Home Tin Tức Thời Sự Đối thoại với cựu Thủ tướng, Bộ trưởng Cố vấn Singapore, Lý Quang Diệu: Mỹ đã tạo ra một khoảng trốn

Đối thoại với cựu Thủ tướng, Bộ trưởng Cố vấn Singapore, Lý Quang Diệu: Mỹ đã tạo ra một khoảng trốn PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Dung (theo UPI)   
Thứ Tư, 26 Tháng 8 Năm 2009 02:57

        "Tôi không muốn nói bất cứ điều gì "động chạm" tới Tổng thống Bush bởi vì tôi tin rằng ông ấy tiến hành cuộc chiến với những ý định tốt... Làm sao Mỹ có thể thay đổi được Iraq - một xã hội 4000 năm tuổi và kiên cố?". Đó là một phần trong nhận định của Bộ trưởng Cố vấn, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu trong cuộc trao đổi với phóng viên tờ UPI (Mỹ).

 

 
    Bộ trưởng cố vấn, cựu Thủ tướng của Singapore
    Lý Quang Diệu. Ảnh: dl.nlb.gov.sg
 

    Tổng thống Bush và cuộc chiến ở Trung Đông
    * Ông nhìn nhận thế nào về Iraq?
    - Tôi không muốn nói bất cứ điều gì "động chạm" tới Tổng thống Bush bởi vì tôi tin rằng ông ấy tiến hành cuộc chiến với những ý định tốt. Ông ấy đặt niềm tin vào Dick Cheney [Phó Tổng thống Mỹ]. Và tôi cũng tin Dick Cheney là người có kinh nghiệm. Ông ấy từng quản lý việc kinh doanh dầu mỏ, từng làm Bộ trưởng Quốc phòng trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến vùng Vịnh đầu tiên (1990-1991). Nhưng tôi không biết điều gì đã xảy ra đối với Dick Cheney. Ông ấy tự cho phép mình tin rằng với Richard Perle và nhóm tân bảo thủ Mỹ, Mỹ có thể thay đổi cuộc chiến Iraq. Làm sao Mỹ có thể thay đổi được Iraq - một xã hội 4000 năm tuổi và kiên cố? Mọi người biết rằng nước Anh đã vấp phải những khó khăn thế nào trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Hệ tư tưởng không nên có chỗ trong những đánh giá địa chính trị.
    Ông George W. Bush, dù có lỗi gì đi chăng nữa, cũng đã không từ bỏ những gì mà ông ấy đã bắt đầu, nếu không thiệt hại đã lớn hơn nhiều.
    * Thế còn với vị tổng thống mới thì sao?
    - Trong tất cả những ứng viên - những người sẽ thừa kế vấn đề này, tôi thích John McCain. Ông ấy sẽ nhìn nhận vấn đề này một cách thấu đáo. Từ bỏ sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nếu như Afghanistan là một đất nước thất bại, đó không phải lỗi của Mỹ. Chưa ai hiểu được khó khăn của vấn đề. Nhưng nếu như Mỹ rời Iraq trong tình hình hiện nay, Mỹ sẽ gặp phải vấn đề thậm chí còn lớn hơn trên phạm vi khắp Trung Đông. Những người dòng Shiites sẽ cùng nhau tập hợp lại. Những người Iraq dòng Shia sẽ phụ thuộc vào Iran và những người Iran sẽ nắm ưu thế tại vùng Vịnh cực kỳ quan trọng này.
    Truyền thông và "vòng quay" của các chính khách
    * Ông đánh giá thế nào về những tham vọng hạt nhân của Iran?
    - Bây giờ tham vọng đó là không thể ngăn chặn. Iran cũng là một nền văn minh cổ xưa, sánh vai với nền văn minh Trung Hoa. Và tôi nghĩ rằng các giáo sĩ Hồi giáo và những người khác đang muốn tìm lại thời kỳ hoàng kim.
    * Vậy liệu Mỹ có nên đối thoại với Iran ở cấp cao nhất, như khi Henry Kissinger tới Trung Quốc hay không?
    - (Cười) Nhưng vẫn chưa có một Kissinger hay một Brzezinski [Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter] làm như vậy một lần nữa. Đâu là thế hệ những địa chính trị gia kế tục?
    * Thực tế thì các nền dân chủ lại không sản sinh ra các chính khách vĩ đại nữa. Tại sao vậy?
    - Giờ đây nước Mỹ đang ở trong sự thống trị của truyền thông đại chúng thuộc sở hữu của một nhóm những ông trùm truyền thông  - những người muốn thay đổi liên tục vì lợi nhuận của họ. Tôi không biết giai đoạn này sẽ kéo dài bao lâu.
    * Như vậy chính quyền lực của truyền thông đại chúng đã khiến các chính khách lớn khó có thể xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian dài?
    - Tôi không chắc lắm. Nó phụ thuộc vào bản chất của cuộc khủng hoảng mà chúng ta phải đối mặt. Khi một cuộc khủng hoảng có ý nghĩa sinh tử bắt đầu, những người dẫn dắt quan điểm nhận ra rằng đây không phải lúc để lên mặt dạy đời, mà là lúc để sát cánh với một người nào đó thực sự hiểu thực chất của vấn đề. Nếu không có điều này, truyền thông sẽ đặt một nhà lãnh đạo lên bệ cao, sau đó tấn công vào chỗ đứng ấy cho tới khi nhà lãnh đạo đó thất thế. Đó là một phần trong chu trình của sự thay đổi liên tục. Hãy quan sát ông Sarkozy ở Pháp. Họ tâng ông ấy lên tận mây xanh và giờ đây, họ lại đang nỗ lực đánh ông ấy bằng đời tư.
    * Nhưng chẳng phải ông Sarkozy cũng đã tham gia vào cái mà ông gọi là chu trình ấy?
    - Đúng thế. Nhưng đó cũng chính là sức ép to lớn trong cuộc cạnh tranh của truyền thông đại chúng và những ham muốn khổng lồ đối với lợi nhuận thu được từ quảng cáo. Đó là cái mà chương trình truyền hình thu được qua lượng người xem hoặc qua những cú click trên mạng. Không bao giờ bận tâm tới hậu quả. Ai giành được quảng cáo, người đó thắng.
    * Chúng ta có một thế hệ hoàn toàn mới, họ không đọc báo giấy mà tìm kiếm thông tin trên mạng internet. Độ tuổi trung bình của những độc giả đọc báo giấy ở Mỹ ngày nay là 55.
    - (Cười lớn) Thế thì tôi cũng cổ hủ như vậy đấy.
    Mối quan ngại chính của ông Lý Quang Diệu trong 10 năm tới
    * Lần cuối tôi phỏng vấn ông là vào tháng 5/2001, khi ấy tôi có hỏi ông rằng điều ông quan tâm nhất trong 10 năm tới là gì. Ông trả lời đó là "quả bom Hồi giáo và hãy nhớ những gì tôi nói, nó sẽ không dừng lại". Bốn tháng sau, chúng ta chứng kiến sự kiện ngày 11/9. Điều thứ hai ông nói là "sự thách thức Trung Quốc và Ấn Độ đối với tình hình toàn cầu". Trong 10 năm tới đó vẫn là những mối quan ngại của ông chứ?
    - Không hoàn toàn như vậy. Quả bom Hồi giáo đã lan rộng (ở Iran). Tôi không chắc là bây giờ nó sẽ diễn tiến thế nào. Người Mỹ, châu Âu và thậm chí cả Nga cũng sẽ phải quyết định xem có nên để Iran phát triển hạt nhân hay không. Người Nga đang chơi một trò chơi, họ thể hiện mình là người tốt bụng đối với Iran, cung cấp nhiên liệu hạt nhân và làm như thể Mỹ đang gây ra tất cả những rắc rối. Nhưng nếu tôi là nước Nga ngày nay, tôi sẽ rất lo lắng về việc Iran chế tạo được bom vì Nga sẽ phải chịu nhiều nguy cơ hơn Mỹ. Nguy cơ mà Israel gây ra lại là một chiều hướng khác. Nga chịu rủi ro vì dù là Chechnya hay các quốc gia Hồi giáo Trung Á từng là các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô, không quốc gia nào thân thiện với Matxcova.
    Lần tới nếu có một vụ nổ ở Matxcova, đó có thể là một kẻ đánh bom tự sát không có chất nổ nhét trong áo hay dây lưng mà sẽ mang theo một cái gì đó lớn hơn nhiều. Tất nhiên ở một thời điểm nào đó trong tương lai, việc nói với Iran rằng " Điều này đã đi quá xa và không thể tiếp tục được nữa" chắc chắn sẽ có lợi cho nước Nga. Có thể họ cũng không biết làm thế nào để ngăn Iran lại, trong bối cảnh Nga mở cửa chào đón một thế giới phát triển hạt nhân nguy hiểm. Chắc chắn nếu và đến khi Iran chế tạo được bom (nguyên tử), Trung Đông sẽ phát triển hạt nhân.
    * Điều gì làm dấy lên vấn đề Mỹ hoặc Israel đánh bom các cơ sở hạt nhân của Iran?
    - (Im lặng một lúc lâu)... Tôi không có ý kiến gì về vấn đề này.
    * Israel nói rằng họ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng liên quan đến sự tồn tại?
    - Không nghi ngờ gì, họ đúng là đang gặp nguy cơ đó.
    Iraq vẫn là một sai lầm
    * Khi tôi đến những quốc gia Hồi giáo ôn hòa ở Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á, tôi có hỏi các nguyên thủ nước rằng ở nước họ ước tính có bao nhiêu phần tử Hồi giáo cực đoan, hoặc những người có khả năng trở thành những kẻ thánh chiến. Tương tự, tôi cũng hỏi họ có bao nhiêu người theo trào lưu chính thống công khai hoặc bí mật ủng hộ thánh chiến. Câu trả lời thường là 1 và 10%. Ở quốc gia như Pakistan, điều đó có nghĩa là có 1,6 triệu phần tử cực đoan và 16 triệu người ủng hộ. Trên phạm vi toàn cầu, tính ra khoảng 14 triệu phần tử cực đoan và 140 triệu người ủng hộ.
    - Đúng thế, nhưng tôi không thấy họ chiến thắng và điều đó có nghĩa là tôi có thể chấp nhận hệ thống cực đoan của họ. Họ gây ra nỗi sợ hãi và sự bấp bênh, nhưng họ không có công nghệ và tổ chức để chế ngự và áp đảo một chính quyền.
    * Vậy ông đánh giá thế nào về mối đe dọa toàn cầu kể từ sự kiện 11/9? Chúng ta đang làm đúng và đang làm sai những gì?
    - Ngay cả khi chúng ta không thể thắng, thì chúng ta cũng không được phép thất bại hoặc mất kiên nhẫn. Chúng ta không được để chúng tin rằng chiến lược của chúng đang chiến thắng, và rằng thêm nhiều kẻ đánh bom tự sát và vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ thúc đẩy sự nghiệp của chúng và chúng càng nghĩ là có cơ hội để chiến thắng..
    * Như vậy có nghĩa là chúng ta đang làm đúng?
    - Không. Iraq là một sai lầm. Tôi đã từng đề cập đến vấn đề này trước mặt ông Paul Wolfowitz - một trong số những kiến trúc sư của cuộc xâm lược, tại Hội nghị IISS 2 tháng sau khi Saddam Hussein bị lật đổ. Lúc ấy có người hỏi tôi điều gì sẽ tiếp tục diễn ra ở Iraq.
    Tháng 10/2002, tôi ở Washington và tin chắc là một cuộc xâm lược sẽ diễn ra. Trên đường về nhà, tôi dừng chân ở London và yêu cầu Tony Blair nói rõ cho tôi biết. Sau 45 phút, tôi nói rằng: "Tôi đồng ý với nhận định rằng với khả năng quân sự của mình, Mỹ và Anh sẽ đánh bại Iraq dễ dàng nhưng sau đó, các ông sẽ làm gì?". Blair trả lời: "Điều đó phụ thuộc vào Mỹ". Tôi lại nói với Blair: "Nếu như ông là người đứng đầu, ông sẽ làm gì?". Lúc đó, cố vấn chính trị của ông ấy bước vào và nói: "Chúng tôi sẽ bổ nhiệm một vị tướng thân phương Tây có khả năng nhất, sau đó nhanh chóng rút khỏi".
    Tôi nhắc lại những điều đã diễn ra ở Hội nghị IISS và điều này gợi nhớ tới những gì mà nước Anh đã trải qua ở Iraq trong thời kỳ đầu của những năm 1920. Paul Wolfowitz đứng dậy đầy phẫn nộ. Vì vậy, để xoa dịu ông ấy, tôi nói: "Tất nhiên là nước Anh không có nhiều nguồn lực như Mỹ".
    Mỹ đã tạo ra một khoảng trống không thể quản lý được
    * Wolfowitz có hỏi điều gì về ông không?
    - Có, ông ấy đến văn phòng của tôi và yêu cầu Singapore gửi những các huấn luyện viên cảnh sát tới Iraq. Tôi biết ông Paul từ ngày ông ấy là đại sứ ở Bộ Ngoại giao. Tôi nói: "Paul, ông có biết ở Singapore, muốn đào tạo một cảnh sát phải mất bao lâu không? Chỉ bằng tiếng Anh thôi cũng mất hai năm rồi. Vậy mà ông muốn tôi dạy những người Iraq trở thành cảnh sát trong vòng 3 tháng bằng tiếng Anh?".
    Ông ấy trả lời rằng, không, chúng tôi sẽ cung cấp các thông dịch viên. Ông ấy nói là tình hình rất khẩn cấp và rất nhiều các quốc gia đang giúp Mỹ. Tôi đồng ý nhưng chúng tôi sẽ thực hiện việc đó ở Amman, Jordan chứ không phải là Baghdad, nơi mà chắc chắn chúng tôi sẽ trở thành mục tiêu cho các cuộc đánh bom liều chết. Khi ông ấy nói với tôi rằng họ đã giải tán lực lượng cảnh sát của Saddam, tôi rất lo lắng. Bởi vì khi Nhật đổ bộ xuống đây trong thế chiến thứ hai, 20.000 quân Nhật đã bắt 90.000 quân Anh, quân Ấn, và quân Úc. Họ giam cầm những người bị bắt nhưng lại để cảnh sát địa phương phụ trách, duy trì tất cả các vị trí khác trong chính quyền Anh - từ quản lý quyền lực cho tới ban khí đốt - chỉ khác là thay người Nhật vào vị trí của người Anh. Và 20.000 quân đội Nhật chuyển tới Java.
    Nhưng ở Iraq, Mỹ đã giải tán mọi thứ và cố điều hành mọi thứ mà không cần cựu quan chức nào của đảng Baath - những người phụ trách chính quyền dân sự. Mỹ đã tạo ra một khoảng trống không thể quản lý được.
    * Vì sao ông lại nghĩ chuyện đó như vậy?
    - Từ ngày đầu tiên, ý tưởng tái thiết Iraq mà không có ngành dân chính cũng như không triệu hồi lại quân đội của Saddam trở lại, cho thấy sự thiếu hiểu biết rất nguy hiểm về các điều kiện bản địa cũng như các nhân tố cơ bản về đời sống kinh tế chính trị ở Iraq. Thời cổ đại, những người xâm lược và chinh phục Trung Hoa trên lưng ngựa đã phải xuống ngựa và tự mình thực hiện những công việc cai trị khó khăn hơn.
    Iraq không liên quan gì đến al-Qaida
    * Liệu Iraq có liên quan gì tới al-Qaida không?

    - Tất nhiên là không, điều này càng trở nên rõ ràng trong những phiên thẩm vấn hàng ngày ở trong tù của Saddam với viên thẩm vấn nói tiếng A-rập của FBI nhiều tháng trước khi bị hành hình. Nhưng các nhà chức trách Mỹ tin rằng Saddam đã bí mật ủng hộ vũ khí, thậm chí cả vũ khí hủy diệt hàng loạt và huấn luyện al-Qaida. Vì vậy, mệnh lệnh cấp thiết là phải loại trừ Saddam.
    * Lại nói đến vấn đề Pakistan, hầu hết những tên khủng bố ở Anh và gần đây nhất là ở Đức và Thổ Nhỹ Kỳ, quay trở lại các trại đào tạo và các trường Hồi giáo ở những khu vực bộ lạc nằm ở khu vực giữa đường biên giới Pakistan-Afghanistan.
    - Chúng tôi thậm chí còn có một dòng khủng bố Pakistan ở chính Singapore đây.
    * Vậy theo quan điểm của ông nên làm gì để giải quyết mối quan hệ phức tạp về những tên khủng bố Pakistan?
    - (Cười một hồi lâu). Chúng ta nên học cách chung sống với nó trong một thời gian dài. Tôi sợ rằng tình hình Pakistan có thể tồi tệ hơn. Vậy lựa chọn là gì đây? Tổng thống Musharraf là vị tướng duy nhất mà tôi biết có cách tiếp cận vấn đề hoàn toàn không thiên về tôn giáo..
    Nhưng ông ấy lại phải giải quyết một bên là những người Hồi giáo cực đoan cảm thông với Taliban và al-Qaida và một bên là những đơn vị ôn hòa theo quan điểm phương Tây. Chúng ta quên rằng ngay sau sự kiện 11/9, ông ấy đã bị Tổng thống Bush đặt vào một sự lựa chọn khắc nghiệt: hoặc ông ấy phải từ bỏ việc ủng hộ chế độ Taliban ở Afghanistan, hoặc ông ấy phải đối mặt với nước Pakistan tan rã. Có một cuộc nghiên cứu thú vị của cơ quan liên ngành tình báo Pakistan rằng 20% sỹ quan trong quân đội Pakistan là những người theo trào lưu chính thống.
    Tôi rất ngạc nhiên về NATO
    * Ông cảm thấy rằng bây giờ nước Mỹ có thể làm gì ở Pakistan?
    - Nếu có thì Mỹ cũng không làm được gì nhiều để tác động đến các diễn biến ở Pakistan mà không làm cho tình hình tồi tệ hơn. Bất cứ sự can thiệp nào của Mỹ vào Pakistan đều có thể khiến 4 tỉnh Pakistan trở thành 4 quốc gia thất bại. Và khi đó, điều gì sẽ xảy với các kho vũ khí hạt nhân của Pakistan? Đó là vấn đề nhức nhối khủng khiếp.
    * Nhưng Afghanistan không thể bình ổn nếu Taliban và al-Qaida không ra khỏi FATA (Các khu vực bộ lạc do chính quyền liên bang quản lý - Federally Administered Tribal Areas), mà ở đó chúng ta đã chứng kiến sự thất bại của NATO ở Afghanistan?
    - Tôi rất ngạc nhiên về NATO, một vài thành viên của tổ chức này rất hay quên. Họ dường như không thể đặt kế hoạch tương lai từ những kinh nghiệm quá khứ. Họ tin rằng người Nga sẽ im lặng mãi? Họ tin rằng châu Âu hòa bình và có thể duy trì hòa bình vĩnh viễn? Đây là thế giới toàn cầu hóa. Vì vậy, khi các thành viên của NATO lẩn tránh những hậu quả khi Mỹ tới giải cứu họ trong hai cuộc thế chiến, tôi hoàn toàn không thể hiểu được.
    Tôi nghĩ rằng NATO cần phải lưu tâm đến tâm trạng của châu Âu, và đó chính sách xoa dịu và sự thay đổi từ Bush cha cho tới Madeleine Albright để thể hiện vai trò không thể thiếu của mình, và sau đó, tất nhiên là nhóm tân bảo thủ thuyết phục người châu Âu rằng đó là màn trình diễn của nước Mỹ chứ không còn là của họ nữa. Giả sử như nước Mỹ vẫn đi theo tư tưởng và cách xây dựng liên minh của Bush cha, chắc có lẽ châu Âu đã hiểu rằng nếu Mỹ gặp vấn đề gì thì người tiếp theo sẽ là châu Âu.
    * Thế nên ông cho rằng tương lai của NATO ở Afghanistan đang bị đe dọa?
    - Không nghi ngờ gì về điều đó. Nhưng Mỹ cũng cần nhận ra rằng Afghanistan không thể trở thành một nền dân chủ thành công. Mỹ đã quá nỗ lực. Hãy để cho các vị tư lệnh chiến tranh quyết định và Mỹ đừng cố xây dựng một nhà nước mới. Người Anh đã thử và đã thất bại. Cần thấy rõ ràng là nếu Mỹ tái xâm lược và đưa ra một thiên đường an toàn cho Taliban, họ sẽ bị trừng phạt.
    Nếu NATO sụp đổ, Nga và Trung Quốc sẽ có lợi
    * Nếu NATO sụp đổ theo chân chiến dịch thất bại ở Afghanistan, liệu ở Singapore, đó có phải là mối bận tâm lo lắng lớn nhất của ông không?
    - Không phải ngay lập tức nhưng toàn bộ sự cân bằng quyền lực sẽ bị phá vỡ, xáo trộn.
    * Điều đó có lợi cho ai?
    - Nga và Trung Quốc. Họ sẽ chỉ phải đối mặt với một phương Tây đã suy yếu nhiều trong cuộc cạnh tranh toàn cầu vẫn đang tiếp diễn. Tôi cũng thấy cả sự nguy hiểm nếu như nước Mỹ đánh mất vị trí trung tâm sau tất cả những chuyện này, vì châu Âu sẽ không giúp được gì, Nhật Bản thì đứng ngoài cuộc còn các nước khác chỉ phản ứng hình thức. Vì vậy tôi mong Mỹ không bỏ cuộc. 

    (còn nữa)