis Montgomery tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ y tế tại Grossmont College (San Diego). Hắn làm nhân viên kỹ thuật tại một bệnh viện trong vài năm. Từ thời gian này, Montgomery đã thể hiện mình là một kẻ hay ba hoa, thổi phồng mọi chuyện. Chẳng hạn như hắn từng thiết kế được một công nghệ phân tích lượng khí trong máu và trở thành cố vấn của vài công ty lớn tại Mỹ. Tiếp đó là những phát minh và đăng ký bản quyền cho một vài công nghệ khác như "nhận dạng mẫu", "dò tìm bất thường" hay "nén dữ liệu" v.v... Trên thực tế, Montgomery cũng có một số thành công liên quan đến phần mềm nén các tập tin thuộc dạng dữ liệu nghe nhìn. Cuối những năm 90, Montgomery gặp gỡ với nhà đầu tư tài chính có tên là Warren Trepp. Sau khi được quảng bá về "một vài công nghệ đầy triển vọng", Trepp đã quyết định đầu tư 1,3 triệu USD để cùng Montgomery thành lập ra hãng phần mềm "eTreppid Technologies". Từ đó, Montgomery liên tục “tung chiêu”. Ngay tháng 6 vừa qua, Mongomery mới bị truy tố tại Las Vegas vì tội gian lận 1 triệu USD. Nhưng con số 1 triệu USD này chỉ là một phần nhỏ trong tổng số tiền tên này đã "đốt" tại các sòng bạc ở Nevada và California chỉ trong vòng 1 năm. Theo hồ sơ phá sản liên bang, Mongomery đang gánh trên mình khoản nợ cá nhân lên tới 12 triệu USD. Chính vì vậy, Mongomery cũng từng là đối tượng bị FBI điều tra. Đỉnh điểm những trò lừa đảo của Mongomery bắt đầu từ khi hắn khoác lác đã tìm ra điều gì đó bất thường đằng sau những chương trình phát sóng của kênh truyền hình Al-Jazeera. Ẩn giấu đằng sau những tín hiệu truyền hình của đài này là những mã vạch bí mật báo cho những tên khủng bố biết về sứ mạng tiếp theo của chúng, về tọa độ của các mục tiêu, hay số và ngày tháng của những chuyến bay. Mongomery còn khẳng định với các quan chức CIA rằng, hắn còn có một phần mềm đọc được những mã vạch bí mật trên để tìm ra danh sách những chuyến bay quốc tế tại Mỹ đang là mục tiêu của những vụ khủng bố mới. CIA ngay lập tức đã "đánh giá cao" mức độ nghiêm trọng của thông tin trên, quyết định trả tiền thưởng để hợp tác với Montgomery. Theo các chuyên gia, việc CIA dễ dàng tin vào trò lừa của Montgomery một phần cũng là do kênh truyền hình này khi đó vẫn được coi là "kẻ thù" của nước Mỹ. Chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld hồi năm 2004 từng công khai buộc tội Al-Jazeera về những bài phóng sự "xấu xa, không chính xác và không thể bào chữa". Các nguồn tin nội bộ từ CIA cho biết, những mối nghi ngờ chỉ thực sự xuất hiện, sau khi Montgomery từ chối tiết lộ cách hắn đã giải mã những thông điệp của bọn khủng bố như thế nào, đồng thời đòi cái giá 100 triệu USD cho phần mềm của mình. Với sự giúp đỡ của tình báo Pháp, các quan chức CIA cuối cùng đã đi đến kết luận rằng, trên thực tế chẳng có một thông điệp bí mật nào ẩn chứa trong các chương trình truyền hình của Al-Jazeera. Đến khi biết mình đã "bị hố", CIA cùng các quan chức cao cấp Mỹ buộc phải "ngậm bồ hòn làm ngọt", ém nhẹm câu chuyện trên. Không may cho họ là 6 năm sau, tạp chí Playboy đã tìm hiểu và điều tra ra thông tin về vụ lừa đảo ấn tượng này. Tạp chí trên còn cho biết, ngay cả khi CIA ngừng hợp tác với Montgomery, hắn vẫn tiếp tục thành công trong việc lừa đảo nhiều cơ quan chính phủ khác của Mỹ cũng với chiêu bài đang có được "một công nghệ giải mã có giá trị". Cụ thể ngay đầu năm 2009 vừa rồi, Montgomery vừa ký được một hợp đồng trị giá 3,39 triệu USD với các quan chức không quân Mỹ về việc cung cấp những phần mềm có thể tự động nhận dạng các loại vũ khí và khuôn mặt người, có thể triển khai trong các hệ thống điều khiển máy bay không người lái. Những tiết lộ vừa qua của báo chí Mỹ lại là một đòn nặng nề nữa giáng vào uy tín của cơ quan tình báo hàng đầu nước này |