Cầu Cần Thơ hợp long |
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm |
Thứ Năm, 26 Tháng 11 Năm 2009 22:48 |
Cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á đã hợp long sáng nay, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cầu Cần Thơ cũng là nơi để lại ký ức buồn của ngành xây dựng Việt Nam với vụ sập nhịp dẫn năm 2007. Sáng nay, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận và Liên doanh nhà thầu Nhật tổ chức lễ hoàn thành thi công dầm hộp thép cầu Cần Thơ. Đây là sự kiện rất có ý nghĩa của người dân khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long bởi ước mơ bao đời nối liền 2 bờ sông Hậu của họ đã thành hiện thực. Cầu Cần Thơ sau khi hoàn thành sẽ phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Nam sông Hậu với trên 16 triệu dân, tăng cường giao lưu giữa TP HCM với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Người dân sẽ không còn phải "lụy phà" và tốn nhiều thời gian để lưu thông qua lại giữa 2 bên bờ sông Hậu. Toàn cảnh cầu nhìn từ phía bờ Cần Thơ. Ảnh: Phương Thư.
Dầm thép cuối cùng khi chuẩn bị được lắp đặt vào nhịp giữa. Ảnh: Phương Thư. Tính từ lúc khởi động dự án vào năm 1996, đến nay đã gần 13 năm, cầu Cần Thơ mới được chính thức nối liền 2 bờ sông. Dự kiến, cầu Cần Thơ sẽ được khánh thành và đưa vào sử dụng vào cuối tháng 3/2010. - Ngày 25/9/2004, cầu Cần Thơ được khởi công xây dựng. Toàn tuyến dự án dài 15,85km với điểm khởi đầu tại km2061 trên quốc lộ 1 (thuộc huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long), vượt qua sông Hậu ở cách bến phà Hậu Giang về phía hạ lưu 3,2km, nối trở lại quốc lộ 1 tại km2077 (thuộc quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Công trình có tổng mức đầu tư 4.832 tỷ đồng (thời điểm 2001) bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật và vốn đối ứng của chính phủ VN (khoảng 15%). Theo dự kiến, công trình sẽ kết thúc sau 50 tháng xây dựng, tức hoàn thành vào tháng 12/2008. - Ngày 1/8/2007, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận và các nhà thầu Nhật Bản tổ chức kéo sợi dây văng đầu tiên của cầu Cần Thơ lên trụ tháp phía bờ bắc thuộc tỉnh Vĩnh Long. Theo dự kiến, việc căng cáp văng được thực hiện trong 12 tháng. - 8h ngày 26/9/2007, trong lúc đang thi công cầu Cần Thơ gặp sự cố nghiêm trọng, sập toàn bộ hai nhịp cầu dẫn dài 90m phía bờ Vĩnh Long tại các trụ P13, P14 và P15, làm 54 người chết và 80 người bị thương. Sự cố xảy ra tại gói thầu số 2 do liên doanh của ba nhà thầu Nhật Bản là Taisei, Kajima và Nippon Steel đang thi công. - Ngày 25/8/2008, sau gần 10 tháng công trình cầu Cần Thơ bị gián đoạn, liên doanh nhà thầu Nhật Bản xây dựng gói thầu số 2 (cầu chính) chính thức khởi động xây dựng lại cầu Cần Thơ bằng việc tổ chức thi công phần trụ tạm tại khu vực từ trụ P13 đến trụ P15, nơi xảy ra sự cố sập thương tâm. - Ngày 12/6, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận và nhà thầu Nhật, đơn vị thi công nhịp chính gói thầu số 2, tổ chức thi công lắp đốt dầm thép đầu tiên của nhịp chính cầu Cần Thơ. Đoạn còn lại của nhịp cầu chính giữa sông Hậu, dài 210m, sẽ được lắp đặt bằng 20 đốt thép, trước khi tiến đến hợp long cầu Cần Thơ. - 9h30 ngày 3/10/2009, tấm dầm bê tông thép cuối cùng, rộng 7 mét, nặng 85 tấn được nâng lên và đặt vừa khít mặt cầu. Cầu Cần Thơ được nối liền một dải trong niềm vui chung của hàng trăm kỹ sư, công nhân Nhật - Việt. - Ngày 31/3/2010, dự kiến cần Cần Thơ sẽ chính thức thông xe và đây cũng chính là cây cầu cuối cùng trên con đường xuyên Việt từ Bắc đến Nam. Cầu Cần Thơ sẽ hoàn thành vào đầu năm 2010 Sự cố sập 2 nhịp dẫn cầu làm 54 người chết và 80 người bị thương là một trong những nguyên nhân khiến cầu Cần Thơ chậm hơn kế hoạch ban đầu 1 năm 3 tháng. Dự kiến đến tháng 3/2010, cây cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á này sẽ hoàn thành. Nơi để xảy ra sự cố làm sập 2 nhịp dẫn vào ngày 26/9/007 gồm trụ 14 và trụ 15 được xử lý bằng cách cắt tận gốc thân trụ và đã bắt đầu thi công trở lại vào 1/9/2008. Đến nay đã hoàn thành việc khoan đổ bê tông 15% trụ chính vĩnh cửu và 7/16 trụ tạm thời. Mỗi trụ tạm có đường kính 1,5 mét và sâu 75 mét. Các cọc nhồi mới này được khoan kế bên trụ để đảm bảo cân đối với mặt cầu. Diện tích chân trụ được mở rộng và thêm 2 cọc ở mỗi trụ. Phương pháp này giúp móng trụ vững gấp 2 lần so với thiết kế thi công ban đầu. Cầu Cần Thơ đang tiếp tục được thi công trở lại. Ảnh: Công Lũy. Còn gói thầu chính số 2 do các nhà thầu Nhật Bản trực tiếp thi công là cầu chính vượt sông Hậu đã hoàn thành gần 70% khối lượng công trình. Theo ông Nguyễn Thế Vương, trợ lý tư vấn giám sát công trình thì hiện nay nhà thầu đã tăng cường tiến độ thi công. Nhịp cầu chính vượt sông được thi công bằng phương pháp đúc hẫng với tiến độ mỗi tháng 8 đốt (mỗi bên 4 đốt), mỗi đốt dài 4 mét. Hiện nay đã hoàn thành 24 đốt trên 70 đốt cả thảy. Tháng 9/2007, cầu Cần Thơ đang được xây dựng thì bị sập nhịp dẫn cầu chính làm 54 người chết và 80 người bị thương. Toàn bộ công trình đã bị đình chỉ thi công hơn 1 năm. |