60 năm cộng sản Trung Quốc cai trị, 60 năm Kitô giáo bị bách hại |
Tác Giả: Trung Thiên |
Thứ Sáu, 02 Tháng 10 Năm 2009 18:02 |
VietCatholic News (01 Oct 2009 10:09) như là dấu hiệu của lòng biết ơn sự đóng góp của Đảng vào sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Nhiều người trẻ tỏ ra hăng hái với mối liên kết giữa đức tin với lòng yêu nước này, nhưng thế hệ những người lớn tuổi, những người nhớ lại sự đàn áp trong suốt 60 năm qua, thì điềm tĩnh hơn và thực tế hơn: họ nhắc lại lòng hăng hái đối với nước cộng hòa mới, vốn mau chóng biến thành cơn ác mộng kéo dài đến ngày nay. Nhưng việc đàn áp họ đã là một lời tiên tri. Mọi đau khổ của họ đã lần lượt thăm viếng "những kẻ thù" của Mao Trạch Đông, "những kẻ thù" Dân chủ của Đặng Tiểu Bình, những người trẻ của Thiên An Môn, những nông dân, công nhân và những người bất đồng chính kiến ngày nay. Có thể lập luận rằng các nạn nhân của cuộc đàn áp tôn giáo đã gieo những hạt giống vào xã hội dân sự hiện đang kêu gọi tôn trọng nhân quyền. Việc đàn áp người Công Giáo, người Tin Lành và các tôn giáo khác đã diễn ra ngay sau tuyên ngôn của Trung Quốc. Thực vậy, từ khởi đầu, chủ nghĩa cộng sản Mao nhắm đến tiêu diệt có hệ thống tất cả các tôn giáo, xem đó như là mê tín dị đoan, hoặc tiếp thu nó, biến nó thành một công cụ của chính quyền, được kiểm soát bởi các tổ chức do Đảng giao việc. Vì vậy, ngay từ đầu, Giáo Hội suy tính làm việc vì người dân - những người lúc đầu thậm chí đã đồng cảm với những người cộng sản - thấy mình có để chiến đấu chống lại sự sùng bái và chuyên chế quyền lực, để bảo vệ sự tự do của lương tâm. Cuộc kháng cự đầu tiên đối với uy quyền của đảng đã được lãnh đạo bởi những người đã từ chối phục tùng niềm tin vào những mong muốn của Đảng, nhưng vẫn tận hiến cho một Con Thiên Chúa, trỗi vượt hơn nhiều so với "chúa" Mao. Trong số những người này, thật đáng ghi nhớ chứng tá to lớn được đưa ra bởi các giám mục như Ignatius Gong Pinmei của Thượng Hải, Dominic Tang Yiming của Quảng Châu, Joseph Fan Xueyan của Baoding. Tất cả họ đã phải gánh chịu hàng chục năm trời trong các trại lao động cưỡng bức. Người cuối cùng đã chết dưới sự tra tấn vào năm 1992. Với Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) công cuộc phá hoại đã được hoàn thành: tu viện đã bị làm cho trống không và phá hủy; nhà thờ đã bị chuyển thành nhà máy, nhà kho; giám mục, linh mục, tín hữu bị sát hại hoặc bị đưa vào các trại lao động cưỡng bức. Từ 1966 đến 1976 toàn thể Giáo Hội Trung Quốc, chính thức và thầm lặng, là một giáo hội của các vị tử vì đạo. Đảng tuyên bố tôn giáo "bị thủ tiêu". Vào cuối thập niên 1970, với các chính sách tự do của Đặng Tiểu Bình, và để cải thiện hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài, một số nhà thờ được mở cửa trở lại, cùng nhiều linh mục và giám mục được tự do từ các trại tù lao động. Nhưng một lần nữa nó đặt cho họ một sự lựa chọn: hoặc chấp nhận sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước đối với phụng vụ và công việc mục vụ, hoặc mang những hoạt động này vào hầm trú, hành động trong bí mật. Để thoát khỏi kiểm soát, nhiều người trong số họ tạo dựng được cấu trúc song song với những người thuộc giáo hội chính thức: những ngôi nhà được sử dụng như các nhà thờ, chủng viện, nhà nguyện. Tất cả những cấu trúc và hoạt động này, đã chính thức bị cấm vào năm 1985, bị kết án là bất hợp pháp một cách dứt khoát vào năm 1994, khi chính quyền công bố cái gọi là các quy tắc cho tôn giáo, được ký tên bởi người sau này trở thành Thủ tướng, Lý Bằng, "tên đồ tể của Thiên An Môn". Quy chế yêu cầu tất cả các cộng đoàn tôn giáo đăng ký với Cục Nội Vụ Tôn Giáo, cơ quan giám sát các nơi thờ phượng, các linh mục, những người cử hành việc thờ phượng, các tín hữu, lịch phụng vụ, ơn gọi, giám đốc chủng viện, giáo sư, các nguồn tài chính, các mối quan hệ với các tín hữu hải ngoại. Kể từ đó, tại nhiều khu vực, Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch loại bỏ tất cả các cộng đoàn hầm trú hoặc tiếp thu vào Hội Yêu Nước, một tổ chức muốn xây dựng một Giáo Hội độc lập với Đức Giáo Hoàng. Cuộc kháng cự của người Công Giáo hầm trú (và những người Tin Lành) đã dẫn đến một cuộc đàn áp bạo lực - giống như những nông dân, công nhân và các nhà hoạt động nhân quyền ngày nay bị nhắm đến – những người đã sống với lý tưởng con người có quyền tự do tôn giáo, rằng quy luật của quyền lực không phải là tuyệt đối. Cho đến ngày nay chiến dịch này nhằm loại bỏ tất cả các cộng đoàn Tin Lành hầm trú và cái gọi là các nhà thờ tại gia đang được diễn kịch, bằng việc phá hoại các nhà thờ, bắt giữ các mục sư, đánh đập các tín hữu, cấm phân phát Kinh Thánh. Cộng đoàn Công Giáo không phải là tốt hơn. Các giám mục chính thức - khoảng 70 người, được Bắc Kinh chấp thuận - hiện đang bị giám sát bằng bàn tay sắt vì họ bí mật hòa giải với Đức Giáo Hoàng. Các giám mục hầm trú - không được nhà nước công nhận (khoảng 40 giám mục) - tất cả bị giam giữ tại nhà. Thật đáng để ghi nhớ rằng một số giám mục trong số họ trong một thời gian không biết họ ở đâu. Họ bao gồm: Đức Cha James Su Zhimin (giáo phận Baoding, Hà Bắc), 75 tuổi, bị bắt và biến mất vào năm 1996, Đức Cha Cosma Shi Enxiang (giáo phận Yixian, Hà Bắc), 86 tuổi, đã bị bắt và biến mất ngày 13 tháng Tư năm 2001, Đức Cha Julius Jia Zhiguo, người đã biến mất không biết lần thứ bao nhiêu và lần cuối cùng là ngày 30 tháng Ba vừa qua. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân của Hồng Kông mới đây đã yêu cầu ông Hồ Cẩm Đào trả tự do cho tất cả các giám mục và các linh mục bị giam giữ nhân kỷ niệm 60 năm. Cũng thật đáng để nói rằng "nhờ" vào sự đàn áp Cộng sản, người Công giáo đã nhân lên gấp bội trong suốt 60 năm qua. Vào năm 1949, họ chỉ hơn 3 triệu, ngày nay, người Công Giáo hầm trú và chính thức, những người đang ngày càng hòa giải với nhau, lên đến hơn 12 triệu và có khoảng 100.000 người được rửa tội (người lớn) hằng năm. Một trong những yếu tố cuối cùng có giá trị nổi bật là sự đóng góp của các Kitô hữu, người Công Giáo và người Tin Lành, là đóng góp vào sự phát triển của xã hội dân sự. Thực sự, xã hội đó có trung tâm điểm là các cá nhân có những quyền bất khả xâm phạm và không phải nhà nước (hoặc uy quyền của đảng) ban phát một số quyền lúc nào, và ra sao cho những ai mà nó muốn. Ảnh hưởng này đã được mang theo bởi những nhà bất đồng chính kiến – sống ở Trung Quốc hay lưu vong ở nước ngoài - những người sau cuộc tìm kiếm tôn giáo sâu sắc, hoặc thông qua các cuộc chạm trán với các cộng đoàn Kitô giáo Phương Tây, đã đến với Kitô giáo. Những người như Gao Zhisheng, Liu Xiaobo, Han Dongfang, Hu Jia đã khám phá đức tin Kitô giáo như là cơ sở của giá trị tuyệt đối của con người, như là sức mạnh của bất đồng chính kiến nơi họ và của nhân quyền. Nhiều người trong số họ đang ở trong tù. Đảng tin rằng liên minh giữa tôn giáo và nhân quyền là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của nó. Nhưng một tương lai hòa bình cho Trung Quốc phụ thuộc vào công việc của họ. Nguồn: Bernardo Cervellera, AsiaNews
|