Mạng Trung Quốc và Biển Đông |
Tác Giả: Dương Danh Dy sưu tầm và giới thiệu |
Thứ Hai, 14 Tháng 12 Năm 2009 10:28 |
Trong thời gian gần đây số dân mạng Trung Quốc tăng nhanh như vũ bão. Nếu cuối năm 2006 Trung Quốc mới có 137 triệu dân mạng thì đến cuối năm 2008 con số đó đã là 298 triệu và đến tháng 6 năm 2009 dân mạng Trung Quốc đã đạt khoảng 338 triệu người. Dân mạng phần lớn là thanh niên và tráng niên, chỉ cần 10-30% số dân mạng bị huyễn hoặc là đã có từ vài chục triệu người đến trăm triệu người. Mạng Milchina.com ngày 26/02/09 và Nam phương chu mạt số đặc biệt tháng 02/2009 có một số nhận định sau: "Hiện nay ngoài 7 đảo (bãi đá ngầm) do Trung Quốc khống chế và đảo Ba Bình (Trung Quốc gọi là Thái Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa) do Đài Loan đóng giữ ra, tổng cộng có 42 đảo (bãi đá ngầm) bị các quốc gia khác chiếm đóng. Đã hình thành cục diện vũ trang cát cứ chiếm đóng quân sự “4 nước 5 bên” và có xu thế kéo dài. Trong tranh cướp Trường Sa (Nam Sa), Việt Nam thể hiện tích cực hơn, có qui hoạch, đã phân chia lãnh hải Trường Sa thành hơn một trăm vùng đấu thầu dầu khí. Mấy năm gần đây Việt Nam không ngừng cùng các nước Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức v.v. không ngừng ký hợp đồng thăm dò dầu khí, ý đồ nhấn mạnh sự chiếm hữu thực tế đối với Trường Sa. Chỉ nửa đầu năm 2006, Tổng Công ty dầu khí Việt Nam đã khai thác 12,37 triệu tấn dầu khí, trong đó 8,6 triệu tấn dầu thô và 3,765 tỷ m3 khí, xuất khẩu đạt 4,14 tỷ USD. Các học giả trong nước nói chung cho rằng Việt Nam là đối thủ nguy hiểm nhất và cũng là khó giải quyết nhất trong tranh chấp với Trung Quốc tại Trường Sa. Trên thực tế Việt Nam là quốc gia duy nhất đề xuất có chủ quyền toàn bộ với quần đảo Trường Sa và cũng là kẻ được lợi lớn nhất trong cuộc tranh giành Trường Sa, có dã tâm lớn nhất, và cũng tạo thành uy hiếp lớn nhất đối với Trung Quốc. Ở miền tây Trường Sa, Việt Nam đóng 1 tiểu đoàn 600 quân và thiết lập Bộ chỉ huy trên đảo Trường Sa (Nam Uy) Khu vực chiếm đóng của Việt Nam trên Trường Sa đã hình thành một vùng chuỗi đảo, từ đảo Song Tử Tây (Nam Tử) đến đảo An Bang (An Bà Sa Châu) dài khoảng 230 hải lý, trong đó tại 29 đảo có quân đội đóng giữ. Có tin, hải quân Việt Nam đang đóng 30-40 chiến hạm, đồng thời chuẩn bị đầu tư 3,8 tỷ USD xây dựng một quân cảng lớn tại vùng Đông bắc, thay thế một loạt rada cảnh giới tầm xa nhằm tăng cường lực giám sát khống chế vùng lãnh hải nam Biển Đông của Trung Quốc. Ngoài ra Nga còn cung cấp cho Việt Nam kỹ thuật chi tiết sản xuất tên lửa chống hạm tầu tốc độ siêu âm kiểu SS-N-26, đây là loại tên lửa chống hạm tầu tiên tiến nhất của Nga. Các trang mạng này cũng điểm qua hiện diện của một số bên khác như Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Đài Loan tại Biển Đông để rồi kết luận: Trung quốc phải chuẩn bị “mềm rắn cùng thi hành, tiên lễ hậu binh”. Khi lễ không có hiệu quả thì phải dùng binh, nhưng binh không phải chỉ là đánh nhau mà còn chỉ vận dụng sức mạnh tổng hợp của đất nước. Các học giả trong nước nói chung cho rằng Việt Nam là đối thủ nguy hiểm nhất và cũng là khó giải quyết nhất trong tranh chấp với Trung Quốc tại Trường Sa. Có thể dự đoán, trong tương lai tại Trường Sa, Việt Nam sẽ không ngừng hành động gặm nhấm tài nguyên, củng cố những nơi đã chiếm đóng trong đó ý đồ quốc tế hóa của họ không mất, tình hình quần đảo Trường Sa còn rất phức tạp. Các trang mạng khác - "Việt Nam đáng cảnh giác, trong tranh chấp Nam hải (Biển Đông) tích cực nhất là làm nhiều nói ít” (Trung Quân võng ngày 06/50/09). - "Việt Nam quyết ý chống Trung Quốc: mua tầu ngầm Nga, tham quan hàng không mẫu hạm Mỹ” (milchina.com ngày 09/05/09). - "Việt Nam rất tức giận, hậu quả nghiêm trọng! Trung Quốc là chàng câm ăn phải hoàng liên!”(Trung Quân võng ngày 22/05/09) - "Việt Nam ăn sống Trung Quốc, chuẩn bị chiếm thêm mấy đảo nữa của Trung Quốc” (milchina.com ngày 23/05/09) - “Thu hồi các đảo bãi đá ngầm bắc quần đảo Nam Sa(Trường Sa), xây dựng nhóm hàng không mẫu hạm không chìm của Trung Quốc (đáng chú ý: bài viết phân tích và đưa ra nhiều số liệu vê vị trí địa lý…của một số đảo trên quần đảo Trường Sa mà Việt Nam, Philippines… đang chiếm giữ) - “Trung Quốc cứng rắn ra lệnh ngừng đánh cá đã 12 ngày mà không có ai dám trái ý Trung Quốc”, “Chỉ cần Trung Quốc đằng hắng một cái là các nước nhỏ Đông Nam Á sợ ”( Trung Quân võng ngày 25/05/09) - “Tin tức tốt: kế hoạch quân sự của Trung Quốc đả kích Việt Nam đã từng bước thực hiện”(bài viết cho biết đã có lý để ra quân và dự đoán chiến tranh sẽ xảy ra trước sau năm 2013) - “Hai bờ nhất trí đối ngoại: Chủ quyền Tây Sa (Hoàng Sa) không có việc cho người Việt Nam”( Trung Quốc và Đài Loan nhất trí). - Ngày 5/7/09, “Hoàn cầu thời báo” Trung Quốc đưa tin: “92% dân mạng Trung Quốc tán thành dùng vũ lực giải quyết vấn đề Nam hải (Biển Đông)” - Ngày 11 tháng 12 năm 2009, mạng Trung Hoa võng(China.com) đăng hai bài “Chính sách Việt Nam điều chỉnh gấp-Chuẩn bị lực lượng giành lấy Nam hải (Biển Đông) và “Tranh chấp ở Nam Hải (Biển Đông) có xu thế ngày càng phức tạp dùng vũ lực để thu hồi đã thành sự lựa chọn duy nhất” với dã tâm hừng hực và tính toán mọi bề, mũi nhọn dường như muốn chĩa thẳng vào Việt Nam. * Một câu hỏi không thể không đặt ra sau khi đọc các thông tin trên: sắp tới Trung Quốc có thể làm gì tại Biển Đông?
|