Home Tin Tức Thời Sự Asean ra mắt tổ chức nhân quyền

Asean ra mắt tổ chức nhân quyền PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC   
Thứ Sáu, 23 Tháng 10 Năm 2009 07:53

 Lãnh đạo các nước thuộc khối Asean bắt đầu tới Thái Lan dự hội nghị thượng đỉnh.

 Thủ tướng Thái

Kỳ họp thượng đỉnh diễn ra giữa lúc quan hệ
giữa chủ nhà Thái Lan và Campuchia lại trở nên căng thẳng.

An ninh nghiêm ngặt quanh khu bãi biển nghỉ mát Cha-Am sau lần tổ chức họp thượng đỉnh thất bại hồi tháng Tư do các cuộc biểu tình chống chính phủ.

Quan hệ giữa Thái và Campuchia lại vừa trở nên căng thẳng sau vụ Campuchia tỏ ý cho cựu thủ tướng Thái Thaksin Shinawatra nương náu.

Hội nghị thượng đỉnh cũng sẽ phải xử lý các quan hệ căng thẳng về nhân quyền giữa lúc chính quyền quân nhân Miến Điện lên tiếng phản đối.

Cuộc họp của khối Asean theo dự kiến sẽ khai mạc vào cuối ngày thứ Sáu.

Các chủ đề hóc búa

 

Kinh tế, nhân quyền, thay đổi khí hậu và quản lý yếu kém là các chủ đề được đưa ra trong nghị trình họp.

Các nhà lãnh đạo cũng sẽ cho ra mắt một cơ quan mới chịu trách nhiệm theo dõi nhân quyền trong khu vực, Ủy Ban Liên Chính Phủ Asean Về Nhân Quyền.

Các phóng viên nói ủy ban mới là một phần phản ứng trước những lời chỉ trích, theo đó nói khu vực này đang nương nhẹ các vụ lạm dụng nhân quyền ở các quốc gia thành viên như Miến Điện. Tuy nhiên, giới quan sát viên đã thắc mắc liệu cơ quan mới này có đủ quyền lực để tạo ra sự thay đổi thực sự hay không.

Trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh Asean, đã có các tường thuật nói nỗ lực trước đó của Asean trong việc kêu gọi ân xá cho lãnh tụ đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi đã bị phía chính quyền Miến chặn.

Khi được BBC hỏi liệu Ủy ban có yêu cầu chính quyền Miến Điện thả bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ phe đối lập hay không, bà Sriprapha Petcharamesree, một học giả Thái Lan được chọn là Chủ tịch của Ủy ban Nhân quyền nói Ủy ban sẽ tìm cách cải thiện tình hình nhân quyền nói chung trong toàn vùng, thay vì tập trung vào một trường hợp cụ thể.

Khi thảo luận về kinh tế khu vực, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận các kế hoạch mở rộng thương mại, đầu tư trong khu vực, đặc biệt là với Trung Quốc, và đặt mục tiêu dài hạn là xây dựng một cộng đồng khu vực theo mô hình Liên Hiệp Châu Âu.

Dự kiến các nhà lãnh đạo sẽ ra tuyên bố ủng hộ các cuộc thảo luận về thay đổi khí hậu toàn cầu sẽ được tổ chức tại Copenhagen vào tháng Mười Hai tới.

Lãnh tụ Miến Thanshwe

Giới quân nhân cầm quyền tại Miến điện
đã bỏ tù hàng ngàn người bất đồng chính kiến

Hàng xóm

Căng thẳng cũng đã tăng cao giữa nước chủ nhà Thái Lan với Campuchia láng giềng sau việc Thủ Tướng Campuchia Hun Sen mời ông Thaksin tới tỵ nạn.

Chính phủ Thái nói sẽ đòi dẫn độ vị cựu thủ tướng về nước nếu ông nhận lời mời tỵ nạn ở Campuchia.

Hôm thứ Tư, ông Hun Sen nói ông Thaksin, người bị lật đổ hồi 2006, là một nạn nhân chính trị và sẽ luôn được chào đón ở Campuchia.

Ông Hun Sen nói sau cuộc họp hôm thứ Tư với một cựu thủ tướng Thái khác, ông Chavalit Yongchaiyudh, gần đây đã liên minh với ông Thaksin trong đảng đối lập Peua Thai, rằng: "Tôi muốn bảo đảm với ông Thaksin và các ủng hộ viên của ông ấy rằng Hun Sen sẽ mãi mãi là bạn của ông ấy."

Hun Sen nói ông đã chuẩn bị nhà ở sẵn sàng cho ông Thaksin.

Các phóng viên nói rằng những lời nhận xét của lãnh tụ Campuchia sẽ chẳng mấy hữu ích trong việc cải thiện quan hệ giữa hai nước láng giềng, vốn đã căng thẳng từ vụ tranh chấp lãnh thổ liên quan tới ngôi đền cổ Preah Vihear nằm trên đường biên giới giữa hai bên.

An ninh nghiêm ngặt

Các tường thuật nói chừng 18 ngàn nhân viên an ninh đã chặn quanh khu vực tổ chức hội nghị tại Cha-am, cách thủ đô Bangkok chừng 200 km về phía nam.

Khoảng 18 ngàn người nữa được đặt trong tình trạng báo động; đặc quyền áp lệnh thiết quân luật và hạn chế đi lại sẽ được áp dụng trong trường hợp có biểu tình.

Giới chức đã thiết lập các ụ chặn phố và ngư dân địa phương thậm chí còn không được phép đi biển.

Các phóng viên nói giới chức Thái Lan đã bị bẽ mặt khi những người biểu tình đã lấn át được lượng cảnh sát bị dàn mỏng trong lần tổ chức hội nghị thượng đỉnh Asean lần trước tại khu nghỉ mát Pattaya, hồi tháng Tư, khiến cho toàn bộ kỳ họp đã phải hủy bỏ.

Các lãnh tụ tham gia kỳ họp cuối tuần này gồm lãnh đạo của mười quốc gia thành viên Asean. Sau đó sẽ có các cuộc thảo luận cùng các quốc gia nằm ngoài khối, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ, Australia và New Zealand.