Việt Nam không bị xếp vào danh sách CPC 2009 |
Tác Giả: Đỗ Hiếu, RFA, Bangkok |
Thứ Tư, 28 Tháng 10 Năm 2009 09:26 |
Bộ Ngoại Giao của Hoa Kỳ có thể có những toan tính chính trị hoặc vì những quyền lợi kinh tế gì đó... Trong phúc trình thường niên phổ biến hôm Thứ Hai, 26 tháng 10 vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố danh sách CPC, tức bản liệt kê các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì không cho phép quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Việt Nam không có tên trong CPC năm nay, cho dù nhiều sự kiện cho thấy chính sách cứng rắn của nhà nước, sử dụng bạo lực, đặc biệt là qua các vụ đàn áp ở Tam Tòa, Bát Nhã, gây phản ứng mạnh trong dư luận và cộng đồng người Việt khắp nơi đều lên tiếng mạnh mẽ, vận động, yêu cầu đưa Hà Nội trở lại danh sách này. Người Việt hằng quan tâm đến thời cuộc, nghỉ sao về tin này, mời quý nghe một số ý kiến do Đỗ Hiếu ghi nhận. Một vị lãnh đạo tinh thần, nhà đấu tranh cho dân chủ, một trong các cây bút của bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận thuộc Khối 8406, từ Huế, Linh mục Phê-Rô Phan Văn Lợi nêu thắc mắc, đồng thời trình bày về hiện tình tôn giáo tại Việt Nam với dẫn chứng rõ ràng qua những sự việc cụ thể xảy ra thời gian gần đây:
Không hiêủ sao mà Bộ Ngoại Giáo của Hoa Kỳ lại không liệt kê Việt Nam vào trong đó (CPC) mặc dầu Việt Nam rất là xứng đáng để mà bị liệt vào, cho nên đây là một lần nữa chúng tôi rất hết sức thất vọng.
Từ ngạc nhiên đến thất vọngLM Phan Văn Lợi : Đó là cái điều làm cho chúng tôi rất là thất vọng bởi vì biết rằng là nếu 21 tháng 10 Hạ Viện của Hoa Kỳ đã đưa ra Nghị Quyết 672 kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải thả các nhà dân báo (blogger) thì trong cái nghị quyết đó và trước đây nữa cái Tổ Chức Nghị Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ đã đề nghị rằng Việt Nam phải được đưa vào lại CPC vì những thành tích đàn áp các tôn giáo ở tại Việt Nam trong những năm qua, những sự kiện rất là nhiều, nào là việc cướp đất đai của các giáo xứ Công Giáo, việc truy đuổi và trục xuất các nhà sư Phật Giáo tại (tu viện) Bát Nhã, rồi việc quản chế tiếp tục nhiều nhà lãnh đạo tinh thần tôn giáo tại Việt Nam. Thế nhưng, không hiêủ sao mà Bộ Ngoại Giáo của Hoa Kỳ lại không liệt kê Việt Nam vào trong đó (CPC) mặc dầu Việt Nam rất là xứng đáng để mà bị liệt vào, cho nên đây là một lần nữa chúng tôi rất hết sức thất vọng. Rồi linh mục Phan Văn Lợi đưa ra kết luận qua câu chuyện với Đài chúng tôi:
Bộ Ngoại Giao của Hoa Kỳ có thể có những toan tính chính trị hoặc vì những quyền lợi kinh tế gì đó của Hoa Kỳ mà lại không theo những đề nghị rất tha thiết không những của người Việt Nam trong nước - ngoài nước mà còn của cả những thân hữu quốc tế của thế giới dân chủ, cho nên một lần nữa chúng tôi hết sức là buồn bã
LM Phan Văn Lợi : Chúng tôi biết rằng là tại Hoa Kỳ các vị trong lập pháp như là nghị sĩ hoặc là dân biểu đều có một thái độ tích cực đối với sự đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam, nhưng mà về hành pháp (thì) Bộ Ngoại Giao của Hoa Kỳ có thể có những toan tính chính trị hoặc vì những quyền lợi kinh tế gì đó của Hoa Kỳ mà lại không theo những đề nghị rất tha thiết không những của người Việt Nam trong nước - ngoài nước mà còn của cả những thân hữu quốc tế của thế giới dân chủ, cho nên một lần nữa chúng tôi hết sức là buồn bã và thậm chí là chúng tôi phản đối cái quyết định của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong lần này. Kế đó, từ vùng đồng bằng Nam Bộ, một chức sắc đạo Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh, bà Chánh Trị Sự Nguyễn Thị Bạch Phụng nhấn mạnh, dù hiện hữu trên đất nước Việt từ ngàn xưa, nhưng từ khi chế độ cộng sản lên cầm quyền thì mọi tôn giáo đều gặp ít nhiều khó khăn: Sự thật về tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt NamBà Nguyễn Thị Bạch Phụng : Tôi có cái cảm nghĩ, khi mà Bộ Ngoại Giao của Mỹ không có đưa Việt Nam trở lại cái danh sách CPC thì điều đó tôi cảm thấy là rất là thiếu thốn, bởi vì Việt Nam từ khi mà (đảng cộng sản) lên lãnh đạo đất nước thì đến ngày hôm nay coi như Việt Nam đã đối với tôn giáo thì hầu như tất cả các tôn giáo trong đất nước Việt Nam như Cao Đài, Phật Giáo hay là Hoà Hảo, hay Thiên Chúa, thì tất cả các tôn giáo đều coi như bị cái sự đàn áp cũng như là khống chế của nhà nước cộng sản Việt Nam.
Việt Nam nói rằng Việt Nam có cho tự do tín ngưỡng cũng như là tự do tôn giáo, có nhân quyền, nhưng sự thật thì mình nhìn thấy cụ thể đó, qua vấn đề Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, cũng như là đối với các nền tôn giáo như Cao Đài chúng tôi thì (nhà nước Việt Nam) gây những khó khăn cho đạo chúng tôi rất là nhiều.
Cái danh sách CPC mà được Bộ Ngoại Giao Mỹ mà đưa Việt Nam trở lại danh sách đó thì tôi nghĩ rằng để cho Việt Nam coi như là rút kinh nghiệm và hiểu rõ hơn về vấn đề tôn giáo. Bởi vì cái sự tự do tín ngưỡng của tôn giáo, người Việt được quyền tự do tín ngưỡng từ mấy ngàn năm nay chớ không phải là mới đây, cho nên nếu mà Việt Nam cho tất cả các tôn giáo được tự do tín ngưỡng thì điều đó có lợi ích cho dân tộc rất là nhiều. Nhưng mà trái ngược lại thì Việt Nam không có cho các tôn giáo tự do tín ngưỡng, mặc dầu Việt Nam nói rằng Việt Nam có cho tự do tín ngưỡng cũng như là tự do tôn giáo, có nhân quyền, nhưng sự thật thì mình nhìn thấy cụ thể đó, qua vấn đề Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, cũng như là đối với các nền tôn giáo như Cao Đài chúng tôi thì (nhà nước Việt Nam) gây những khó khăn cho đạo chúng tôi rất là nhiều. Theo Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Giám Đốc Trường Đào Tạo Cao Đẳng Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam, thì nhà nước luôn khẳng định có tự do tôn giáo nhưng kèm theo nhiều điều kiện:
Thật sự đây là một điều không may mắn cho 85 triệu người Việt trong nước của chúng ta. Cần phải mạnh dạn hơn nữa, cộng đồng ở trong cũng như ngoài nước, mọi giới về tôn giáo hay công nhân, tất cả mọi giới đều phải lên tiếng để ngõ hầu chúng ta còn có một cơ hội được sự quan tâm hơn về vấn đề nhân quyền
MS Nguyễn Hồng Quang : Chúng tôi sắp hàng dài dài để chờ đợi cái pháp nhân của chính quyền thì cái tự do tôn giáo để được chính quyền cho phép đó thì là nhà nước cho ai thì người đó có tự do, còn người đó mà nhà nước chưa cho thì người đó chưa có tự do. Một người Việt sống xa quê hương, nay là viên chức Công Đoàn Lao Động Australia, có nhiệm vụ đến công tác những nước có lao động xuất khẩu Việt Nam, để chống nạn buôn người, ông Nguyễn Đình Hùng phát biểu cảm tưởng khi hay tin Việt Nam không có tên trong danh sách CPC, năm nay: Ông Nguyễn Đình Hùng : Thật sự đây là một điều không may mắn cho 85 triệu người Việt trong nước của chúng ta. Cần phải mạnh dạn hơn nữa, cộng đồng ở trong cũng như ngoài nước, mọi giới về tôn giáo hay công nhân, tất cả mọi giới đều phải lên tiếng để ngõ hầu chúng ta còn có một cơ hội được sự quan tâm hơn về vấn đề nhân quyền. Tôn giáo là điều đương nhiên và là một sự quan tâm hàng đầu cho tất cả mọi người. Đây là sự quan tâm hàng đầu cũng như là những vị cư sĩ, quý hoà thượng cũng như linh mục, là những người lãnh đạo tinh thần, là những người dấn thân đầu tiên để mà nói lên sự đòi hỏi quyền dân chủ và tự do cho người dân trong nước. Được biết, các quốc gia có tên trong danh sách CPC, vừa được Bộ Ngoai Giao Mỹ công bố, sau khi khảo sát tình hình thực tế tại 198 quốc gia toàn cầu, gồm có Bắc Hàn, Iran, Miến Điện, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út, Sudan, Uzbekistan và Eritrea. Việt Nam đã có tên trong danh sách CPC từ 2004 đến 2006, sau đó được xóa tên khỏi danh sách này, tuy nhiên theo dư luận thì chỉ những tôn giáo do Hà Nội dựng lên, quản lý hay trực tiếp kiểm soát , thì mới được công nhận và tự do hành đạo. Đỗ Hiếu, RFA Bangkok, Thái Lan. |