Home Tin Tức Thời Sự 'Chúng tôi muốn đổi mới'

'Chúng tôi muốn đổi mới' PDF Print E-mail
Tác Giả: Brian Hanrahan /BBC   
Thứ Hai, 21 Tháng 9 Năm 2009 20:45

Ông Mikhail Gorbachev đã tỏ ra rất bình thản về giai đoạn ông là lãnh đạo cuối cùng của Liên Bang Xô Viết.

Ông nói rằng ông dự đoán sẽ có một kết cuộc khác và ông sẽ làm lại từ đầu nếu có được một dịp nữa.

Chính các sách lược mà ông áp dụng đã đưa đến các cuộc cách mạng hồi năm 1989, xóa đi chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu.

Nước Nga cũng vậy, cũng kinh qua một tiến trình chuyển hóa, và hai năm sau khi đế chế Xô Viết sụp đổ, thì bản thân của Liên Bang Xô Viết cũng tan rã.

Kết quả là những năm cầm quyền của ông Gorbachev vẫn còn là một đề tài được rất nhiều người dân tranh luận sôi nổi.

Tự do nhiều hơn

Trước cuộc phỏng vấn này, tôi nghĩ trong đầu là tôi sẽ đối diện với một ông lão lúc nào cũng cau có, hậu quả của nhiều năm bị người đồng hương lên tiếng chỉ trích vì những chuyện không đâu vào đâu.

Trái lại, trước mặt tôi là người đàn ông 78 tuổi đời vui vẻ và thoải mái, đi vào phòng, không thắt cà vạt và không người hầu cận, bắt tay chào hỏi mọi người trước khi ngồi xuống để phỏng vấn.

Và khi nói chuyện, ông đã bào chữa thành tích của mình rất vững chãi.

Với lối trả lời ngắn gọn súc tích, ông thao thao bất tuyệt về những lợi ích mà ông đã mang lại nước Nga, mà cho tới nay người dân vẫn được hưởng: tự do nhiều hơn và một trật tự mới trong liên hệ giữa nước Nga và thế giới bên ngoài.

Tôi nghĩ rằng cuộc cách mạng năm 1989 đã đem lại những điều tốt đẹp hơn cho mọi người-không ai có thể hồ nghi về chuyện này.
Gorbacohv
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng cuộc cách mạng năm 1989 đã đem lại những điều tốt đẹp hơn cho mọi người-không ai có thể hồ nghi về chuyện này. Trước đó, người dân Nga không có được các quyền tự do căn bản, đặc biệt là tự do ngôn luận."

"Nói là một trong các nước có giáo dục nhất trên thế giới nhưng lại không có được bầu cử, nói ngắn gọn, không có được bầu cử thật sự mà là bầu cử nửa vời, vì người dân chỉ có một ứng viên để lựa chọn."

"Vào dạo đó, nhiều chuyện cần phải làm ngay. Chúng tôi muốn đổi mới."

Đổi mới

Một trong các đổi mới ngoạn mục nhất là sự sụp đổ của Bức Tường Berlin, mà sau đó, nước Đức đã chạy hết tốc độ để hướng về mục tiêu tái thống nhất đất nước.

Ông Gorbachev e ngại và ông cũng được biết là cả nữ Thủ tướng của Anh bà Thatcher và Tổng thống Pháp, ông Mitterrand cũng e ngại.

Và sau đó, ông phát hiện rằng các lãnh đạo Tây Âu đều tựa vào ông để ngưng tiến trình tái thống nhất nước Đức.


Một hệ quả của chính sách cải tổ là bức tường Berlin bị đập đổ
Ông nói: "Họ nhất mực nói rằng không nên tái thống nhất, và phải ngưng tiến trình này lại."

"Tôi hỏi họ là họ có đề nghị gì không. Họ chỉ có mỗi một đề nghị : đó là phải có một ai đó rút các củ khoai mà họ đang nướng ra khỏi đống lửa."

Ông nói rằng họ muốn tôi nói "không" với tiến trình tái thống nhất và gởi quân đội tới nước Đức. Ông nói tiếp: "Thật là vô trách nhiệm. Họ sai lầm hết cả rồi."

Ông lập đi lập lại câu: " Họ sai lầm hết cả rồi."

Ông cảm thấy bị bỏ rơi bởi các lãnh đạo Tây Âu nào mà ông nghĩ rằng đã lợi dụng tình trạng yếu kém của nước Nga hồi thập niên 1990, và nay quay ngược lại chỉ trích khi nước Nga khẳng định vị thế của mình.

Coi như chết rồi

Cuộc phỏng vấn diễn ra tại Quỹ Gorbachev Foundation, một tòa nhà hiện đại được xây dựng riêng ở vùng ngoại ô Moscow.

Trông giống như bất cứ một thư viện của một vị tổng thống Mỹ với văn khố chứa các văn kiện thời họ đương quyền, một thư viện để cho các nhà nghiên cứu và một nơi triển lãm các giải thưởng và vật lưu niệm về người ấy.

Trong số này có giải Nobel Hòa Bình mà ông được trao tặng hồi năm 1990.

Mặc dù được cả thế giới tán dương công đức, nhưng trong sinh hoạt chính trị của nước Nga, ông Gorbachov được coi như là "một người chết rồi".

Và ông chọn lời nói một cách rất cẩn thận: ca tụng cá nhân ông Vladimir Putin như là một người đã ổn định được đất nước nhưng ông cũng đã để lộ cho mọi người hiểu rõ rằng ông đã thấy rất nhiều sai trái trong cách điều hành nước Nga hiện nay.
Ông Gorbachov và bà Thatcher
Ông nói rằng đảng Nước Nga Thống Nhất (United Russia), tức là đảng chủ lực ủng hộ ông Putin, như là một bản sao nhòe của đảng Cộng Sản dưới thời Liên Xô. Và ông tin rằng nước Nga ngày nay cần dân chủ nhiều hơn.

Ông nói "Chúng tôi cần biến đổi đất nước, chúng tôi cần hiện đại hóa đất nước."

"Đổi mới đất nước không thể thực hiện được bằng áp lực, bằng cách ban hành luật lệ và thông tư nghị quyết. Đổi mới đất nước chỉ có thể thực hiện được qua tinh thần dân chủ, bằng cách lập ra một môi trường tự do và dân chủ với sự tham gia của đông đảo quần chúng."

Theo ông "rõ ràng, đây là điều người dân Nga phải chọn lựa, mà không cần đến những lời thuyết giảng từ thế giới bên ngoài.

Ông nói tiếp: "Đôi khi ông Putin tỏ ra cứng rắn, nhưng đây chỉ là phong cách lãnh đạo mà thôi.

Quyền cử tri

Khi được hỏi là điều gì đã khiến cho ông Putin "nói bóng nói gió" rằng rất có thể ông ấy sẽ ra ứng cử tổng thống một lần nữa vào năm 2012 và rồi sẽ cai trị nước Nga thêm 12 năm nữa ?

Ông Gorbachev trả lời nhanh chóng: "Tôi không thích câu 'Tôi sẽ ngồi xuống với Tổng thống và chúng tôi sẽ quyết định'."

Ông nói "Tôi nghĩ rằng mọi chuyện sẽ được cử tri quyết định, nhân dân quyết định, và tôi không nghe ông Putin nói gì đến người dân. Tôi nghĩ rằng chuyện này không đúng."

Một tội trạng mà ông Gorbachov công nhận đã phạm phải trong thời gian ông cầm quyền là có thể ông đã thúc đẩy sự thay đổi quá nhanh.

Nhưng bây giờ, trong cuộc phỏng vấn, ông lại để cho người nghe có cảm giác là sự thay đổi đang không đủ nhanh.