Home Tin Tức Thời Sự Hội thảo quốc tế về Biển Đông

Hội thảo quốc tế về Biển Đông PDF Print E-mail
Thứ Tư, 25 Tháng 11 Năm 2009 13:15

Báo chí trong nước hầu như không nhắc gì tới hội thảo này.

 
 Nhiều chuyên gia uy tín về vấn đề Biển Đông đã được mời tham dự hội thảo

 Các chuyên gia trong và ngoài nước đã tới Hà Nội tham dự hội thảo quốc tế đầu tiên về Biển Đông do Việt Nam tổ chức.

Đây được xem như một trong các nỗ lực quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông của Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với các động thái mới của các nước liên quan.

Báo chí trong nước hầu như không nhắc gì tới hội thảo này.

Hội thảo "Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực" do hai cơ quan Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức.

Hàng chục học giả, chuyên gia có uy tín về luật pháp quốc tế và các vấn đề khu vực từ nhiều cơ quan nghiên cứu và trường đại học trên thế giới được mời tham gia hội thảo diễn ra trong hai ngày 26/11-27/11.

Giáo sư Carlyle Thayer, một trong các đại biểu, nói với BBC: "Trước thái độ ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc tại Biển Đông, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tăng cường vận động ngoại giao và đây là một trong các sáng kiến của Hà Nội".

"Tôi nghĩ họ trông đợi hội thảo này sẽ đưa ra được những ý tưởng chung về các hoạt động của Trung Quốc cần được kiềm chế như thế nào, hoặc chuyển thành cơ chế hợp tác như thế nào, bởi vậy chủ đề chính của hội thảo là hợp tác."

"Đây là cách Việt Nam không gây áp lực trực tiếp mà thông qua người khác gây áp lực (với Trung Quốc)."

Về phía Việt Nam, trong hội thảo lần này có mặt một số nhà nghiên cứu như chuyên gia về Trung Quốc Dương Danh Dy, chuyên gia luật Hoàng Việt, nhà sử học Nguyễn Nhã.

Một chi tiết đáng chú ý, là trong danh sách khách mời có cả học giả Trung Quốc và Đài Loan, điều luôn bị coi là "tế nhị" vì Trung Quốc luôn tuyên bố Đài Loan là một tỉnh của mình.

Hợp tác Biển Đông

Trong hai ngày hội thảo, các chuyên gia sẽ nghe và bàn các tham luận được chuẩn bị công phu, xoay xung quanh chủ đề an ninh và các tranh chấp tại Biển Đông.

Việt Nam đóng góp bốn tham luận, trong có bài về Ký kết Tuyên bố chung về Quy tắc ứng xử trên Biển Đông của tác giả Tr̀ân Trường Thủy từ Chương trình Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao.

 Giáo sư Carl Thayer : Đây là cách Việt Nam không gây áp lực trực tiếp mà thông qua người khác gây áp lực (với Trung Quốc).

Giới quan sát nhận định các nỗ lực quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông như thế này chắc hẳn sẽ không làm vừa lòng Bắc Kinh, vốn chủ trương giải quyết bất đồng thông qua đàm phán tay đôi với các nước liên quan.

Theo Giáo sư Carl Thayer, Việt Nam đang đóng vai trò đi đầu các quốc gia Asean trong việc thúc đẩy tiến trình tìm kiếm giải pháp vốn ngưng trệ từ khi các bên ký Tuyên bố chung về Quy tắc ứng xử năm 2002.

Tuy nhiên, ông nói Trung Quốc là nước có tiếng nói quyết định.

"Trung Quốc nắm trong tay tất cả các lá bài: có hải quân hùng mạnh nhất, có quyền lực ngoại giao lớn nhất. Một mình Việt Nam không thể làm được gì"

Ông Thayer cho rằng những hoạt động như hội thảo lần này là cơ hội để Việt Nam thu hút ủng hộ của quốc tế cho một giải pháp Biển Đông.