Di dân và suy thoái kinh tế |
Tác Giả: Andrew Walker Phái viên kinh tế BBC World Service |
Thứ Hai, 14 Tháng 9 Năm 2009 21:01 |
140 triệu dân Trung Quốc bỏ quê lên tỉnh tìm việc làm Cơn suy thoái kinh tế toàn cầu đã ghi lại dấu ấn thấy rõ lên khuynh hướng di dân giữa các nước với nhau. Một bản phúc trình đặt biệt được BBC World Service đặt hàng cho thấy trong thời gian đó có ít người hơn chịu "tha phương cầu thực" tuy nhiên, đa số những người đã đi ra nước ngoài, đều "bám trụ" ở nước mà họ đến. Nói chung, tiền do những người xa xứ gởi về cho gia đình ở quê nhà, có chiều hướng giảm. Nghiên cứu này được Viện Nghiên Cứu Chính Sách Di Dân, một cơ quan độc lập tại Washington, thực hiện theo đơn đặt hàng của đài BBC. Câu chuyện thay đổi tùy địa phương, tuy nhiên, xu hướng chung là ngày càng có ít người hơn chịu ra nước ngoài để tìm việc làm. Thí dụ như con số người Mexico đi sang Hoa Kỳ đã giảm 40% từ năm 2006, và số người Romania và Bulgaria đi sang Tây Ban Nha thậm chí còn giảm đến 60%. Dễ mất việc Các công nhân di dân dễ mất việc hơn là công nhân địa phương vì họ làm trong các lãnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất vì suy thoái kinh tế : đó là ngành xây cất và khách sạn. Do đó, trong đa số các trường hợp, họ cũng gởi tiền ít hơn cho gia đình tại quê nhà. Bản phúc trình nói rõ trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, số tiền mà kiều bào gởi về nước đã giảm đi 43% trong năm 2008. Trường hợp của nước Moldova còn tệ hại hơn nữa mặc dù mức giảm chỉ có 37% vì số tiền kiều bào gởi về nước tương đương với một phần ba mức tổng thu nhập quốc dân.
Bám trụ Mặc dù nhiều người mất thu nhập, nhưng không hề có một làn sóng người hồi hương trong đa số các trường hợp. Điều này phản ánh được thực tế là đối với nhiều di dân, điều kiện kinh tế tồi tệ hơn trong nước và do đó sẽ khó và tốn kém hơn cho họ một khi họ muốn trở lại nước tạm dung. Điều này đặc biệt đúng hơn đối với các di dân bất hợp lệ, tuy nhiên, có một số ngoại lệ cho xu hướng di dân. Nhiều di dân từ Trung Âu và Đông Âu sang Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan đã hồi hương vì điều kiện kinh tế tại quê nhà của họ không có suy thoái nhiều. Và với tính cách là công dân của các nước có chân trong Liên Hiệp Âu châu, họ có thể trở lại sinh sống tại các nước tạm dung một cách hợp pháp. Đất nước đang chuyển mình Mục tiêu chính của cuộc nghiên cứu này là xu hướng di dân giữa các nước với nhau, tuy nhiên nó cũng xem xét tới tình trạng di dân bên trong biên giới của một nước, đặt biệt là Trung Quốc. Bản phúc trình này ghi nhận có 140 triệu người đã rời vùng nông thôn để tìm việc làm tại vùng thành thị đã công nghiệp hóa gần bờ biển. Số này tương đương với một phần mười của tổng số Trung Quốc. Mỗi năm, hàng triệu người về quê ăn Tết Nguyên Đán, và đặc biệt cuối năm qua, vì nền kinh tế của Trung Quốc yếu kém, nên số người về quê lên đến mức kỷ lục và sau đó, ít người hơn trở lên phố sống. Khi cơn suy thoái bắt đầu ảnh hưởng lên toàn cầu, thì cũng chính là lúc mà xu hướng di dân được đem lại hàng đầu nghị trình thảo luận chính trị, nói cách khác, là chính phủ nào cũng tìm cách bảo vệ thị trường lao động cho công dân của họ.
Nhiều nước đã rút về giấy phép lao động đối với người nước ngoài trong số này có Malaysia, Australia và Nga. Một số nước khác, trong đó có Tây Ban Nha và Nhật Bản, đã đề nghị tặng hiện kim hiện vật cho các di dân để cho họ về nước. Bức tranh mà cuộc nghiên cứu này đưa ra rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên, có một số điểm chung nổi bật. Việc làm của các công nhân di dân rất dễ bị lung lay vì cơn suy thoái kinh tế mà nguyên nhân là cơn khủng hoảng tài chính gây ra. Họ có nhiều khả năng mất việc làm và gia đình họ tại quê nhà bị ảnh hưởng trong chiều hướng là sẽ nhận được ít tiền "viện trợ" hơn từ họ. Nhiều người đã chọn về "ẩn dật" cho cơn sóng gió qua đi và chờ cơ hội tốt hơn hoặc tại quốc nội hoặc nếu đã ra ngoại quốc, thì tại nước đã tạm dung. Bản phúc trình này cũng nói lên một điều rất chân phương : đó là con số di dân nay là thành phần quan trọng của khung cảnh kinh tế toàn cầu. Các khoản đầu tư cũng di chuyển khá tự do từ nước này sang nước khác để tìm lợi nhuận tối đa, và con người cũng thế. Xu hướng di dân tùy thuộc vào nơi nào có nhiều cơ hội kiếm tiền, nhưng khi kinh tế phục hồi, số người tìm việc làm lại di chuyển tiếp.
|