Tự do Internet tại Việt Nam |
Tác Giả: Thanh Trúc/ RFA |
Thứ Sáu, 16 Tháng 10 Năm 2009 13:56 |
Hôm thứ Tư vừa qua, nữ Dân Biểu Hoa Kỳ Loretta Sanchez tổ chức và điều hợp một buổi thuyết trình về tự do Internet tại Việt Nam. Thanh Trúc có mặt tại chỗ và tường trình đến quí vị:
Kết luận của các thuyết trình viên cũng như các dân biểu Hoa Kỳ hiện diện tại buổi điều trần hôm qua là người dân Việt Nam không được quyền sử dụng Internet như một phương tiện trao đổi và phổ biến tin tức, truyền bá và cổ vũ cho những nền tảng tự do căn bản của con người, và hơn thế nữa như một cách để bày tỏ sự suy nghĩ cũng như chính kiến của mình. Kêu gọi cổ vũ cho quyền tự do Internet ở Việt NamBuổi thuyết trình về tự do thông tin mạng tại Việt Nam đặt dưới sự chủ tọa và điều hợp của nữ Dân Biểu Loretta Sanchez, bên cạnh hai đồng viện cùng chuyên tâm đến những vấn đề của Việt Nam là Dân Biểu Zoe Lofgren và Dân Biểu Joseph Cao Quang Ánh Thuyết trình đoàn bốn người gồm ông Hoàng Tứ Duy của Việt Tân, một đảng phái chính trị tại Hoa Kỳ, ông Robert Guerra, giám đốc kế hoạch của Tự Do Internet Toàn Cầu - một chương trình đang được Freedom House thực hiện, Tiến sĩ Sophie Richardson thuộc Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), và ông Nguyễn Ngọc Bích, Chủ Tịch Nghị Hội Toàn Quốc Người Mỹ Gốc Việt tại Hoa Kỳ. Lên tiếng khai mạc buổi thuyết trình, Dân Biểu Loretta Sanchez khẳng định:
Trong lúc hầu hết mọi nơi trên thế giới đều xem Internet như một phương tuyện giao lưu tuyệt vời để chia sẻ thông tin, thì trái lại chính phủ Việt Nam lại xem đó là mối đe dọa đối với chế độ mà họ đang cầm quyền.
Dân Biểu Loretta Sanchez : Trong lúc hầu hết mọi nơi trên thế giới đều xem Internet như một phương tuyện giao lưu tuyệt vời để chia sẻ thông tin, thì trái lại chính phủ Việt Nam lại xem đó là mối đe dọa đối với chế độ mà họ đang cầm quyền. "Hậu quả là, bà nói tiếp, trong nhiều tháng qua nhà cầm quyền Việt Nam liên tục tiến hành những chiến dịch nhằm hạn chế Internet, kiểm soát quyền tự do thông tin mạng, bắt bớ và giam cầm những nhà báo, những blogger, những nhà bất đồng chính kiến những nhà tranh đấu dân chủ đã sử dụng Interent để phổ biến hay chia sẻ quan điểm của họ. Để trả lời cho những hành động đó, tôi và một số đồng viện trong Vietnamese Caucus quyết định thực hiện những buổi thuyết trình như thế này để cổ vũ cho quyền tự do Internet, đồng thời tìm phương cách khuyến khích và hỗ trợ cho những người đang sử dụng Internet ở Việt Nam. Chúng tôi cũng đã gởi thư cho những công ty cung cấp dịch vụ Internet, gởi cho Yahoo! chẳng hạn để lưu ý sự tiếp tay của họ trong cái gọi là “khởi xướng mạng lưới toàn cầu”, hướng tới mục đích tự do ngôn luận, tự do phát biểu , tự do Internet cho Việt Nam"
Chúng tôi cũng đã gởi thư cho những công ty cung cấp dịch vụ Internet, gởi cho Yahoo! chẳng hạn để lưu ý sự tiếp tay của họ trong cái gọi là “khởi xướng mạng lưới toàn cầu”, hướng tới mục đích tự do ngôn luận, tự do phát biểu , tự do Internet cho Việt Nam
Trả lời câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do là ông mong muốn bày tỏ điều gì khi được mời thuyết trình về tự do Internet tại Việt Nam trước các dân biểu Hạ Viện, ông Hoàng Tứ Duy nêu những điểm chính: Ông Hoàng Tứ Duy : Thì chúng tôi trước tiên nhận định cái vai trò của Internet trong xã hội Việt Nam. Internet có thể là một kênh truyền thông độc lập và cũng là một phương tiện tổ chức để những người Việt Nam có cùng những quan tâm có thể tụ họp lại với nhau để quảng bá, trình bày những vấn đề của họ, thì cái đó là vai trò của Internet ngày hôm nay. Với cái vai trò như vậy thì nhà cầm quyền Hà Nội đang tìm nhiều cách để giới hạn cái quyền sử dụng Internet của người dân Việt Nam, thì chúng tôi có đưa ra 3 cái đề nghị cho các dân biểu Hoa Kỳ, đó là : - thứ nhất, phải làm sao tạo áp lực cải tổ luật pháp ở Việt Nam, nhất là là điều luật phi lý - Điều 88 Bộ Luật Hình Sự, hay là cái nghị quyết mới giới hạn quyền internet, thì cái đó phải bỏ đi. - thứ nhì, phải làm sao tiếp tục đấu tranh cho các nhà dân chủ, các blogger mà bị tù, bị gặp khó khăn, - và thứ ba, làm sao phải nhắc nhở các công ty mà cung cấp dịch vụ internet, như là Yahoo!, Google và Microsoft, để (họ) không chấp nhận các yêu cầu của nhà cầm quyền Hà Nội để kiểm duyệt Internet, các trao đổi trên Mạng.
Internet có thể là một kênh truyền thông độc lập và cũng là một phương tiện tổ chức để những người Việt Nam có cùng những quan tâm có thể tụ họp lại với nhau để quảng bá, trình bày những vấn đề của họ, thì cái đó là vai trò của Internet ngày hôm nay.
Đó là 3 cái đề nghị chúng tôi trình bày ngày hôm nay. Internet phải là một phương tiện để thực hiện quyền tự do của mọi ngườiĐối với ông Robert Guerra của Freedom House, thông qua chương trình Internet Toàn Cầu mà ông là giám đốc kế hoạch thì ông có thể đoan chắc rằng chính phủ Việt Nam đang tập trung vào chuyện đàn áp quyền tự do thông tin Mạng, theo dõi các blogger ở trong nước, nghĩa là Việt Nam cố gắng bằng mọi cách hạn chế Internet càng nhiều càng tốt. Ông nói chính những hành động đó cản trở bước tiến và sự phát triển của người dân Việt Nam . Vì thế nội dung bài thuyết trình của ông là : Ông Robert Guerra : Có hai điều chúng tôi nhắm tới, thứ nhất là cố thúc đẩy cũng như phát huy quyền tự do thông tin Mạng cho các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, thứ hai là đề nghị trước Quốc Hội (Hoa Kỳ) những phương cách cụ thể để giúp đỡ, cổ vũ cùng như khuyến khích những người yêu chuộng tự do ở Việt Nam cũng như trên thế giới đang sử dụng mạng thông tin toàn cầu như một phương tiện để thực hiện quyền tự do của mình. Thuyết trình viên thứ ba, bà Sophie Richardson thuộc Human Rights Watch nói :
Ai cũng có thể thấy chính quyền Việt Nam tìm cách đề ra cả tá nghị quyết hoặc luật lệ chỉ trong mục đích hạn chế Internet, coi người sử dụng thông tin mạng như tội phạm nếu chẳng may người đó đi trái với luật lệ hay qui định mà nhà nước áp đặt. Tại sao tất cả những điều đó xảy ra ở Việt Nam khiến thế giới phải chú ý
Bà Sophie Richardson : Câu hỏi tôi nêu lên hôm nay và muốn được trả lời là sao lại có chuyện người viết ra ý nghĩ của mình trên Internet mà lại bị nhà cầm quyền lưu ý và bắt giữ hay sách nhiễu. Tôi cũng muốn nêu ra trường hợp của những người ở Việt Nam chỉ vì sử dụng Internet để thông tin mà cứ bị bắt rồi bị cầm giữ hết lần này tới lần khác, tệ hơn nữa là bị giam ở nơi nào mà thân nhân và gia đình không biết để đi thăm nuôi họ. Họ là những người trí thức, là blogger, nhà văn, luật sư . Ai cũng có thể thấy chính quyền Việt Nam tìm cách đề ra cả tá nghị quyết hoặc luật lệ chỉ trong mục đích hạn chế Internet, coi người sử dụng thông tin mạng như tội phạm nếu chẳng may người đó đi trái với luật lệ hay qui định mà nhà nước áp đặt. Tại sao tất cả những điều đó xảy ra ở Việt Nam khiến thế giới phải chú ý, đó là điều tôi muốn hỏi. Là người trình bày cặn kẽ về khuynh hướng phát triển của Internet cũng như số lượng người lên mạng ở Việt Nam đang tăng cao, nhất là giới trẻ, trong lúc nhà cầm quyền luôn tìm mọi cách áp đảo và gây khó khăn cho người sử dụng, ông Nguyễn Ngọc Bích nói:
Tất cả những gì tôi có thể nói được với quí vị là có rất nhiều phương cách để vượt qua những cấm cản, những trở ngại, những kiểm soát trên Internet. Tôi nghĩ là không nên nói quá rõ ở đây nhưng hãy tin là chúng tôi đang cố gắng thực hiện những phương cách đó.
Ông Nguyễn Ngọc Bích : Cái vấn đề chính là Internet, nó là một sự phát triển trên khắp thế giới, trong khi đó thì ở trong nước thì tìm cách ngăn chận qua những tường lửa, thứ hai nữa là cái đi bắt bớ những người nào dùng cái phương tiện trên Mạng để mà đưa ra những cái tư tưởng không giống với cái tư tưởng mà chính quyền muốn, do đó nên chúng ta cần phải lên tiếng để mà đòi hỏi rằng là những tự do căn bản của con người như tự do ngôn luận, tự do phát biểu, tự do báo chí, v.v. nó phải được giúp ích bởi phương tiện Internet. Và họ (chính quyền VN) sẽ thất bại tại vì rằng không ai có thể cưỡng lại được sự phát triển của Internet trên thế giới. Phát biểu với Đài Á Châu Tự Do sau buổi thuyết trình, nữ Dân Biểu Zoe Lofgren một lần nữa khẳng định những người may mắn sống trong thế giới tự do không thể nào hiểu được một chế độ hay một chính phủ lấy quyền gì để cấm người dân của họ tranh đấu một cách ôn hoà qua Internet, giao lưu một cách thẳng thắn với người khác qua Internet. Bà nói không ai hiểu được những hành động như thế bởi quan điểm của thời đại này là phải có tự do trong thông tin cũng như phải có tự do trong quan điểm: Dân Biểu Zoe Lofgren : Tất cả những gì tôi có thể nói được với quí vị là có rất nhiều phương cách để vượt qua những cấm cản, những trở ngại, những kiểm soát trên Internet. Tôi nghĩ là không nên nói quá rõ ở đây nhưng hãy tin là chúng tôi đang cố gắng thực hiện những phương cách đó. Còn đối với dân biểu Joseph Cao Quang Ánh, để có thể thúc đẩy quyền tự do Internet cho Việt Nam, hai điều cần phải thực hiện cho được là yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách Các Quốc Gia Cần Đặc Biệt Lưu Tâm (CPC), vận động Quốc Hội Mỹ thông qua Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam. Thanh Trúc tường trình từ Washington. |