Home Tin Tức Thời Sự Người Thụy Sĩ muốn cấm xây đền Hồi giáo

Người Thụy Sĩ muốn cấm xây đền Hồi giáo PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC   
Thứ Hai, 30 Tháng 11 Năm 2009 10:20

Cử tri Thụy Sĩ ủng hộ lệnh cấm qua trưng cầu dân ý nhưng chính phủ phản đối

Các cử tri Thụy Sĩ đã ủng hộ một đề nghị cấm xây đền thờ Hồi giáo qua trưng cầu dân ý.

Hơn 57% cử tri tại 22 trong số 26 tỉnh đã bỏ phiếu ủng hộ lệnh cấm.

Đề nghị đã được Đảng Nhân dân Thụy Sĩ, đảng lớn nhất trong quốc hội đưa ra vì họ cho rằng đền thờ là dấu hiệu của sự Hồi giáo hóa.

Chính phủ Thụy Sĩ phản đối lệnh cấm và nói rằng nó ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của Thụy Sĩ, nhất là trong thế giới Hồi giáo

Nhưng ông Martin Baltisser, Tổng Thư ký Đảng Nhân dân Thụy Sĩ nói với BBC: "Đây là cuộc bỏ phiếu phản đối đền thờ Hồi giáo như biểu tượng của quyền lực Hồi giáo."

Không thân thiện

Cuộc trưng cầu dân ý về việc cấm xây dựng các tháp giáo đường Hồi giáo cho , Roger Hardy, phân tích viên của BBC nói, cho thấy sự thiếu thân thiện thường trực trong mối quan hệ giữa châu Âu và các nước Hồi giáo.

Điều này có thể chứng tỏ Thụy Sĩ là một trường hợp đặc biệt ở châu Âu.

Đúng là đất nước này có một nền dân chủ phổ thông đặc thù – và Thụy Sĩ cũng chỉ có khoảng 320 nghìn người Hồi giáo, chiếm khoảng 3 – 4% dân số.

Nhưng không chỉ có Thụy Sĩ, nơi có sự hiện diện của các cộng đồng Hồi giáo là có ý kiến theo hướng này.

Hàng loạt những cuộc tranh luận từ tác phẩm của Rushdie 20 năm trước đến hàng trăm tranh cãi về các biếm họa của Đan Mạch miêu tả tiên tri Mohamed đã phản ánh về cảm nhận không thân thiện của nhiều người châu Âu đối với sự có mặt của những người Hồi giáo sau này.

Nó không còn giới hạn ở một vài tờ báo khổ nhỏ hay ở vài đảng cánh hữu có tính bài ngoại.

Nó là nỗi ám ảnh về người hồi giáo lan rộng ra rất nhiều lĩnh vực.

Phản đối

Tôi bị sốc bởi quyết định này. Nó cho thấy sự thiếu bao dung và tôi rất ghét sự thiếu bao dung.
Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner

Kể từ cuộc tấn công 911 tại Hoa Kỳ và nổ bomb khủng bố ở Madrid và London, Hồi giáo luôn bị cảnh giác như một mối đe dọa về an ninh.

Họ không được xem là kháng chiến để đi đến thống nhất mà được xác định là kẻ đi áp đặt các giá trị về Hồi giáo lên các cộng đồng người Thiên chúa giáo hoặc các giáo phái tin ở chúa Kito tại phương Tây.

Các chính quyền lo lắng về việc làm sao có thể vừa ổn định một xã hội hài hòa, vừa có những quan hệ tốt với chính quyền Hồi giáo bên ngoài, và điều này là rất khó.

Đối với nhiều người trong số khoảng 15 triệu người Hồi giáo ở Tây Âu, cuộc bỏ phiếu của Thụy Sĩ có vẻ một lần nữa là một tín hiệu – điều mà các nhà cầm quyền có thể nói – đơn giản là người Hồi giáo không được chào đón!

Trong khi đó các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới đã chỉ trích cuộc trưng cầu dân ý của Thụy Sĩ.

Vatican cùng các nhà lãnh đạo Hồi giáo ở Indonesia, Ai Cập, cũng như Thụy Sĩ đã lên án cuộc bỏ phiếu và coi đó là đòn giáng và tự do tôn giáo.

Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner nói ông bị sốc và hy vọng Thụy Sĩ sẽ thay đổi quyết định.

Ông nói: "Tôi bị sốc bởi quyết định này. Nó cho thấy sự thiếu bao dung và tôi rất ghét sự thiếu bao dung,'' ông Kouchner nói với đài RTL của Pháp.

"Tôi hy vọng Thụy Sĩ sẽ nhanh chóng đảo ngược quyết định này."