Home Tin Tức Thời Sự Bất chấp khủng hoảng, báo chí tại Little Sài Gòn vẫn sống khỏe

Bất chấp khủng hoảng, báo chí tại Little Sài Gòn vẫn sống khỏe PDF Print E-mail
Tác Giả: My-Thuan Tran, LA Times /Vô Thường( X-Cafe chuyển ngữ)   
Thứ Tư, 23 Tháng 9 Năm 2009 15:16

Giữa lúc viễn cảnh kinh tế đang u ám, nhiều tờ báo tại Mỹ phải vật lộn trong cơn sinh tồn thì tình hình ở Little Sài Gòn lại trái ngược.

Với 5 tờ báo phục vụ cho khoảng 150.000 người Mỹ gốc Việt sống Orange County, cuộc khủng hoảng kinh tế dường như không có chút tác động nào.


Ông Xuân Nguyễn bắt đầu ngày mới bằng một tờ báo tiếng Việt và ly café đá bên ngoài Asian Garden Mall ở Westminster. Little Saigon mới có thêm một tờ nhật báo vào tháng 7. Tổng cộng có 5 tờ báo phục vụ cho 150.000 Việt Kiều ở Orange County. Ảnh: Don Bartletti / Los Angeles TimesTrong một căn nhà kho với ánh đèn mù mờ nằm cuối con hẻm ở Orange County thuộc Little Saigon, 5 ký giả ngồi sát bên nhau trên những cái ghế đôi, họ nói chuyện qua điện thoại và gõ chữ trên bàn phím. Căn phòng không có máy điều hòa nhiệt độ chỉ có hai cái quạt lớn mang đến cho họ một chút thoải mái giữa khí trời oi bức.

Đây là văn phòng tạm của tờ Viet Herald Daily News, tờ báo mới nhất tại đây. Trong thời điểm báo chí Mỹ đang vật lộn để tồn tại thì ngành truyền thông của người Việt lại đang làm ăn phát đạt.

Ngoài tờ Viet Herald Daily News còn có 4 tờ nhật báo khác và một số tờ tuần báo, tạp chí phục vụ cho khoảng 150.000 người Mỹ ngốc Việt ở đây. Little Sài Gòn cũng có một số kênh phát thanh truyền hình tiếng Việt như Little Saigon Radio (KVNR-AM 1480), Radio Bolsa và VNCR cùng tham gia với phát sóng với KALI-FM (106.3).

“Tất nhiên vẫn còn chỗ cho những tờ báo khác trong cộng đồng người Việt”, Đỗ Dũng, Tổng biên tập kiêm đồng sáng lập của tờ Viet Hereald nói, “Người dân muốn có nhiều tờ báo hơn nửa”.

Hồi đầu tháng 9, 15 nhân viên của tờ Viet Hereald đã chuyển đến một văn phòng tạm trên đường Moran ở Westminster. Ba tờ nhật báo khác tại Little Sài Gòn cũng đóng đô ở đây. Văn phòng mới của họ nằm chen giữa văn phòng của tờ Việt Báo Daily News và tờ Viễn Đông Daily News.

Tất cả 5 tờ báo tiếng Việt điều là những tờ báo nhỏ, tờ lớn nhất là Người Việt Daily News phát hành khoảng 18.000 bản với 50 nhân viên. Nhưng báo chí của Little Sài Gòn có thể nhìn thấy ở mọi nơi vào buổi sáng tại những quán café và chợ dọc tuyến đường ở Westminster và Garden Grove.

Vào một buổi sáng, ông Jimmy Vũ Kim Thành ngồi uống ly café đá kiểu người Việt với bánh mì thịt tại một tiệm ở Garden Grove. Ông đang lật những trang của tờ Người Việt và trò chuyện với bạn bè. Cả nhóm ông mua tất cả 5 tờ nhật báo tiếng Việt, tờ thứ 5 là Sài Gòn Nhỏ.

“Tôi phải đọc báo tiếng Việt để biết được những gì đang diễn ra tại Việt Nam”, ông Vũ năm nay 71 tuổi nói.

Hôm trước ông Vũ nói ông đã đọc trên trang bìa tờ Người Việt tin tức về cuộc đấu tranh chống chính quyền của giáo dân Tam Tòa tại miền trung Việt Nam. Phóng viên đã phỏng vấn một linh mục trong nước và điều này đã mang đến cho độc giả một cái nhìn cận cảnh hơn về những gì đang diễn ra tại Việt Nam.

“Tôi nghĩ chúng tôi như là cầu nối” Đỗ Anh, phó chủ nhiệm tờ Người Việt nói “Tin tức đưa ra rất sâu sắc”.

Việc đưa tin kiểu này có ý nghĩa với sự thành công của các tờ báo tiếng Việt, Jeffrey Brody giảng viên báo chí tại Cal State Fullerton nói. “Về cơ bản, báo chí của sắc dân thiểu số là dạng báo chí nhỏ, nó mang đến cho cộng đồng chính xác những tin tin tức gì mà cộng đồng đó muốn biết, tin tức về quê nhà và tin chính bản thân cộng đồng. Bạn không thể tìm thấy những tin đó trên truyền hình hay những tạp chí trong dòng truyền thông chính thống”.

Nhưng hơn cả việc có chung ngôn ngữ và những câu chuyện về quê nhà, báo chí người Việt tại Mỹ trở nên phổ biến vì có được trải nghiệm độc đáo của những người tị nạn. Những người này đã bỏ Việt Nam ra đi sau khi đất nước rơi vào thay cộng sản năm 1975.

“Họ đến từ một đất nước không có tự do báo chí”, Brody nói, “và giờ đây họ đang nắm bắt cơ hội [khi sống tại một nơi có tự do báo chí]”.

Sau khi Sài Gòn sụp đổ, hàng ngàn người tị nạn đã đinh cư tại Westminster, một trong số đó là Đỗ Ngọc Yến, một cựu ký giả tại Việt Nam. Tin tức từ Việt Nam rất ít ỏi. Vì thế vào năm 1978, ông Yến đã lấy 4.000 đô la tiền tiết kiệm để thành lập tờ Người Việt. Ban đầu tờ báo ra đời với ấn bản 4 trang in hàng tuần tại garage của ông ở Garden Grove với sự giúp đỡ của vợ ông và cô con gái nhỏ Đỗ Bảo Anh.

Ngoài tin tức từ quê nhà, tờ báo còn đăng các bài về đời sống tại Mỹ, cách lấy bằng lái xe, vay tiền mua nhà…

Cuối cùng Người Việt trở thành tờ báo tiếng Việt lớn nhất tại Little Sài Gòn. Trang web của tờ báo thu hút độc giả trong cộng đồng người Việt từ khắp nơi trên thế giới gồm Úc, Pháp và Việt Nam. Cách đây vài năm, tờ Người Việt cho ra đời ấn bản tiếng Anh để thu hút độc giả trẻ.

Nhưng báo chí người Việt không hẳn được miễn nhiễm khỏi sự suy yếu kinh tế. Doanh thu quảng cáo của tờ Người Việt và các ấn bản khác bị giảm sút. Nhưng họ vẫn tiếp tục có lãi do có lượng độc giả trung thành và các nguồn thu nhập nhỏ.

Đây là lý do chính mà sáng lập viên tờ Viet Herald quyết định khởi đầu tờ báo. Tờ Viet Herald phát hành lần đầu vào ngày 4 tháng 7 năm 2009 với khoảng 12.000 bản.

Biên tập viên Viet Herald cũng cảm nhận rằng độc giả muốn có tin tức về những vấn đề nóng bỏng mà những tờ báo khác e ngại đụng chạm đến, Đỗ Dũng, người rời bỏ tờ Người Việt để lập ra Viet Herald nói.

“Ví dụ, đối với vấn đề chính trị trong cộng đồng, vài tờ báo có thể thích ứng viên này nhưng những tờ khác thì không. Còn chúng tôi thì chẳng quan tâm đến chuyện đó”, anh nói “Chúng tôi đưa tin về cả hai”.

“Những tờ báo khác đã tồn tại trong cộng đồng rất lâu, họ muốn có sự an toàn”, Bùi Bích Hà chủ bút tờ Viet Herald nói, ông cũng là một nhân vật được yêu thích trên Đài phát thanh Little Sài Gòn. “Có thể là chúng tôi đang gặp rủi ro. Người trong cộng đồng cũng ít nhiều bảo thủ. Chúng tôi là ký giả nên phải đấu tranh với điều đó”.

Năm ngoái tờ Người Việt đưa ra một tấm ảnh bồn rửa chân được sơn với màu của lá cờ Nam Việt Nam. Điều này đã dẫn đến cuộc biểu tình phản đối của những người cho rằng tấm hình là một sự công kích và thân cộng. Tờ báo nhanh chóng xin lỗi những người phản đối, sa thải hai biên tập viên và bồi thường cho những người bị xúc phạm, nhưng sự phản đối vẫn tiếp diễn. Người Việt đã nộp đơn kiện và thẩm phán phán quyết rằng những người phản đối đã vi phạm pháp luật gây mất trật tự và chấm dứt 18 tháng biểu tình phản đối.

Kể từ đó, tờ Người Việt đã tuyển dụng lại biên tập viên từng bị sa thải là Vũ Quý Hạo Nhiên. Một biên tập viên khác cũng bị sa thải là đồng sáng lập của Viet Herald, Anh Vũ. “Tôi nghĩ rằng những tờ báo khác nên gi nhận những việc mà chúng tôi đang làm, sự hiện diện của chúng tôi làm cho họ tốt hơn. Bây giờ chúng ta có nhiều tờ báo, nhiều tin tức và nhiều sự cạnh tranh hơn, nên tất cả chúng ta phải làm tốt hơn nữa”.
Nguồn: LA Times