Lễ kỷ niệm lần thứ 20 bức tường Bá Linh sụp đổ: Những kỷ niệm của một hàn gắn |
Tác Giả: Sabine Syfuss-Arnaud/Hồng Lĩnh (lược dịch) |
Thứ Hai, 09 Tháng 11 Năm 2009 08:29 |
Đêm ấy, mọi việc đã có thể xảy ra. Trực diện với những lính gác ban đầu do dự nổ súng, đám đông ngơ ngác vượt qua bức màn sắt khoan khoái. Hai mươi năm sau, những ai, đã sống những khoảng khắc phi thường ấy, hôm nay vẫn còn rung động. Nhân chứng Angela Merkel Vào lúc 16 giờ 23 phút, màn đêm vừa rơi xuống. Thứ năm mồng 9 tháng 11 năm 1989; Angela, vật lý gia 35 tuổi dân Đức, rời phòng thí nghiệm của đại học đường khoa học Bá Linh. Về tới nhà, bà mở vô tuyến truyền hình. Khiếp đảm: một hào trưởng của Đông Đức tuyên bố trên màn ảnh, không thêm gì khác, từ nay trở đi không cần giấy phép nào nữa để qua Tây Đức. Thật khó tin: bức tường, cắt đôi Bá Linh từ 28 năm qua, không thể vượt qua được. Tất cả toan tính vựơt qua không có giấy phép đều được xem là tẩu thoát và có thể kết cục bằng các loạt súng bắn đi từ các vọng gác. Khoa học gia này gọi điện thoại ngay cho mẹ đang sống tại Templin của Đông Đức, Templin cách bắc Bá Linh một trăm cây số. Mẹ và con đã hứa chia nhau một mâm sò huyết ở Tây Đức, ngay khi cánh cửa được thật sự mở ra. Như tất cả mỗi tối thứ năm, Angela sau đó đi tắm Sauna với mẹ. Vừa ra khỏi cửa, bà sửng sốt thấy một biển người dính liền với nhau gần trạm gác biên giới đường Bornholmer.Ngay lúc ấy bà đã nhận ra được là có thể vượt qua Tây Đức, và nhập ngay vào đám đông. Câu chuyện còn lại thời như ai đã biết. Vật lý gia trẻ tuổi, Angela Merkel, từ khi trờ thành thủ tuớng Đức quốc thống nhất, đã nhiều lần kể cho báo chí: "Ở phía bên bên kia, người ta cho phép chúng tôi gọi điện thoại miễn phí và cho chúng tôi uống bia. Không khí thật phi thường». Thật thế, đêm mồng 9 rạng mồng 10 thật là phi thường. Chỉ trong vài giờ, Bá Linh, thủ đô của chíến tranh lạnh, bị khóa chặt từ 13 tháng 8 năm 1961, tự giải phóng, trước ngạc nhiên của tất cả mọi người. Cũng giống như Angela Merkel, hàng ngàn ngừơi Đông Đức nghe tin không thể nghĩ tới và, ngờ vực, tiến về bức tường. Trước làn sóng người lớn dần, một số lính gác biên giới ngần ngại nổ súng, rồi đồi ý không nổ súng. Vào lúc 21.30 giờ, phép lạ: "Đường Bornholmer, một trong chín điểm qua lại của Bá Linh, chịu khuất phục trong bất bạo động. Rào cản tự nhấc lên và để cho các bộ hành đi qua với một con dấu đóng lên thông hành. Các giờ tiếp theo sau, các điểm qua lại tự mở ra, từ điểm nầy rồi tới điểm khác. Nửa đêm dân chúng Bá Linh nhảy múa trên bức tường, tại cửa Brandebourg, tựơng trưng của các tuợng trưng bức màn sắt. Vào đêm giá lạnh ấy, có cả hàng trăm người qua Tây Đức, một số với cái áo choàng lên bộ đồ ngủ. "Die Mauer ist weg!": Bức tường đã đổ! (hay bức tường đã đi tàu suốt)! Bá Linh trở thành thủ đô của tự do. Chiến tranh lạnh hạ màn. Suốt cả đêm, đoàn người lả lướt bên nhau, ôm chồm lấy nhau, uống bia và rượu bọt (mousseux) qua la hét: "Wahnsinnig!" (ra điên rồi!). Trên các đường phồ đông nghẹt, giữa đám đông, có hiện diện của một ông François Fillon (TT Pháp hiện nay, bí chú của người lược dịch), hôm ấy tới tham giữ một hội thảo bàn về OTAN. Trên Kurfurstendamm, đại lộ Champs-Elysées của phương Tây, có vô số đám nghẹt đường, giữa một hòa tấu tiếng còi Trabant inh ỏi, mang bảng số DDR (RDA) DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐỨC. Những nhát búa đầu tiên dộng vào con quái vật cốt sắt xi măng (béton) chia cắt thành phố. Một nghề mới ra đời: Mauerspecht: Chim mỏ kiến bức tường (pivert du Mur). Tại trạm kiểm soát Charlie, điểm qua lại nổi tiếng, tới lúc ấy dành cho người ngoại quốc, dân Đông Đức tràn ngập sau nửa đêm. Người nầy tới thở không khí của tự do, một nguời khác kiểm soát xem rạp chiếu bóng đã tới vào hôm trước của lúc bức tường đóng cựa luôn còn đó không Patron de l’Eden, một hộp đêm của tây Bá Linh, công tử củ (play-boy) Roif Eden tối hôm ấy đang dùng cơm tại Paris. Ông ta nhớ lại: "Tôi nhận được một cú điện thoại hoảng hốt của người quản lý của tôi". "Những đám đông tới từ phía Đông muốn vào. Tôi bảo ông ta đón tiếp tất cả và mời họ dùng bia". Hàng ngàn ngươi thợ mỏ tây Bá Linh, phần đông còn trẻ, cũng nhào tới bức tường, họ chỉ biết có lính tráng, tay cầm súng, và tiếng la hét chó má. Nhưng, trong một thành phố có tiếng ngủ sớm, phần đông những kẻ ở nhà, đã vào giường, hay dán vào màn truyền hình của họ. Sau nầy một tờ báo mỉa mai vai trò của cuộc đấu bóng tròn giữa Stuttgart-Bayern đuợc chiếu vào tối ấy. Sống tại chân bức tường hay truớc màn ảnh, nỗi xúc động thật rộng lớn. Helmut Schmidt, cựu thủ tướng, khóc trong phòng khách của ông ta tại Hambourg. Tại Franfurt, nữ ca sĩ dễ hờn Nina Hagen nức nở sau khi ra khỏi buổi ca nhạc do cô ta vừa trình diễn xong. Đối với Roland Merstens, công chức cao cấp Đức cự ngụ tại Sarre, rất gần biên giới Pháp, sự sụp đổ của bức tường còn đảo lộn hơn nữa. Vào tháng 10 năm 1961, vào tuổi 19, ông ta đã trốn thoát khỏi Đông Đức, nấp trong một chiếc tàu lửa. Ngày mồng 9 tháng 11 năm 1989, ông khui chai Champagne, "biết bao nhẹ nhõm và không có đổ máu". Dầu cho huyên náo tới đâu đi nữa, một số người không được chứng kiến biến cố này. Helmut Kohl, thủ tướng hồi ấy, đang thăm viếng Ba Lan, chỉ đuợc thông báo vào cuối bữa cơm chính thức, vào nửa đêm. Michael Gorbatchev, đã thiu thiu ngủ, chỉ được thông báo vào ngày hôm sau. Tại Moscow, một trong những nhà ngoại giao của tòa đại sứ Đức, Reinhard Schafers, hôm nay đại sứ tại Paris, cũng đi "bên cạnh cuộc đời". "Máy điện báo của hãng thông tấn Đức DPA bị hỏng, và hãng thông tấn Liên Xô không loan báo, lẽ đương nhiên, gì hết", ông ta bảo thế. Khoảng 23 giờ, ông ta tới tòa đại sứ Pháp cho một cuộc họp làm việc. "Tại chỗ ấy cũng không, không ai nói tới biến cố này. Tôi chỉ biết vào sáng mai. Nguời ta hội hè trên bức tường: tôi không tin lỗ tai của mình nữa" Riêng về bộ tư lệnh của RPR (Rassemblement pour la République= Tập Hợp Cho Cộng Hòa)- với Chirac, Pasqua..- vào giờ phút lịch sử, họ hội họp tại Colombey-les-Deux-Eglises để tưởng niệm tuớng De Gaulle. "Chính những nhà báo, tò mò các phản ứng của chúng tôi, đã loan báo cho chúng tôi khi chúng tôi tới nhà ga xe lửa của phía Đông", Ông Jacques Toubon nhớ lại. "Chúng tôi sửng sốt". Ở cuối đường bên kia trái đất, nhà thực hiện Wim Wenders đang ở trong xe Bus Úc, không có tờ báo không có truyền hình, chỉ có một cái điện thoại-fax hay trở chứng. Tác giả của cuốn phim-phụng thờ: Những Cánh của ham muốn, tại Bá Linh chia cắt, cuối cùng nhận đuợc từ một ngừơi thân hai tấm ảnh mờ, trong đó người ta ngất ngưỡng trên bức tuờng. Thứ 6 mồng 10 tháng 11, tại Bá Linh, các đám đông đổ ra từ Đông. Nhiều người lang thang bụi bờ, nhưng Angela Merkel không làm thế. Bà trờ về nhà vào lúc 2 giờ sáng. "Ngoan ngoãn", bà đính xác. Vào lúc 8 giờ, như thương lệ, Bà đã ngồi tại văn phòng. Đối với thế giới, thành phố đang hoan hỉ vui mừng này là cục nam châm. Các hãng hàng không bị quá tải. Simone Weil vào phút chót tìm được, nhờ một bạn nhà báo, một chỗ trong một máy bay tự nhân. Chính là trong chiếc phản lực cơ của ông bạn Antoine Riboud, chủ của Danone, mà Mstislav Rostropovitch cũng rời khỏi Paris, tại đó ông ta sống kiếp tha hương, để đi Bá Linh. Ông ta nhờ Taxi dẫn tới trạm kiểm soát Charlie, để chơi nhạc của Bach. "Chỉ có nhạc Bach để bày tỏ lời nguyện cám ơn ấy mà tôi muốn dâng lên Chúa". Ông ta, bị chiến tranh lạnh đuổi khỏi quê hương Nga của mình, vinh danh "Tự do được tìm lại", sau đó trở lại nước Lục Lăng (nước Pháp đuợc gọi là Hexagone = Lục Lăng). Ông ta chỉ ở lại trên đất Đức ba giờ. Cùng ngày thứ sáu ấy, lối đi qua bức tường đầu tiên được đục ra, phiá bắc ngang với con đường Bernauer. Những máy ủi và cần cẩu mở một lỗ rộng cho bộ hành. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tất cả các dụng cụ đã có ở tại chỗ, vì sau một vụ đổi chác đất đai, được định đoạt vào năm 1988, giữa Tây và Đông, Cộng Hòa Dân Chủ Đức đang xây dựng một khúc tường mới - ông Gerhard Salter kể lại. Cái mà các thợ xây làm xong ngày mồng 9, họ lại phá sập vào ngày mồng 10. Trong ấn bản cuối tuần, nhật báo Berliner Zeitung, tiếng nói của RDA (CỘNG HÒA DÂN CHỦ ĐỨC), tự đắc tại trang đầu: "Họ tới nhìn qua phía Tây và đã trở về". Sự đổ máu đáng sợ đã không xảy ra (CS luôn láo phét, bình phầm của người lược dịch). Nhưng từ thứ sáu tới chủ nhật, hai triệu dân Đông Bá Linh vuợt qua ranh giới cho những cuộc ngao du cùng gia đình. Giống như Frank và Kerstin Rettig, một cặp tuổi 30 thuộc thành phần trung lưu: "Với các con còn nhỏ tuổi, chúng tôi do dự: cuộc đàn áp của những cộng sản Tàu, quảng truờng Thiên An Môn đã ám ảnh chúng tôi. Cuối cùng, chúng tôi đã qua đó, vì sợ cửa biên giới sẽ đóng lại". Họ di chuyển trong những xe bus hoàng tráng mà Tây Bá Linh đã cung ứng. Ngày 11 tháng 11, một lối đi qua rộng rãi được đục trong cửa Brandebourg. Cửa nầy sẽ hoàn toàn đuợc mở vào một ngày trước lễ giáng sinh, đánh dấu sự biến mấy vĩnh viễn của bức tường mà người Đông Đức đã đặt ra biệt danh là bức tường của tự do. Đi xe đạp dọc bức tường Đựơc kiến tạo giữa 2002 và 2006, Mauerweg, con đường của bức tường, chạy dọc biên giới giữa hai Đức quốc. Trải dài 43.7 km trong Bá Linh và 111 kilomètres xung quanh Bá Linh. Từng chặng, từ 7 tới 21 km, người ta có thể gặp những chỗ ghi nhớ, những mảnh hiếm hoi được giữ lại của bức tường, vài chòi gác, những Thánh giá và những tấm biển tưởng niệm các người Đông Đức bị tàn sát trong lúc chạy trốn. Trên đường, những tấm bảng lớn nhắc nhở những giai đoạn đáng lưu ý của bức màn sắt. Được đánh dấu bởi những công viên và những cánh rừng, Mauerweg không bao giờ xa một trạm của xe lửa hệ thống tốc hành vùng RER (Réseau Express Régional, S-Bahn) và cho phép về trung tâm thành phố với xe đạp bằng phương tiện chuyên chở công cộng. |