Home Tin Tức Thời Sự Khuynh hướng tôn giáo ngày nay của người dân Hoa Kỳ ra sao?

Khuynh hướng tôn giáo ngày nay của người dân Hoa Kỳ ra sao? PDF Print E-mail
Tác Giả: Hồng Quang   
Chúa Nhật, 13 Tháng 12 Năm 2009 10:19

Cali Today News - Cũng như Trăng Rằm Trung Thu giờ đây được nhiều nền văn minh phương Đông xem là lễ lạc của trẻ em,

 Christmas Day không còn mang sắc thái của đạo Thiên Chúa, đó là dịp nghỉ ngơi, quay quần bên gia đình cuối năm của nhiều người trong nhiều quốc gia trên thế giới.

Phút nghỉ ngơi của các ông già Noel. Photo courtesy: Reuters

Nhưng tận bản chất, “Vinh danh Thiên Chúa trên Trời” vẫn là lễ của người theo đạo Công Giáo. Hoa Kỳ là xứ có nhiều sắc dân nhất trên thế giới, cũng là nơi tập trung nhiều khuynh hướng tôn giáo đa dạng nhất. Ngày nay, bộ mặt tâm linh của người dân Mỹ ra sao?

Đại đa số người Mỹ tự nhận mình là theo Công giáo (Christian) chiếm tới 76% tỉ lệ dân số, nhưng cũng có trên 4% dân số theo đạo Phật, Ấn giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo và khoảng 15% dân số tự nhận không có khuynh hướng tôn giáo nào rõ rệt.

Theo hiệp hội American Religious Idenfitication Survey, trong lúc chỉ có 59% người Mỹ sống ở các tiểu bang miền Tây tin vào sự hiện hữu của Chúa Trời thì trong các tiểu bang miền nam, con số này lên tới 86%.

Nhưng hiện nay, người ta quan sát thấy có hiện tượng “hòa nhập” hay “kết nối” (mix-and-match) về tôn giáo của nhiều người Mỹ. Đã có nhiều người đến tham dự các lễ cúng tôn giáo không phải của mình. Viện Pew Forum on Religion and Public Life mới đây cho thấy người Công giáo Hoa Kỳ đã hòa nhập thêm các niềm tin phương đông và trào lưu New Age.

Trong vòng 3 thập niên qua, số người Mỹ có khuynh hướng tôn giáo “ngã về phương Đông” tăng vọt. Có 24% các tín hữu Thiên Chúa cho hay họ tin vào sự luân hồi hay tái sinh và người Mỹ đến các địa điểm tôn giáo khác với địa điểm thông thường, đó là các địa điểm của các tôn giáo khác, và hiện tượng này ngày càng tăng.

Có khoảng 1/3 người dân Mỹ nói họ thường xuyên hay thỉnh thoảng tham dự các lễ tôn giáo tại nhiều nơi và có khoảng ¼ dân số Mỹ nói có khi họ đến một “nơi hành lễ tôn giáo hoàn toàn khác với tôn giáo của họ”.

Alan Cooperman, Giám Đốc nghiên cứu của Viện Pew cho hay: “Có hiện tượng khá lạ lùng là người Mỹ ngày nay hòa nhập các niềm tin tôn giáo khác và ngay cả cử hành lễ lạc một tôn giáo khác. Họ cho đó là chuyện tất nhiên”.

Đạo Phật và các truyền thống tâm linh phương đông đã ảnh hưởng đến ¼ số người Mỹ có khuynh hướng tôn giáo. Họ tin vào luân hồi, vốn là đặc điểm nổi bật của Phật giáo và Ấn giáo, họ tập Yoga và thậm chí có nhiều người tin là trong núi, cây cỏ hoa lá cũng có “năng lượng tinh thần” và họ tin vào mệnh số con người là do vận hành của các ngôi sao.

Đồng thời người Mỹ cũng rất chú ý đến các “quyền lực siêu nhiên”. Kết quả nghiên cứu của viện Pew cho thấy có đến 29% người Mỹ cho là họ “đã từng giao tiếp với cõi âm”, có 18% cho hay “đã từng thấy ma”, có 15% tìm ý kiến hay lời khuyên của bậc lãnh tụ tâm linh.

Ngoài ra có 26% tin là “cỏ cây cũng có năng lượng tinh thần”, có 25% tin vào tử vi, có 24% tin vào hiện tượng luân hồi trong cuộc sống, có 23% tin vào ích lợi của Yoga và các thế tập phương đông rất huyền bí và 16% tin vào “quyền lực của quỷ”, tức là khả năng ếm bùa chú hại người khác của một số phù thủy.

Trong quyển sách “God Is Not Great”, tác giả Christopher Hitchens viết: “Tôn giáo không còn tự chứng minh mình là đúng đắn duy nhất. Nhờ phát minh kính viễn vọng và kính hiển vi của nhân loại, tôn giáo đã không thể cung cấp những giải lý cho bất cứ chuyện quan trọng nào. Chúng ta đang cần có một sự Hiểu Biết mới (a renewed Enlightenment) và dựa trên nền tảng là vẫn phải nghiên cứu con người đầy đủ trước”.

Khuynh hướng hòa nhập các nguồn minh triết Đông phương hiện nay của nhiều người Mỹ chính là con đường đi tìm sự “cắt nghĩa toàn vẹn con người”, trong niềm tin tôn giáo của họ. Con người luôn tìm cách xích lại gần nhau, ngay cả trong lãnh vực sâu kín nhất về các ước vọng hay suy nghĩ muôn đời về các vấn đề vô thể tính.