Home Tin Tức Thời Sự Chương trình cứu vãn kỹ nghệ tài chánh không đạt mục tiêu

Chương trình cứu vãn kỹ nghệ tài chánh không đạt mục tiêu PDF Print E-mail
Tác Giả: V. Giang / Người Việt   
Thứ Hai, 01 Tháng 2 Năm 2010 21:38

WASHINGTON (AFP) - Nỗ lực trị giá $700 tỉ của chính phủ Hoa Kỳ nhằm cứu vãn hệ thống tài chánh không đạt được những mục tiêu chính yếu

như thúc đẩy việc cho dân chúng vay tiền và giảm bớt các hoạt động nhiều rủi ro của ngân hàng, theo lời một thanh tra đặc biệt cho hay hôm Chủ Nhật.

Chánh thanh tra chương trình TARP, ông Neil Barofsky, điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ tuần qua. (Hình:AP)
 

Chánh thanh tra đặc biệt (special inspector general) cho chương trình cứu nguy của chính phủ Hoa Kỳ, có tên “Troubled Asset Relief Program” (TARP), cho hay trong bản báo cáo gửi Quốc Hội là hiện còn quá sớm để đo được thành quả chung của chương trình vốn được thông qua vào cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chánh hồi Tháng Mười, năm 2008.

Bản báo cáo mỗi tam cá nguyệt này cho hay nhờ có TARP, “hiện có các chỉ dấu rõ ràng là một số lãnh vực của hệ thống tài chánh hiện ổn định nhiều hơn so với thời gian ở cao điểm của cuộc khủng hoảng năm 2008.”

Tuy nhiên, bản báo cáo này cũng nói rằng “nhiều mục tiêu đề ra cho TARP... vẫn chưa đạt được” và có khả năng gặp phải cuộc khủng hoảng mới nếu không có các cải cách rộng lớn.

“Cho dù TARP có cứu hệ thống tài chánh của chúng ta để không đi vào tình trạng lao xe xuống vực năm 2008, nếu không có các biện pháp cải cách có ý nghĩa, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục lái xe trên con đường ngoằn ngoèo qua núi, nhưng lần này trên chiếc xe chạy với tốc độ nhanh hơn,” theo bản báo cáo.

Chương trình không đạt được kết quả trong những lãnh vực chính được đề ra như gia tăng tín dụng, giảm bớt tình trạng xiết nhà và ngăn cản các hoạt động quá nhiều rủi ro của các công ty tài chánh từng được coi là “quá lớn nên không thể để cho sập tiệm,” theo bản báo cáo của chánh thanh tra Neil Barofsky.

Bản báo cáo còn cho rằng TARP có thể góp phần vào việc tạo thêm sự khuyến khích các đại công ty có thêm phương thức làm ăn nhiều rủi ro hơn vì “nhờ vào TARP và các chương trình cấp cứu khác của chính phủ.” (V.Giang)