Quan điểm mới về thế giới của Trung quốc |
Tác Giả: Willy Wo-Lap Lam, Trần Bình Nam phỏng dịch | |
Chúa Nhật, 20 Tháng 12 Năm 2009 06:20 | |
Lời người dịch: Đó là nhan đề của một bài báo “China unveils its new worldview” đăng trên Asia Times on line ngày 11 /12/2009 của giáo sư Willy Wo-Lap Lam, chuyên viên nghiên cứu tại The Jamestown Foundation, và từng viết bình luận cho Asiaweek, South China Morning Post và là đại diện của đài CNN tại Á châu-Thái Bình Dương. Giáo sư Willy Lam là tác gi ả của 5 cuốn sách viết về Trung quốc, cuốn mới nhất là cuốn “Chính trị của Trung quốc thời đại Hồ Cẩm Đào” (Chinese Politicộng sản in the Hu Jintao Era: New Leaders, New Challenges), và hiện là giáo sư chuyên về Trung quốc tại đại học Akita của Nhật Bản và đại học Trung quốc tại Hồng Kông. Tờ tuần báo Outlook Weekly (cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung quốc) số cuối tháng 11 vừa qua có bài nói về “Quan điểm của Chủ Tịch nước Hồ Cẩm Đào
1. Sự thay đổi sâu rộng của thế giới 2. Xây dựng một thế giới hài hòa 3. Cùng nhau phát triển 4. Chia xẻ trách nhiệm 5. Nhiệt tình hợp tác vào công việc thế giới Lý thuyết gia Zhang Xiaotong cho rằng quan điểm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là một sáng kiến lý thuyết quan trọng dựa vào sự phán đóan một cách khoa học sự phát triển của thế giới qua thời gian. Sáng kiến này đưọc đưa ra sau chuyến thăm viếng của tổng thống Obama và trước thượng đỉnh về thời tiết tại Copenhagen. Hai biến chuyển này sẽ đánh dấu thời điểm Trung quốc chuyển mình để trở thành một siêu cường. Theo giáo sư Wang Yukai, thuộc Trường Quốc gia Hành chính Trung quốc (National College of Administration - NCOA), sách lược ngoại giao mới của ông Hồ Cẩm Đào cho thấy đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Trung Quốc hình thành một hệ thống lý thuyết có tầm vóc quốc tế. Giáo sư Wang Yukai nói quan điểm này là một học thuyết toàn diện với tầm nhìn hướng về quốc tế. Ông nhấn mạnh rằng quan điểm này sẽ là kim chỉ nam của chính sách đối ngoại của Trung quốc trong tương lai. Người ta nghĩ rằng quan điểm mới của Trung quốc đối với các vấn đề thế giới là một cách trả lời điều tổng thống Obama nêu ra trong chuyến thăm viếng Trung quốc vừa qua rằng Hoa Kỳ “chào đón sự đóng góp lớn hơn của Trung quốc như một quốc gia hùng mạnh, phồn thịnh và thành công vào các vấn đề của thế giới.” Mặc dù thủ tướng Ôn Gia Bảo chối bỏ sự gán ghép của thế giới xem Trung quốc như một trong hai nước của khối G2 (trong dịp ông gặp tổng thống Obama trước đây) Trung quốc vẫn có vẻ thích làm các công tác lớn trên thế giới. Ông Zhang, một biên tập viên của Trung tâm Nghiên cứu Văn học thuộc Trung ương đảng, đã thu thập các bài phát biểu công khai cũng như tại các buổi sinh hoạt nội bộ đảng nói về chính sách đối ngoại của Hồ Cẩm Đào trong một tài liệu dài 7.000 chữ. Ông dẫn lời ông Hồ Cẩm Đào nói rằng thế giới hiện đang trải qua những thay đổi lịch sử và quan hệ của Trung quốc đối với thế giới cũng phải thay đổi theo. Nêu cao những thành tựu lớn lao của Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ nghệ và kỹ thuật ông Hồ Cẩm Đào nói rằng Trung Quốc đang trải qua “một thời đại đầy cơ hội và thách thức” và rằng “cơ hội nhiều hơn thách thức”. Sự thành công kinh tế thần kỳ của Trung Quốc đã cho phép thế hệ lãnh đạo thứ tư của đảng cộng sản Trung quốc dưới lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào có thể chấm dứt nền ngoại giao nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình là “cúi mình thật thấp và đừng bao giờ đi trước” trong các vấn đề quốc tế. Các sáng kiến đối ngoại của Hồ Cẩm Đào không phải hoàn toàn mới mẻ. Hai sáng kiến số 2 (xây dựng một thế giới hài hòa) và số 3 (cùng nhau phát triển) và đặc biệt với các nước láng giềng đã được ông Giang Trạch Dân nêu vào cuối thập niên 1990. Theo đó, khái niệm hài hòa, xuất phát từ đạo Khổng có nghĩa là sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không dẫn tới xung đột với các nước khác. Hài hòa có nghĩa là giảm thiểu quân lực và xung đột. Và cùng phát triển có nghĩa là cùng khai thác thiên nhiên, một giải pháp ưa thích của Trung quốc để giải quyết các cuộc tranh chấp về chủ quyền đối với các nước châu Á từ Nhật Bản tới Việt Nam và Philippines. Trong chính sách 5 điểm của Hồ Cẩm Đào, điểm 4 (chia xẻ trách nhiệm) và điểm 5 (nhiệt tình hợp tác vào công việc thế giới) l à hai điểm có ý nghĩa nhất. Việc Bắc Kinh sẵn sàng gánh vác trách nhiệm chung đối với những nghĩa vụ toàn cầu cho thấy giới lãnh đạo Trung quốc sẵn sàng trở thành một thành viên có trách nhiệm (responsible stakeholder), như cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Robert Zeollick, miêu tả . Nhiệt tình hợp tác (vào công việc thế giới) có nghĩa Bắc Kinh sẽ làm nghĩa vụ quốc tế với cung cách một cường quốc. Zhang trích dẫn một phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào tháng 12/2008 nhân kỷ niệm 30 năm đổi mới (1986-2008) rằng: “Tương lai và số phận của Trung quốc sẽ gắn bó với tương lai và số phận của toàn thế giới”. Ông cũng kêu gọi đảng viên và cán bộ nhà nước biết cách dung hòa “sự bảo vệ độc lập và chủ quyền” với sự toàn cầu hóa sao cho Trung quốc đóng góp đúng mức cho nền hòa bình và phát triển của thế giới. Năm 2009 Trung quốc đã dẫn đầu nhiều vấn đề của thế giới. Tại hội nghị G20 ở London và Pittsburgh, Trung Quốc kêu gọi nên dần dần thay thế đồng mỹ kim như là “đồng tiền trao đổi của thế giới.” Trung quốc cũng thành công trong cuộc vận động quyền bỏ phiếu rộng rãi hơn cho các quốc gia đang phát triển tại Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế. Và khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo Phi châu và Đông Nam Á, Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo đã hứa chi viện hằng chục tỉ mỹ kim. Quan trọng nhất là thủ tướng Ôn Gia Bảo hứa rằng tại hội nghị thời tiết ở Copenhagen Trung quốc sẽ làm yên lòng cộng đồng quốc tế bằng cách cam kết sẽ đấu tranh chống sự làm nóng bầu khí quyển. Trung quốc hứa vào năm 2020, Trung Quốc sẽ cắt giảm khí thải các bon để sản xuất một đơn vị GDP xuống 40-45% mức của năm 2005. Đồng thời, Bắc Kinh cũng phối hợp với Ấn Độ và Brazil đòi hỏi các nước đã phát triển phải đóng góp ít nhất 0,5% GDP để giúp các nước nghèo, đặc biệt giúp phát huy khả năng về “kỹ thuật xanh” (TBN: kỹ thuật xanh – Green Technology- là kỹ thuật sản xuất mà không làm tiết ra nhiều khí thải các bon). Còn nữa, Trung quốc dường như đã thay đổi chút ít nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác”. Cho đến nay Trung quốc đã tham gia vào hơn 20 công tác gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, và đã giúp giải quyết vấn nạn hạt nhân của Bắc hàn, Iran và các cuộc xung đột sắc tộc ở Sudan. Trung quốc đã thể theo lời yêu cầu của tổng thống Obama trong cuộc thăm viếng vừa qua dùng ảnh hưởng vốn có đối với Teheran để kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran. Cuối tháng trước, Trung Quốc cùng với Liên bang Nga và 25 nước khác ủng hộ một nghị quyết của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) kêu gọi Iran ngừng ngay nhà máy tinh chế uranium ở Qom. Nghị quyết của IAEA tỏ ý hết sức lo ngại rằng các cơ sở nguyên tử của Iran nói là phục vụ hoà bình có thể được dùng cho những ứng dụng quân sự. Lẽ dĩ nhiên Trung quốc, một nước có 2.200 tỷ mỹ kim dự trữ và một dân số 1,3 tỷ người chỉ đóng góp “xây dựng một thế giới hài hòa” và “cùng nhau phát triển” với điều kiện. Theo Hồ Cẩm Đào điều kiện đó là các nước trên thế giới phải cùng chia xẻ trách nhiệm, nhất là Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Thêm nữa, Hồ Cẩm Đào lưu ý cán bộ đảng viên cần biết làm cân đối một bên là sự phát triển và quyền lợi quốc gia, một bên là nhu cầu toàn cầu hóa. Vì vậy, Trung quốc quan niệm rằng những đóng góp quốc tế của mình sẽ không làm thiệt hại cho các “quyền lợi thiết yếu” trên hai mặt kinh tế và ngoại giao. Ví dụ, vì nền kinh tế của Trung quốc còn dựa vào nhiên liệu (TBN: nhả nhiều khí thãi các bon) cho nên Trung quốc chỉ có thể cam kết chừng mực. Hơn nữa, nền kinh tế Trung quốc là nền kinh tế xuất khẩu nên không hy vọng Trung quốc sẽ định giá lại đồng nhân dân tệ trong một tương lai gần. Và đó cũng là những giới hạn của cam kết của Trung quốc đối với vấn đề Iran và Bắc Hàn. Trung quốc vốn có quan hệ tốt với Iran và đầu tư nhiều vốn liếng vào các giếng dầu tại Iran, cho nên sẽ không thực tế chờ đợi Trung quốc sẽ cùng với các nước Tây phương áp lực Iran bỏ cho kỳ được chương trình nguyên tử. Vào đầu năm 2010 khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thảo luận các biện pháp trừng phát Iran chúng ta sẽ thấy Hồ Cẩm Đào giải quyết vấn nạn này như thế nào. Bắc Kinh cũng từ chối thẳng thừng đề nghị của Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn và các nước khác áp lực Bắc Hàn liên quan đến chương trình nguyên tử. Tháng 11 vừa qua Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc Liang Guanglie đi thăm Bắc Hàn ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho thấy quan hệ khắng khít giữa hai nước. Qua các phát biểu trong những năm gần đây, ông Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh rằng sự tham gia nhiệt tình hơn của Trung Quốc vào các vấn đề quốc tế sẽ không được ảnh hưởng tới mô hình phát triển đặc của Trung quốc. Luận điểm ông Hồ Cẩm Đào thường nêu là toàn cầu hóa có nghĩa là các nước cần tôn trọng và học hỏi lẫn nhau để “bảo vệ tính đa nguyên của thế giới và các mô hình phát triển khác nhau”. Ông Hồ Cẩm Đào cũng thường nói rằng Trung quốc sẽ “không ngừng tìm tòi để hoàn thiện một lộ trình phát triển phù hợp với điều kiện quốc gia Trung Quốc”. Nói cách khác, ông Hồ Cẩm Đào và các đồng chí của ông cảnh báo những người chỉ trích Trung quốc tại Hoa Kỳ và Âu châu rằng dù đi theo con đường toàn cầu hóa Trung quốc cũng sẽ không chấp nhận những khái niệm của “phương Tây” về quyền tự do ngôn luận và hệ thống chính trị đa đảng. Đi ều này giải thích tại sao trong khi các cán bộ cao cấp và các nhà ngoại giao Trung quốc đang gieo ảnh hưởng trên thế giới thì bộ máy an ninh của đảng làm việc ngày đêm để đe dọa và bắt bớ những người bất đồng chính kiến, các luật sư tích cực đấu tranh và đàn áp các tổ chức bất vụ lợi. Giáo sư Wang thuộc Trường Quốc gia Hành chánh Trung quốc tiên đóan rằng quan điểm mới của Hồ Cẩm Đào có thể sẽ được đưa vào Cương Lĩnh của đảng vào đại hội đảng cộng sản Trung quốc thứ 18 trong năm 2012 và Hồ Cẩm Đào sẽ đi vào lịch sử Trung quốc như là vị chủ tịch nước đã có công đưa Trung quốc vào vị thế siêu cường. Tuy nhiên không phải ai cũng tán thưởng sự hợp tác của Trung quốc. Một lý thuyết rất phổ biến cho rằng Trung quốc là một mối đe doạ tiềm tang cho thế giới, và rằng các nhà lãnh đạo Trung quốc có thể dùng sức mạnh mới có được để thoả mãn sự đòi hỏi của những thành phần có tinh thần quốc gia quá khích. Thành phần này càng ngày càng trở nên đông đảo tại Trung quốc. Mối quan hệ qúa thân mật của Trung quốc với Bắc Hàn và Iran làm người ta nghi ngờ rằng Trung quốc sẽ đặt lợi ích quốc gia lên trên nhu cầu hòa bình và phát triển của thế giới. Cho nên cái gánh nặng của ông Hồ Cẩm Đào lúc này là thuyết phục thế giới rằng trong lúc Bắc Kinh phải vật lộn giữa “quyền lợi thiết yếu” của quốc gia với “cam kết quốc tế”, sự tham gia của Trung quốc vào các vấn đề quốc tế ít nhất cũng phù hợp các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc. |