Kinh tế Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc? |
Tác Giả: Paranjoy Guha Thakurta (Nhà phân tích kinh tế Ấn Độ) |
Thứ Ba, 06 Tháng 10 Năm 2009 21:36 |
World Bank nói các nước đang phát triển đóng vai trò phục hồi kinh tế toàn cầu Con voi ì ạch có thể vượt qua con rồng năng động hay không? Điều được coi là không thể xảy ra trong nhiều thập niên, nếu không muốn nói là hơn nửa thế kỷ thực sự có thể sớm xảy ra, và có lẽ sẽ diễn ra vào năm tới.Trong năm 2010, nền kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc. World Bank nói các nước đang phát triển đóng vai trò phục hồi kinh tế toàn cầu Các chuyên gia cho rằng Nam Á thậm chí có thể có kinh tế tăng tốc nhanh hơn khu vực Đông Á. Trong khi không hiếm người tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế lớn khác trên toàn cầu trong tương lai gần, lại có những người khác cho rằng sẽ có thể có thay đổi trong xu hướng tốc độ tăng trưởng của hai quốc gia đông dân nhất và rằng Ấn Độ có thể nhích hơn Trung Quốc một chút. Nền kinh tế của Ấn Độ bắt đầu tăng tốc từ những năm 1990 trở đi khi Delhi nới lỏng kiểm soát trong ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm khoảng 40% trong tổng số 6.5 tỷ dân trên hành tinh, không chỉ đơn thuần là hai đang phát triển nền kinh tế nhanh nhất trên thế giới hiện nay mà còn nằm trong số vài quốc gia tăng trưởng dương trong khi hầu hết các nước bị tăng trưởng âm. Vào đầu thập niên 1950, xét về thu nhập bình quân đầu người và mức độ phát triển kinh tế, Trung Quốc và Ấn Độ không khác nhau là bao. Một nửa số dân của cả hai nước đều trong cảnh nghèo đói, trong trường hợp của Ấn Độ là vì nhiều thế kỷ bị đô hộ. Từ những năm 1970, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, trong khi Ấn Độ đã tăng trưởng ở mức chậm 3,5%. Khi Trung Quốc tăng trưởng ở mức hai chữ số trong gần 40 năm, giới kinh tế gia cho rằng thế nào cũng sẽ bị hiện tượng “nổ bong bóng”. Tuy nhiên con rồng Bắc Kinh cứ lớn mạnh theo năm tháng bất chấp mọi sự mong đợi và dự đoán. Nền kinh tế của Ấn Độ bắt đầu tăng tốc từ những năm 1990 trở đi khi Delhi nới lỏng kiểm soát trong ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Vào giữa những năm 1990, lần đầu tiên kể từ khi Ấn Độ giành độc lập vào tháng 8 năm 1947, nền kinh tế của họ tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 9% trong bốn năm liên tục, và chỉ giảm tốc khi kinh tế thế giới suy thoái. Các nhà kinh tế cho rằng một trong những lý do khiến kinh tế của Ấn Độ phát triển nhanh hơn của Trung Quốc trong tương lai gần chỉ đơn giản là là dựa vào sự khác biệt về cơ cấu trong nền kinh tế giữa hai nước.. Nền kinh tế của Trung Quốc có kích cỡ gấp 3.5 lần kinh tế Ấn độ. GDP của Trung Quốc trong năm 2008 là 4.2 ngàn tỷ USD và GDP của Ấn độ là 1.2 tỷ USD. Có một lý do quan trọng khiến nền kinh tế Ấn Độ bị thiệt hại tương đối ít hơn do suy thoái kinh tế thế giới so với Trung Quốc, nước có sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu trong nhiều thập niên qua. Xuất khẩu và nhập khẩu tính gộp chiếm khoảng phân nửa GDP của Ấn Độ trong khi đó tỷ lệ này của Trung Quốc là trên 80%. Sửa dự báo Cách đây hai năm, Trung Quốc vượt qua Mỹ như là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Theo dự kiến kinh tế Đông Á sẽ tăng trưởng chậm hơn Nam Á Cuối tháng Sáu, Ngân hàng Thế giới trong báo cáo Phát triển Tài chính Toàn cầu 2009 dự kiến trong năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế của Ấn Độ đạt 8% trong khi theo dự kiến Trung Quốc sẽ tăng trưởng kinh tế ở mức 7,7%. Trong năm 2009 Ngân hàng Thế giới sửa lại dự báo cho cả Trung Quốc (từ 6,5% đến 7,2%) và Ấn Độ (từ 4% đến 5,1%), là mức thấp hơn dự báo từ chính phủ hai nước. Chính phủ Trung Quốc nói sẽ có mức tăng trưởng gần 8% cho năm 2009, trong khi các cơ quan khác nhau của chính phủ Ấn Độ nói kinh tế của họ tăng trong khoảng giữa 6,5% và 7%. Báo cáo Ngân hàng Thế giới nói:"Khi không gộp cả Trung Quốc và Ấn Độ vào thì tổng GDP tại các nước đang phát triển sẽ giảm 1,6%, tức là sẽ có thêm người thất nghiệp và nghèo đói”. Justin Lin, kinh tế gia trưởng của ngân hàng, được trích dẫn khi nói rằng các nước đang phát triển “trở thành một động lực quan trọng" trong phục hồi nền kinh tế của thế giới với điều kiện “đầu tư nội địa tiếp tục tăng với sự hỗ trợ quốc tế bao gồm tái tục các nguồn tín dụng từ quốc tế". Ông Lin không phải là người duy nhất có quan điểm này. Phát biểu tại một hội thảo gần đây ở Delhi, Ajay Chibber, Trợ lý Tổng thư ký của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, cho biết cho đến gần đây người ta vẫn không thể tưởng tượng rằng Ấn Độ có thể có mức tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc. "Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi sẽ chứng kiến trong đời tôi ngày mà Nam Á có thể tăng trưởng nhanh hơn so với khu vực Đông Á", ông nhận xét. Kalpana Kochhar, Phó Giám đốc bộ phận Châu Á Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nói với tôi rằng hoàn toàn có thể xảy ra khả năng Ấn Độ có thể tăng trưởng nhanh hơn so với Trung Quốc hay Nam Á sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn Đông và Đông Nam Á. Bà nói: "Tôi thấy có nhiều khả năng xảy ra điều này”.
|