Vai trò của IDS trong xã hội công dân |
Tác Giả: BBC |
Thứ Bảy, 19 Tháng 9 Năm 2009 15:20 |
IDS là viện nghiên cứu tư nhân đầu tiên tại Việt Nam Việc hình thành các tổ chức nghiên cứu tư nhân, phi chính phủ là một trong các điều kiện để hình thành xã hội dân sự (XHDS) tại Việt Nam. Trước tin Viện Nghiên cứu IDS tự giải thể để 'né tránh' phiền phức từ Quyết định 97 của chính phủ, ông Nông Duy Trường, nhà khoa bảng Việt Kiều, người sáng lập Học viện Công dân, cho rằng ngay cả khi công dân có trách nhiệm tham gia vào hoạt động xã hội như vậy, vai trò của chính quyền vẫn rất quan trọng. Nông Duy Trường: Yếu tố quan trọng hàng đầu giúp cho XHDS phát triển mạnh hay không là quan hệ với chính quyền. Nếu chính quyền cởi mở, có chính sách giúp cho các hoạt động dân sự phát triển thì đó là số một. Còn nếu chính quyền ngăn cản thì nó sẽ gặp trở ngại rất nhiều. Chúng ta có thể thấy ở các nước Tây phương chính quyền luôn tạo biện pháp, phương tiện để cho xã hội dân sự hoạt động rất mạnh, như miễn thuế cho các hoạt động từ thiện chẳng hạn. Chúng ta không thể nào loại bỏ vai trò quan trọng của chính quyền trong việc hình thành và làm cho XHDS phát triển. Đây là điều rất quan trọng, ngoài cái ý thức trách nhiệm của người dân. BBC: Thưa ông tình hình hiện nay về XHDS tại Việt Nam là như thế nào? Nông Duy Trường: Có một số chỉ dấu đáng lưu ý. Ví dụ như về hoạt động từ thiện. Có một số tổ chức tự nguyện ở Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực này. BBC: Nhìn về xã hội công dân và mô hình hoạt động của xã hội công dân, xin ông cho biết vai trò của các tổ chức nghiên cứu độc lập, nó có vị trí như thế nào trong xã hội cộng dân? Nông Duy Trường: Đó là một trong những đóng góp quan trọng. Vì là viện nghiên cứu nên họ có trong tay những dữ kiện, bài nghiên cứu chính xác để giúp cho việc đánh giá, nhận xét ở phương diện nào đó, để xã hội dân sự phát triển cho nó đúng và mạnh. Những công trình nghiên cứu đó là quý báu để giúp thêm dữ kiện để giúp hoạch định cho những công tác phát triển xã hội dân sự trong tương lai. BBC: Xã hội công dân đóng vai trò như thế nào trong việc khơi dậy các tiềm năng của xã hội, giúp cho chính phủ điều hành tốt hơn. Động viên tính sáng tạo của người dân, của mọi thành phần trong xã hội? Nếu chính quyền cởi mở, có chính sách giúp cho các hoạt động dân sự phát triển thì đó là số một. Còn nếu chính quyền ngăn cản, nó sẽ gặp rất nhiều trở ngại. BBC: Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề trong mô hình phát triển. Ông có ngạc nhiên không khi thấy xã hội dân sự ở Việt Nam chưa có gì là nổi bật? Nông Duy Trường: Không có gì ngạc nhiên cả vì cái cơ cấu của chính quyền Việt Nam nó như vậy thì cái sự phát triển phải như vậy. Nó không phải là cái gì ngoại lệ, những gì đang diễn ra là bình thường. Mọi hoạt động vẫn còn nằm trong sự kiếm soát của nhà nước thì làm sao mà phát triển cho mạnh và dễ dàng được. Việt Nam quản lý xã hội theo mô hình của nhà nước chuyên chế, thâu tóm tất cả quyền lực trong tay, ban phát cho người dân được làm gì thì mới được làm. Những quyền hạn hiến định của người dân vẫn không được tôn trọng.
|