Thảm cảnh cuộc sống của người dân Bắc Triều Tiên từ sau đổi tiền |
Tác Giả: Anh Vũ /Điểm báo _ RFI |
Thứ Năm, 28 Tháng 1 Năm 2010 11:26 |
Tình hình ở Bình Nhưỡng hỗn lọan chưa từng thấy. Lúc nào cũng thấy đoàn người xếp hàng dài trước các cửa hàng lương thực, thực phẩm trống rỗng. Người ta đổ xô đến các cửa hàng vì chợ đã bị đóng cửa. Mọi người đang rất đói. La Croix khẳng định đây là hậu qủa của vụ đổi tiền. Bắc Triều Tiên là một đất nước đóng kín cửa hầu như hòan tàn với thế giới bên ngòai. Hiếm hoi lắm mới có được một vài thông tin về nội tình nước này lọt được ra ngoài. Thông tín viên của tờ La Croix tại Seoul đã may mắn tiếp cận được một nhân chứng 50 tuổi (xin dấu tên), sống tại thủ đô Bình Nhưỡng từ năm 2002, để nghe ông kể về điều kiện sống ngày càng thê thảm của những người dân Bắc Triều Tiên kể từ sau khi chính quyền ra lệnh đổi tiền. La Croix phải thốt lên « Người Bắc Triều Tiên đang đói, rất đói ! ». Nhân chứng từ Bình Nhưỡng cho biết « Tình hình ở Bình Nhưỡng hỗn lọan chưa từng thấy. Lúc nào cũng thấy đoàn người xếp hàng dài trước các cửa hàng lương thực, thực phẩm trống rỗng. Người ta đổ xô đến các cửa hàng vì chợ đã bị đóng cửa. Tôi có cảm giác mọi người đang rất đói ». La Croix khẳng định tình cảnh này chính là hậu qủa của vụ chính phủ quyết định đổi tiền hồi tháng 11 năm 2009, với quy định đổi 100 đồng won ăn một đồng mới và mức tối đa được đổi cho mỗi người là 150 nghìn won, tương đương với vài ba chục euros theo giá chợ đen. Quyết định này đã khiến không biết bao nhiêu gia đình người dân Bắc Triều Tiên chỉ còn biết ngồi nhìn gia sản của mình tiêu tan ngay trong chốc lát. Về vụ đổi tiền này, La Croix trích phân tích của giáo sư Viện nghiên cứu Sejong tại Hàn Quốc cho rằng : « qua việc cho đổi tiền, chính phủ tìm cách nắm lại kiểm sóat tầng lớp buôn bán mới nổi lên đã biết tận dụng những biện pháp nới lỏng của chính quyền hồi năm 2002 ». Theo chính quyền thì những quyết định cởi mở đó đã làm xuất hiện thị trường ngoài quốc doanh dẫn đến xa rời lý tưởng chủ nghĩa cộng sản và tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển. Nhưng theo giáo sư Hàn Quốc này thì chính việc nhà nước thâu tóm lại kiểm sóat kinh tế này là nhằm để chuẩn bị cho một chủ trường mở cửa kinh tế lớn hơn. Nhưng La Croix nhận thấy chính sách cải cách tiền tệ của chính phủ, ngay trước mắt, đã tác động lên tòan thể dân chúng. Trong bối cảnh giá trị đồng tiền bấp bênh, người ta găm giữ lương thực thực phẩm lại không bán ra. Chính vì thế mà các cửa hàng mới không có gì để bán. Nhân chứng của bài báo còn cho biết : « Tại Tongil một khu chợ lớn ở thủ đô Bình nhưỡng, trên các quầy hàng chẳng còn gì. Tất cả các sản phẩm Trung Quốc như quần áo đồ điện tử cũng sạch trơn ». Khan hiếm lương thực tất phải dẫn đến lạm phát nhảy vọt. Theo tổ chức phi chính phủ Good Friends thì giá gạo đã tăng lên gấp 6 lần ở nhiều vùng. Erika Kang, nhân viên thuộc tổ chức này nói : « Dù sớm muộn gì thì tình trạng này sẽ làm nảy sinh ra nền kinh tế ngầm. Người dân sẽ tìm cách đổi chác buôn bán lậu với nhau. Trong lúc này tình hình nhân đạo ở đây là rất nguy kịch vì mùa màng lại thất bát ». La Croix cho biết là tình trạng mô tả trên đây hòan tòan phù hợp với báo cáo của Liên Hiệp Quốc về tình hình Bắc Triều Tiên, vừa công bố tuần trước. Trong đó bản báo cáo khẳng định, năm 2009 điều kiện sống của 24 triệu người dân Bắc Triều Tiên tồi tệ đi rất nhiều, nạn thiếu ăn càng trở nên trầm trọng. Cứu trợ của quốc tế chỉ như muối bỏ bể khi mà trong nước sản xuất lương thực hàng năm vẫn cứ sụt giảm. Đó là tình hình bên trong nước, còn ở bên ngòai, chế độ Bắc Triều Tiên vẫn duy trì một bộ mặt hùng hậu của lực lượng quân đội, không có vẻ gì của một quốc gia thiếu thốn. Cụ thể nhất là vụ chạm súng giữa hải quân Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Lần thứ hai liên tiếp, Bắc Triều Tiên nổ súng bắn nhau trong vùng biển đang tranh chấp với Hàn Quốc. Tờ Chosun Ilbo cho biết chi tiết : pháo hạng nặng của Bắc Triều tiên đã bắn hàng trăm lượt từ bờ biển về hướng hải phận của Hàn Quốc. Sau đó các tài chiến tiếp sức bắn đạn pháo 240 ly vào khu vực biển giáp gianh hai nước. Tờ báo phân tích « Đây là hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng để nhằm thu hút sự chú ý và để chỉ cho thấy hiệp định đình chiến ký giữa hai nước năm 1953 giờ không còn hiệu lực nữa, cần phải có một hiệp ước hòa bình mới thay thế ».
|