Home Tin Tức Thời Sự Mỹ tái phối trí lực lượng tại Tây Thái Bình Dương

Mỹ tái phối trí lực lượng tại Tây Thái Bình Dương PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigonecho sưu tầm   
Thứ Bảy, 16 Tháng 1 Năm 2010 07:28

Ngay từ những ngày đầu năm 2010, quân đội Mỹ đã chuẩn bị chiến lược mới đối với việc bố trí lực lượng quân sự,

 nhằm răn đe và sẵn sàng can thiệp vào bất kỳ chiến trường nào tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Kế hoạch này là một phần trong chiến lược chuyển trọng tâm  từ châu Âu sang châu Á của chính quyền Obama.

 

Kế hoạch bố trí quân sự trong năm 2010 đã phần nào nói lên  những quan tâm của Mỹ trong chiến lược duy trì sự hiện diện, tăng cường ảnh hưởng trong khu vực cũng như để kiềm chế sự gia tăng của  Trung cộng ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, việc bố trí lực lượng tại khu vực này cũng  để tiếp tục duy trì bảo vệ an ninh hàng hải, hỗ trợ đối phó thiên tai, củng cố hợp tác với quân đội đồng minh, thúc đẩy các cuộc phối hợp diễn tập song phương và đa phương với các nước trong khu vực  Tiếp tục củng cố một lực lượng quân sự liên hợp đủ mạnh sẵn sàng đối phó với những hiểm họa có thể xảy ra và điều quan trọng là để phô trương sức mạnh của một cường quốc quân sự số một trên bình diện toàn cầu.

 

Để thực hiện cho chủ trương của kế hoạch này, năm 2010 quân đội Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện thường xuyên khoảng từ 2 đến 3 biên đội hang không mẫu hạm  cùng với lực lượng tàu ngầm và các tàu chiến khác tại châu Á – Thái Bình Dương.

 

Trong đó, chương trình bố trí lực lượng quan trọng nhất là kế hoạch điều động một phi đội máy bay ném bom chiến lược B-52 thuộc Liên đội Không quân số 5 từ căn cứ không quân Minot, Bắc Dakota tới căn cứ không quân Andersen, đảo Guam vào tháng 02/2010 .

 

Khi phát biểu về kế hoạch này, Đại tá Douglas Cox Chỉ huy Trưởng Liên đội ném bom số 5 tại căn cứ Minot nói “Trong khi chúng tôi sẽ không bao giờ chấm dứt nhiệm vụ hạt nhân, thì các nhiệm vụ thông thường vẫn luôn đòi hỏi chúng tôi phải đạt được hiệu quả cần thiết, do vậy Liên đội thường xuyên phải luyện tập để các phi hành đoàn sẵn sàng nhận nhiệm vụ”. Guam là nơi được bố trí  số lượng lớn máy bay ném bom của Liên đội Ném bom số 5 trong năm 2010. Tuy nhiên, các nhân viên yểm trợ chiến đấu viễn chinh của Liên đội số 5 sẽ thay quân luân phiên trong suốt năm 2010.

 

Để thực hiện tốt cho mọi nhiệm vụ của phi đội này, trước đó, ngày 30/11/2009, Liên đội ném bom số 5 đã  huấn luyện hệ thống vũ khí trên máy bay huấn luyện B-52H.

 

Máy bay huấn luyện đã mô phỏng chính xác chuyến bay của B-52H, đồng thời cung cấp hệ thống quản trị  toàn diện và các công đoạn trong tiến  trình huấn luyện các phi công lái máy bay B-52.

 
                                            F-22 


Bên cạnh kế hoạch bố trí phi đội B-52 tại căn cứ không quân Andersen, quân đội Mỹ cũng đã bố trí  15 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và binh sĩ thuộc Phi đội xung  kích số 90 từ căn cứ Elmendorf , Alaska tới căn cứ Andersen trong tháng 01/2010. Theo kế hoạch, 15 chiếc F-22 này sẽ hoạt động tại đây trong thời gian khoảng 3 tháng. Theo thông tin trên trang web của Không quân Mỹ “Việc  khai triển  15 máy bay F-22 tại căn cứ Andersen,  bảo vệ  an ninh cho chiến trường Tây Thái Bình Dương do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đảm trách”. Trong kế hoạch tiếp theo, quân đội Mỹ cũng sẽ tiếp tục điều động một phi đội F-22 tới Căn cứ Không quân Kadena, Okinawa , Nhật Bản trong thời gian tới. Năm 2009, Mỹ đã 2 lần điều các máy bay F-22 tới Căn cứ Không quân Kadena để huấn luyện làm quen môi trường tác chiến đồng thời răn đe các đối thủ trong khu vực này.

 

Kế hoạch Quốc phòng Bốn năm một lần 2006 – chương  trình 20 năm của Quân đội Mỹ - đã đưa ra kế hoạch đến năm 2010 sẽ bố trí 60% lực lượng tàu ngầm tấn công tại Thái Bình Dương và 40% tại Đại Tây Dương. Theo Hải quân Mỹ thì trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh 60% lực lượng tàu ngầm tấn công được bố trí ở Đại Tây Dương, sau Chiến tranh Lạnh thì lực lượng này đã được cân bằng 50-50. Theo đó năm 2010, Mỹ sẽ có khoảng 31 chiếc tàu ngầm tấn công tại Thái Bình Dương, trong đó trọng tâm là các tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Virginia.

 

Trong chương trình bố trí quân sự tại Nhật Bản, năm 2010 Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán với Nhật Bản để đạt được các thoả thuận theo ý muốn trong vấn đề di chuyển  căn cứ Không quân Futenma thuộc Okinawa. Tiếp đó để thực hiện kế hoạch rút 8000 Thuỷ quân lục chiến  từ Okinawa về Guam như đã cam kết.

 

Theo như nhận định, sự thương lượng giữa Mỹ và Nhật Bản có lẽ sẽ đạt được sau khi Nhật Bản bầu cử xong Thượng viện vào tháng 4 tới đây.

 

Cùng với kế hoạch tái phối trí  quân đội Mỹ  tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam, Mỹ tiếp tục xây dựng căn cứ quân sự tại đảo Guam thành một Trung tâm Hải quân, Thuỷ quân lục chiến  và Không quân chính tại Thái Bình Dương, cũng như tăng cường sự hiện diện liên tục của các loại máy bay ném bom chiến lược B-1, B-2 và B-52 và các loại máy bay chiến thuật thế hệ mới tại khu vực Tây Thái Bình Dương.

   
               B-1               B-2                B-52 

 Tàu sân bay là lực lượng then chốt của quân đội Hoa Kỳ, trong đó nổi bật nhất là tàu sân bay hạt nhân USS Swight D. Eisenhower. Tàu có sức chứa hàng trăm ngàn tấn hàng hoá và 100 chiếc máy bay.

 
                Tàu sân bay là lực lượng then chốt của quân đội Hoa Kỳ. 

 
         Một trong những tàu sân bay nổi bật nhất là chiếc tàu sân bay hạt nhân USS Swight D. Eisenhower. 

 
                Swight D. Eisenhower bắt đầu được đưa vào phục vụ trong hải quân kể từ năm 1977. 
 
 
                         Cả con tàu hệt như một thành phố nhỏ di động trên biển khơi. 

 

Một chiếc tàu với chiều dài thân tàu là 333m, rộng 77m có thể chứa đầy khoang hơn 100.000 tấn hàng hoá, mang trên boong 85 máy bay và 4 trực thăng. 

 

Trong trường hợp có chiến tranh, trọng tải của nó được phép tăng lên mức chở 100 chiếc máy bay. 

 
               6.287 là con số thuỷ thủ đoàn, phi công và các nhân viên kỹ thuật làm việc trên tàu. 

 

Bảo vệ nó là hệ thống máy tính điều khiển Vulcan Phanlanx, với khả năng thực hiện 4.500 loạt bắn trong vòng 1 phút, nhằm ngăn chặn bất kỳ một cuộc tấn công nào. 

 
Swight D. Eisenhower được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân - nguồn cung cấp năng lượng chính để đảm bảo con tàu có thể hoạt động trên biển trong suốt 20 năm mà không cần tới một sự cung ứng năng lượng nào khác. 

 
Trong một lần ra khơi, Swight D. Eisenhower thường trợ giúp cho khoảng 7.000 lượt xuất kích của các máy bay. 

 

Để duy trì sự hoạt động của cỗ máy khổng lồ này, hàng năm chính phủ Mỹ phải bỏ ra 440 triệu USD. Trong khi đó, đóng một con tàu loại này chỉ tốn 4,4 tỷ USD