Chuyện lạ trong chiến dịch tranh cử Quốc hội Đức |
Tác Giả: TBGD |
Thứ Năm, 27 Tháng 8 Năm 2009 21:30 |
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa (tức là vào cuối tháng 9), cuộc bầu cử Quốc hội Đức sẽ diễn ra. Bầu không khí của chiến dịch tranh cử tại quốc gia này đang nóng lên từng ngày, khi các chính trị gia đang nỗ lực hết sức mình, tìm kiếm những biện pháp, hình thức và cả đại diện tranh cử gây ấn tượng nhất nhằm thu hút số phiếu bầu cho mình. Trong lĩnh vực này, nhiều đảng phái nhỏ tại nước Đức lại đang gây được sự chú ý đặc biệt với những "độc chiêu" trong hoạt động tranh cử...
“Siêu bảo mẫu” vận động tranh cử Độc chiêu đầu tiên trong chiến dịch tranh cử lần này phải kể tới đảng Xã hội dân chủ (SPD). Lo ngại về chỉ số uy tín thấp của mình sau một loạt những kết quả thăm dò, SPD quyết định nhờ tới sự giúp đỡ của Katharina Saalfrank - người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng "Siêu bảo mẫu" trên kênh RTL. Phe SPD đang hy vọng, "siêu bảo mẫu" Katharina Saalfrank sẽ là một đối trọng độc đáo để cạnh tranh với "siêu người mẹ" từ Liên minh dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) - mệnh danh của Bộ trưởng phụ trách các vấn đề gia đình Ursula von der Leyen, người đang được kênh ZDF đánh giá là một trong những chính trị gia có uy tín cao nhất tại Đức. Chỉ tính đến cuối tháng 7, "siêu bảo mẫu" Saalfrank đã có những chuyến vận động tranh cử tại 5 bang khác nhau, thăm các trường học, nhà trẻ, gặp gỡ đủ mọi tầng lớp liên quan như học sinh, giáo viên và phụ huynh v.v... Chiến thuật của "siêu bảo mẫu" đã ngay lập tức thu hút được sự chú ý, được đánh giá là một chuyển hướng đặc biệt trong chiến lược tranh cử của SPD. Một đảng phái mới khác có cái tên khá kỳ quặc đảng “Cướp biển Đức" (Piratenpartei Deutschland) trong đại hội đầu tiên của mình diễn ra vào hai ngày 4 và 5/7 tại Hamburg, cũng đưa ra quyết định tranh cử vào Quốc hội. Niềm lạc quan của những "tên cướp biển Đức" đã được cổ vũ bằng thành công cách đây không lâu của đảng Cướp biển Thụy Điển trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu. Hình thành từ năm 2006, đảng Cướp biển Đức theo các số liệu mới công bố từ đầu tháng 7/2009 đã có 3.200 thành viên, có văn phòng đại diện tại tất cả các bang. Cần nói thêm đảng này cũng từng tham gia tranh cử vào Nghị viện châu Âu và nhận được sự ủng hộ của 224.840 cử tri. Tổng thống Mỹ cũng tham gia vận động tranh cử Còn ông Obama, vung tay làm bộ một cử chỉ xóa tan mọi nghi ngờ, rồi trả lời: "Nhưng dù gì thì các ngài cũng chiến thắng. Tôi không biết ngài còn phải lo lắng điều gì nữa". Theo lời những phóng viên chứng kiến, bà Merkel, là người có kinh nghiệm chính trị nhiều hơn ông Obama, đã tỏ vẻ ngạc nhiên và cười với vẻ hơi bối rối trước câu nói bất ngờ của Tổng thống Mỹ. Nhưng đối với Bộ trưởng Ngoại giao Frank-Walter Steinmeier, ứng cử viên từ SPD được đánh giá là đối thủ chính của bà Merkel trong cuộc bầu cử sắp tới, thì phát biểu của ông Obama hoàn toàn không phải là chuyện nói đùa. Theo lời những người gần gũi với Steinmeier, phát biểu trên của Tổng thống Mỹ làm cho ông "ngạc nhiên và thất vọng". Steinmeier đã quyết định từ bỏ kế hoạch tới thăm Mỹ, cho dù theo truyền thống, các ứng cử viên cho cương vị thủ tướng Đức thường tớiWashington trước thời điểm bầu cử. Ông Steinmeier cũng tuyên bố trong ban tham mưu tranh cử của mình rằng, cho dù ông đánh giá cao và coi trọng Obama, nhưng Tổng thống Mỹ không phải là một nhà tiên tri để biết được ai sẽ là thủ tướng liên bang, vì điều này trên thực tế là do người dân Đức quyết định. Các điệp viên của Mossad Không chỉ có trường hợp của Thiesen, nhiều chính trị gia lão luyện hàng đầu tại Đức cũng gặp rắc rối trong tranh cử vì những lời nói hớ của mình. Điển hình là thủ lĩnh đảng Xanh Renate Kuenast, một ứng cử viên cho cương vị thủ tướng liên bang trong cuộc bầu cử tới. Mọi chuyện bắt đầu từ chiến dịch thu thập chữ ký của "Stop the Bomb", một tổ chức chuyên đấu tranh nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran, kêu gọi chính quyền Đức cắt đứt mọi quan hệ kinh tế với Iran và ủng hộ những biện pháp cấm vận nghiêm khắc của quốc tế. Các thành viên của "Stop the Bomb" thường túc trực bên lối vào trụ sở Quốc hội, chờ đợi các chính trị gia và nghị sĩ để xin họ chữ ký. Ngày 2/7/2009, một thành viên có tên Thomas X đã gặp được Renate Kuenast tại đây. Trước yêu cầu xin chữ ký của Thomas, thủ lĩnh đảng Xanh đã phản ứng hết sức bất ngờ. Khi đã ngồi vào xe, bà này còn tuyên bố: "Các anh đang làm việc cho Mossad (tên Cơ quan tình báo Israel) phải không!". Câu chuyện trên nhanh chóng lan sang tận Israel, và trên tờ The Jerusalem Post ngay lập tức xuất hiện một tiêu đề: "Một tổ chức ủng hộIsrael tại Đức bị gọi là cánh tay của Mossad". Khi người đứng đầu Hội Hữu nghị Đức - Israel yêu cầu giải thích, bà Kuenast đã phải công khai biện minh rằng không có ý gì trong những lời nói vô tình trên. Biểu tượng tình dục Chiến thuật mới của SPD có vẻ còn thua xa nữ chính trị gia 51 tuổi Gabriele Pauli, trước đây từng nổi danh với việc đánh bại một chính trị gia cỡ lớn như Edmund Stoiber đã liên tục lãnh đạo Liên minh xã hội Thiên Chúa giáo xứ Bavaria (CSU) trong suốt nhiều năm. Bà Pauli còn được biết đến với ý tưởng kỳ quặc đề nghị luật pháp hạn chế thời hạn các cuộc hôn nhân, theo đó các cặp vợ chồng sẽ tự ly hôn khi... hết hạn. Ngày 21/6 vừa qua, Pauli đã thành lập một đảng riêng của mình có tên "Liên minh tự do". Đại hội thành lập của đảng này diễn ra tại Hofbraeukelle, là nơi Adolf Hitler vào tháng 10/1919 từng có bài phát biểu chính trị đầu tiên. Tổ chức chính trị mới này, theo Pauli, sẽ đặt dấu chấm hết cho "những thói ích kỷ và nạn thèm khát quyền lực của những đảng phái hiện hữu". Các thành viên "Liên minh tự do" yêu cầu phải có bầu cử trực tiếp thủ tướng liên bang và thủ tướng các bang, trưng cầu dân ý về hiến pháp đất nước, phân định lại đường biên giữa các bang và đơn giản hóa hệ thống thuế má. Pauli dự định lôi kéo sự ủng hộ của cử tri bằng trợ lý thân cận nhất của mình - biểu tượng tình dục 36 tuổi Kader Loth, từng là cô gái trong năm của tạp chí khiêu dâm Penthouse (1998-1999), tham gia nhiều show truyền hình giải trí như "Big Brother", "Die Burg" và "Die Alm". Kader Loth hiện được coi là đại diện toàn quyền về các vấn đề phụ nữ của "Liên minh tự do" tại Berlin. Cô này tuyên bố sẽ đấu tranh để giảm bớt khoảng cách giữa các chính trị gia và người dân |