Nga có thể dùng phi thuyền để đẩy thiên thạch ra xa |
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm |
Chúa Nhật, 03 Tháng 1 Năm 2010 21:03 |
MOSCOW, Nga (AP) - Người đứng đầu cơ quan Không Gian của Nga hôm Thứ Tư tuyên bố họ đang cứu xét việc gởi một phi thuyền không gian tới một thiên thạch lớn để đẩy nó ra khỏi đường đi và ngăn ngừa một vụ va chạm với trái đất có thể xảy ra. Thiên thạch Apophis, tên khoa học là 2004 MN4, to bằng sân banh, có thể bay trúng trái đất. Hình của họa sĩ Michael Carroll. (Hình: Planetary Society
Khi thiên thạch Apophis 270 mét (885 feet) được khám phá đầu tiên vào năm 2004, các nhà thiên văn ước lượng cơ may nó đâm vào trái đất trong lần bay ngang đầu tiên vào năm 2029 lên tới 1/37, nhưng sau đó đã hạ thấp sự ước lượng của họ. Những cuộc nghiên cứu thêm đã loại trừ sự khả dĩ xảy ra một vụ va chạm vào năm 2029, khi thiên thạch được dự đoán sẽ tới không gần quá 18,300 dặm (29,450 km) bên trên bề mặt Trái Ðất, nhưng họ ghi nhận một xác suất nhỏ về một vụ đụng nhau trong những lần gặp gỡ sau đó. Trong Tháng Mười, NASA đã hạ thấp xác suất mà Apophis có thể đập lên trái đất vào năm 2036 là 1/45,000 so với xác suất trước đó được ước lượng là 1/250,000, sau khi các nhà nghiên cứu tính toán lại đường đi của thiên thạch. NASA nói một vụ gặp gỡ gần khác vào năm 2068 sẽ có một xác suất va chạm là 1/330,000. Các khoa học gia từ lâu đã hình dung các chiến lược nhằm làm lệch đường đi của các thiên thạch. Vài người đã đề nghị gởi đi một phi thuyền thăm dò để bay vòng quanh một thiên thạch nguy hiểm nhằm thay đổi dần dần đường đi của nó. Những người khác đề nghị gởi một phi thuyền không gian để đâm vào thiên thạch và thay đổi động năng của nó, hoặc sử dụng các vũ khí hạt nhân để tấn công nó. Ông Perminov không chịu tiết lộ bất cứ chi tiết nào của dự án, nói rằng chúng còn cần nghiên cứu thêm. Nhưng ông nói sứ mạng sẽ không đòi hỏi bất cứ vụ nổ hạt nhân nào. “Những tính toán cho thấy rằng người ta có thể chế tạo một phi thuyền có mục tiêu đặc biệt trong thời đại của chúng ta, sẽ giúp tránh được sự va chạm mà không phá hủy thiên thạch, và không kích nổ bất cứ khối hạt nhân nào,” ông Perminov nói. “Mối đe dọa về sự va chạm có thể ngăn chặn được.” (n.n.) |