Home Tin Tức Thời Sự Thiền sư Nhất Hạnh gửi thư cho môn đồ

Thiền sư Nhất Hạnh gửi thư cho môn đồ PDF Print E-mail
Thứ Bảy, 02 Tháng 1 Năm 2010 20:16

. . . "bọn côn đồ được thuê mướn và những nhà chức trách thuê mướn họ đã làm việc chung với nhau" . . .

 
 Thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi tâm thư cho các môn sinh vừa phải rời khỏi nơi tạm trú, nói về đối kháng bất bạo động.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi tâm thư cho các môn sinh vừa phải rời khỏi nơi tạm trú, nói về đối kháng bất bạo động.

Trong bức thư tựa đề Hạt giống Bồ Đề bất diệt (Thư Sư ông Làng Mai gửi cho học trò Bát Nhã), vị thiền sư nổi tiếng ca ngợi "cách thức hành xử từ hòa bất bạo động" c̉a các tăng ni theo pháp môn Làng Mai.

Gần 200 tăng ni đã rút hết khỏi chùa Phước Huệ là nơi họ tá túc sau khi bị buộc phải r̀ời Tu viện Bát Nhã hồi cuối tháng Chín.

Thiền sư Nhất Hạnh viết: "Các con đã lớn lên rất mau chóng nhờ những biến cố và khó khăn xảy ra cho chúng ta trong hơn một năm qua, và thầy rất hài lòng với cách thức hành xử từ hòa bất bạo động của các con, từ Bát Nhã tới Phước Huệ".

Ông đặt câu hỏi về việc "theo pháp luật hiện thời, chúng ta có quyền sống và tu tập bất cứ ở nơi nào trên quê hương mình, nhưng không biết vì sao chúng ta lại không được hưởng cái quyền ấy khi mà chúng ta không vi phạm bất cứ một pháp luật nào".

Đó là việc, mà theo ông là "bọn côn đồ được thuê mướn và những nhà chức trách thuê mướn họ đã làm việc chung với nhau" nhằm đẩy bật các môn sinh ra khỏi Tu viện Bát Nhã và chùa Phước Huệ.

Ông nói không thể tưởng tượng được "viên chức của một chính quyền lại có thể sử dụng những cách hành xử bá đạo như vậy".

" Tại sao mà đạo đức cách mạng lại bị phá sản tới mức tồi tệ đến thế?"

Tuy nhiên, theo người sáng lập ra môn phái Làng Mai, các tăng ni của ông không đơn độc.

Ông nhắc lại việc đại diện của họ đang theo đuổi lời thỉnh cầu chính phủ Pháp cho họ sang "tạm thời nương náu" tại Pháp, và nhận định: " Dư luận trong nước và trên thế giới, trong giới Phật tử cũng như trong giới không Phật tử, đang yểm trợ cho chúng ta một cách rõ rệt".

Đấu tranh bất bạo động

Lãnh tụ tinh thần của pháp môn Làng Mai cũng đề cập tới vấn đề đối kháng bất bạo động.

Ông nhắc tới việc Mahatma Gandhi đã sử dụng phương pháp này để đấu tranh cho chủ quyền độc lập của Ấn Độ.

Thiền sư Nhất Hạnh nói: "Muốn có dân chủ và nhân quyền người dân phải biết tranh đấu, và cuộc tranh đấu có thể phải kéo dài trong nhiều thập niên".

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Chúng ta là những người tu, chúng ta không có mặt trong những phong trào tranh đấu chính trị mà chỉ tranh đấu trong phạm vi văn hóa và đạo đức".

Ông chỉ trích việc hạn chế tự do tôn giáo ở trong nước, rằng:"Đất nước chúng ta chưa thực sự có tự do tôn giáo, và nhà nước đang quản lý chặt chẽ guồng máy giáo hội, và giáo hội bất lực không che chở được ngay chính con em của mình".

Tuy nhiên người ký dưới thư là 'Thầy Bát Nhã của các con' nói ông không bi quan và tin chắc rằng tình hình sẽ thay đổi.

Hồi tháng 10, lấy tên Giáo sư Nguyễn Lang, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã gửi thư ngỏ cho nhân sĩ, trí thức và Chủ tịch nước Việt Nam kêu gọi che chở cho tăng thân sau vụ Bát Nhã.