Home Tin Tức Bình Luận TỔNG THỐNG NIXON CÓ CÔNG CỨU VÃN SỰ SỤP ĐỔ CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA

TỔNG THỐNG NIXON CÓ CÔNG CỨU VÃN SỰ SỤP ĐỔ CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Việt Nữ   
Thứ Hai, 09 Tháng 1 Năm 2012 07:56

Phải nói là TT Nixon có công cứu vãn sự xụp đổ của VC mới đúng vì sau 75, người dân miền Bắc đã nói rằng : Nếu Mỹ dội bom thêm vài ngày nữa thì VC phải đầu hàng.

 

 
TT Richard Nixon

Kính thưa quý vị

Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng,

Kết luận nầy là của tác giả Trọng Đạt từ nhiều năm trước trong bài “Trận Mưa Bom Giáng Sinh” và vừa thấy lập lại trên diễn đàn “Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước” ngày 25 tháng 12 năm 2011.

 Trong bài nầy tác giả thuật lại chi tiết 12 ngày Bắc Việt bị một trận bom mưa vào mùa Giáng Sinh năm 1972, để đưa đến việc ký kết Hiệp định Paris ngày 27 tháng 01 năm 1973, dẫn đến ngày quốc hận 30 tháng 4 năm 1975.

Tác giả Trọng Đạt nhắc lại mục đích của trận đánh, diễn tả từng ngày của trận dội bom, còn tham chiếu vài tác giả khác và kết luận là “Tổng Thống Nixon có công cứu vãn sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa”.

Kết luận nầy rất trái ngược với ba quyển sách của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng về cặp Nixon-Kissinger. Vì Võ Nguyên Giáp khi viết về trận nầy dung tựa là “Điện Biên Phủ Trên Không” cũng tham chiếu sách của Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng nên chúng tôi sẽ nêu ra những quan điểm dị biệt giữa hai tác giả “Trận Mưa Bom Giáng Sinh” “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập” để độc giả tiện tìm ra đâu là sự thật lịch sử?

Tại sao nhắc lại việc nầy? Là để gây ra đoàn kết chống Trung Cộng. Ta biết năm 1975 Hoa Kỳ rời bỏ Việt Nam, năm 2010 bà Ngoại trưởng Hillary Clinton trở lại Hà Nội tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ quay lại làm chủ Thái Bình Dương. Đương nhiên là Mỹ chỉ lo bảo vệ quyền lợi của họ, nhưng nghe như vậy thì tất cả các quốc gia trong vùng đều như vớ được phao từ khi Trung Cộng làm Biển Đông nổi sóng.

Cho nên nhu cầu cần thiết để có sự đoàn kết chống Trung Cộng hiện giờ là phải “dám” đoàn kết với Mỹ, tức phải phân tích tội phạm “bán đứng” Việt Nam của Nixon—Kissinger xem có đúng vậy chăng? Hay hai người nầy có công cứu Việt Nam Cộng Hòa mà vì phe Cộng Sản lúc ấy vẫn còn sợ cường quốc Hoa Kỳ, không muốn nước nào dám tin Mỹ nữa, để chỉ còn một mình Trung Cộng là trung tâm vũ trụ, nên thổi phòng lên như vậy để thế hệ sau vì lẽ gì đó mà biến Nixon—Kissinger thành….dân oan?

Do đó, muốn chiến thắng Việt Cộng và Trung Cộng mọi người cần kiên nhẫn đọc và phân phân tích bài “Trận Mưa Bom Giáng Sinh” để tự rút bài học lịch sử.

 Cần mở rộng tầm nhìn

Tác giả Trọng Đạt giúp ta mở rộng tầm nhìn về vai trò của Tổng Thống Hoa Kỳ là gánh vác chuyện cả thế giới chứ không phải chỉ lo cho Việt Nam, nhờ vậy sự xét đoán tương đối công bằng hơn.

Ông viết: 12 ngày của trận dội bom Bắc Việt (18-12 đến 30-12-1972) “ trận lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai” .


Võ Nguyên Giáp – Hồ Chí Minh

Thật vậy, trận nầy Cộng Sản và báo chí thân Cộng còn gọi là “Christmas carpet bombing” để tố cáo Mỹ tàn ác, muốn biến Bắc Việt trở lại thời đồ đá. (stone-age). Nhưng tác giả Trọng Đạt đưa được những con số so sánh cho thấy đó là vu khống quá trớn. Nếu thật sự “trải thảm” thì đừng mong Hà Nội còn ai sống sót! Trong thế chiến II, 9 ngày dội bom tại Đức với số tấn bom ít hơn phân nửa mà giết chết gần 10 lần nhiều hơn 12 ngày “Dội bom trải thảm” tại Bắc Việt. Con số tử vong do chính phe Cộng Sản đưa ra mà 40 năm nay, ít ai chịu tìm tòi để phản tố :

“Mặc dầu Hà Nội la làng “Mỹ đã trải thảm bom lên nhà thương,

trường học, các khu dân cư, phạm vào những tội ác man rợ đối với nhân dân ta”, nhưng chính họ đã cho biết toàn bộ chỉ có 1,624 người thường dân bị thiệt mạng. Với khoảng 20,000 tấn bom được thả xuống Hà Nội, Hải Phòng, sự  thiệt hại dân sự tương đối nhẹ, chỉ có 1,318 người tại Hà Nội và 306 người tại Hải Phòng thiệt mạng, nếu so sánh với chín ngày oanh tạc thành phố Hamburg, nước Đức năm 1944, chỉ có vào khoảng chưa tới 10,000 tấn bom được ném xuống mà có tới 30,000 người bị giết.”

Cộng Sản đòi xóa bỏ Việt Nam Cộng Hòa

Dân Bắc Việt thời chiến tranh và thế hệ trẻ bây giờ nghe Mỹ dội bom chết người Việt Nam như vậy thì thù hận ngút trời.  Nhưng chỉ vì trong hòa đàm Paris bắt đầu từ năm 1968, Bắc Việt cứ đòi xóa bỏ chính phủ VNCH, rồi bỏ họp! Ngày nay biết VNCH tự do sung sướng bội lần hơn XHCN miền Bắc của Hồ Chí Minh, nên đọc bài nầy để hết hận thù Mỹ mà nhìn biết ai là kẻ thù đích thực!

 Sau khi so sánh như trên để biết Không quân Hoa Kỳ dù phải dội bom nhưng rất cố tránh oanh tạc vùng đông dân cư ở Hà Nội và đồng thời tác giả Trọng Đoạt cho ta thấy công lao của Richard Nixon:

“Trong trận oanh tạc long trời lở đất mùa Giáng Sinh năm 1972, Nixon đã một công đôi chuyện, vừa bắt BV trở lại bàn hội nghị và vừa đánh phá tan tành hạ tầng cơ sở miền Bắc: phi trường, nhà ga, kho hàng, tiếp liệu bị hủy hoại. Nixon đã đánh  BV tan nát để sau khi Mỹ rút đi họ sẽ không có khả năng xâm lược miền Nam, như thế ông ta cũng đã làm hết sức mình để cứu vãn sự sụp đổ của VNCH.”

Nixon dội hai trận bom ở Việt Nam năm 1972 để nâng cao ý chí VNCH

Để dễ theo dõi và đo lường “công hay tội” của Nixon-Kissinger, xin nhắc lại những sự kiện xảy ra thời tiền nhiệm và những tổn phí mà Nixon dám làm trong lúc bị Quốc Hội chống đối:

---Tổng Thống LB Johnson (1963—1968) thay Kennedy bị ám sát, gửi nửa triệu quân vào Việt Nam. Cuối thời Johnson đã có biểu tình phản chiến đòi rút quân Mỹ về nước. Sau Tết Mậu Thân năm 68, Johnson tuyên bố không tái tranh cử. Hòa đàm Ba Lê khởi sự từ thời Johnson.

Hồ Sơ Ngũ Giác Đài (Pentagon Papers) ngụ ý nói “Mỹ không thể thắng ở Việt Nam” cũng tạo ra trong thời  nầy.

Nhưng thời Nixon phải gánh hết hậu quả của thời tiền nhiệm để cứu vãn VNCH trong khi hai khối Xô Viết và Trung Cộng đe dọa chiến tranh nguyên tử tiêu diệt “đế quốc” Mỹ.

-- Richard Nixon hứa với dân sẽ rút quân về trong danh dự. Đắc cử, tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống vào tháng 1 năm 1969 tới 1972 là hết nhiệm kỳ I. Tái tranh cử và thắng nhiệm kỳ II (1973—1976), nhưng từ chức từ tháng 8 năm 1974 vì vụ Watergate.

-- Làm chủ Tòa Bạch Ốc năm 1969 thì năm 1970, 1971 là dội bom qua Miên, Lào, nên phải bị nguyền rũa là “mở rộng chiến tranh” , nhưng Nixon vẫn kiên trì lo tiêu hủy ổ vũ khí của Hà Nội chuyển qua 2 nước láng giềng đó để tấn công dẹp bỏ chính phủ miền Nam. Tuổi trẻ hiện cần biết vì sao có bom đạn rơi tại 3 xứ Đông Dương? Vì Nixon đã rút quân nên chịu tốn kém lo huấn luyện, trang bị quân đội VNCH, tức “Việt Nam hóa chiến tranh”.

--Năm 1972 Nixon phải dội bom Bắc Việt tới 2 lần:

          1. Operation Linebacker I từ 10-5 đến 23-10-1972 để trả đũa trận được gọi “Mùa hè đỏ lửa”: Cuối tháng 3-1972, BV đem đại binh tấn công qui mô trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa,  tổng cộng 10 sư đoàn chính qui có xe tăng, đại bác phòng không yểm trợ đánh ba tỉnh lớn Bình Long, Kontum, Quảng Trị cho tới giữa tháng 9-1972 quân đội VNCH tái chiếm cổ thành Quảng Trị và cuộc chiến được gọi Mùa hè đỏ lửa chấm dứt.

      a) BV bị thiệt hại nặng khoảng từ 70 cho tới 100 ngàn cán binh.

      b) VNCH vào khoảng 30 ngàn người tử trận. Không quân và Hải quân Mỹ yểm trợ tối đa, Hoa Kỳ muốn VNCH phải thắng để lấy ưu thế tại bàn hội nghị.

          2. Chiến dịch Linebacker II (Linebacker thứ hai) đây là chiến dịch oanh tạc của không quân nhằm vào BV trong giai đoạn chót của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam từ 18-12 tới 29-12-1972, vì Lê Đức Thọ bỏ họp, Nixon phải ra tối hậu thư để buộc Hà Nội trở lại bàn hội nghị Paris.

Võ Nguyên Giáp nói lý do trong sách “Điện Biên Phủ Trên Không”

Diễn tả trận mưa bom nầy Võ Nguyên Giáp viết rằng: “Chiều ngày 18 tháng 12 năm 1972, Lê Đức Thọ bay về nước đáp xuống sân bay Gia Lâm lúc 16 giờ 45 phút. Cũng khoảng thời gian ấy,  Níchxơn  gửi công hàm như một tối hậu thư, hạn trong 72 giờ ta phải trở lại bàn đàm phán theo những điều kiện của Mỹ.” (“Điện Biên Phủ Trên Không”, Võ Nguyên Giáp, tr. 13).

Nhưng Giáp không hề viết “điều kiện của Mỹ” là vẫn “duy trì chính phủ Việt Nam Cộng Hòa! Trong khi Trọng Đạt thì viết về sự cương quyết của cả NixonKissinger tại Hoa Thịnh Đốn:

“Kissinger từ Paris về ngày 14-12-1972 ông bàn với Nixon sau đó gửi tối hậu thư cho Hà Nội đe dọa nếu BV không trở lại bàn hội nghị trong 72 giờ đồng hồ (3 ngày) sẽ đưa tới hậu quả nghiêm trọng. Cũng trong ngày Nixon ra lệnh phong tỏa cảng Hải Phòng bằng máy bay thả mìn và cho Bộ tư lệnh không quân nghiên cứu kế hoạch oanh tạc trong giới hạn 72 giờ. Nixon  bác bỏ lời Kissinger khuyên Tổng thống lên truyền hình thông báo chiến dịch, ông ra lệnh cho Kissinger mở cuộc họp báo ngày 16-12 để nói cho dư luận biết hòa đàm bế tắc vì BV ngoan cố. Kissinger ám chỉ cho biết chính phủ sẽ có biện pháp mạnh.”


Henry Kissinger đang ngủ gật

Như vậy ta thấy ở đây ngay cả Kissinger cũng rất quyết liệt dùng “biện pháp mạnh” mà Nixon còn “cao tay ấn” hơn, là chỉ thị cho Cố Vấn Kissinger loan báo cho công luận biết là lỗi tại BV làm bế tắc mãi cuộc hòa đàm đã 4 năm rồi!

Tác giả Trọng Đạt viết: “Thời hạn tối hậu thư đã qua, hai hôm sau vào ngày 18-12 , Mỹ mở cuộc oanh tạc Hà Nội. Về sau các sử gia nghiên cứu về cuộc chiến Đông Nam Á đồng ý với quan điểm của Nixon cho rằng BV ngoan cố không chịu trở lại phòng họp. Hai bên đã muốn thương thảo nhưng BV lại từ chối trở lại, họ chờ phiên họp sắp tới của Quốc Hội.”

Tác giả cho biết đó là Quốc hội kỳ thứ 93rd , sẽ họp vào tháng 1/1973. {mà trong hồ sơ vụ án của chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tại San Francisco chống Nguyễn Tấn Dũng có quyển phúc trình của Quốc Hội thứ 92nd , gồm tên những Cộng Sản Mỹ biểu tình phản chiến}.  Chính khối Cộng Sản biết Nixon bị kẹt giữa gọng kềm biểu tình phản chiến và Quốc Hội thắt chặt hầu bao nên họ dùng Việt Nam để bắt chẹt Nixon phải nhượng bộ theo điều kiện của họ. Như vậy rõ ràng không phải Lê Đức Thọ bỏ họp bay về Hà Nội vì phản đối Mỹ ép buộc “ký theo điều kiện của Mỹ” như Võ Nguyên Giáp cáo buộc trong quyển “Điện Biên Phủ Trên Không” để nói về trận Christmas bombing 1972 nầy.  Người Cộng Sản Việt Nam, nhất là tuổi trẻ cần nghiêm chỉnh đọc để biết tội phạm thuộc về ai mà xóa đi trong tâm tưởng những vụ bóp méo lịch sử.

Nixon cho kẻ thù thấy “hậu quả nghiêm trọng” 3 ngày sau tối hậu thư:

 Tóm tắt là các vị chỉ huy ban kế hoạch cho máy bay tới Hà Nội làm ba đợt vào ban đêm, mỗi đợt cùng đi một đường, cùng cao độ, các oanh tạc cơ bay theo đội hình ba chiếc (cells) để tăng hiệu quả.

Mỗi khi ném bom xong các máy bay sẽ quay về phía tây mà Bộ tham mưu gọi là chuyển hướng sau mục tiêu (post-target turns, gọi tắt PTT), sự chuyển hướng này sẽ có hai hiệu quả không thuận lợi cho các oanh tạc cơ B-52 có thể hướng vào cơn gió mạnh ngược chiều, nó sẽ làm giảm tốc độ còn 185 km/giờ và sẽ kéo dài thêm thời gian ở tại mục tiêu có thể làm giảm hiệu quả đội hình cũng như trở thành bia cho radar của hỏa tiễn SAM dưới đất.

Vì đợt ba tái diễn như hai lần trước, ngựa quen đường cũ đã đưa tới thảm bại cho Mỹ, 6 B-52 bị bắn rơi trong đêm thứ ba (gồm hai B-52D và bốn B-52G), sự thiệt hại nặng của những B-52 trị giá 8 triệu đô la khiến Quốc Hội và người dân phẫn nộ, họ yêu cầu chấm dứt oanh tạc.

 Chỉ có hai trong số tám người của phi hành đoàn được cứu thoát. Chiến dịch gây phản ứng dữ dội, Bộ chỉ huy không quân bị áp lực nhiều phía: “Chấm dứt cuộc tắm máu này!” nhiều sĩ quan cao cấp trong Bộ chỉ huy không quân cho rằng ta có thể mất nhiều oanh tạc cơ và thuyết ưu thế của không quân có thể vô nghĩa.

Như  ý kiến của sử gia về không quân Earl Tilford:

“Sau nhiền năm oanh tạc những khu rừng không phòng ngự và thói quen phác họa kế hoạch chiến tranh nguyên tử đã nuôi dưởng một định kiến trong tư tưởng các vị chỉ huy suýt đưa tới tai họa… chiến thuật nghèo nàn kết hợp với tính tự tin quá cao đã khiến cho mấy đợt bay tấn công đầu tiên của chiến dịch thành cơn ác mộng cho các phi hành đoàn B-52”

(Wikipedia, Operation Linerbacker II)

 Như vậy nên Võ Nguyên Giáp cho là họ “thắng” trong trận “Điện Biên Phủ Trên Không” vì ngay sử gia không quân Mỹ cũng thành thật cho là “cơn ác mộng”. Nhưng nhờ sự thành thật cho biết lý do của sự thất bại nên vị Tổng tư lệnh quân đội là Tổng Thống mới biết mà thay đổi kế hoạch để chuyển bại thành thắng: thay vì tấn công nhiều đợt, các oanh tạc cơ có thể đánh và rút tại mục tiêu trong vòng 20 phút, các pháo đài bay này có thể đến từ nhiều hướng và nhiều cao độ khác nhau. Các oanh tạc cơ có thể tùy nghi muốn rút theo đường nào thì rút, kế hoạch rút về hướng tây (post-target turns) trước đây bị loại bỏ.  

Tổng tư lệnh Richard Nixon cho lệnh tiếp tục sau ba ngày coi như “thua trận” vừa qua.

Tác giả Trọng Đạt viết tiếp: Bắt đầu tối thứ tư 21-12-1972 cho đến ngày chót của chiến dịch, là ngày thứ 11 tức ngày 29-12 là trận oanh tạc cuối cùng, ta thấy không quân Mỹ cố tránh dội thẳng vùng đông dân như thủ đô Hà Nội, mà thường oanh tạc các kho xăng dầu nhiên liệu Hải Phòng, ga xe lửa, phi trường để chận đường tiếp tế của Nga Xô và Trung Cộng.

Chỉ có  ngày 22-12 một cánh của bệnh viện Bạch Mai ngoại ô Hà Nội bị một chuỗi bom lạc đánh trúng. Sự thiệt hại đã khiến Bắc Việt và các nhà phản chiến Mỹ la ó lên, (phụ chú của Việt Nữ: mà không la hỏi tại sao) bệnh viện này cách đường bay của phi trường Bạch mai chỉ 100 mét và một kho quân sự chỉ cách đó chưa tới 200 mét? (phụ thêm: Không hỏi tại sao khi) bệnh nhân đã được di tản hết nhưng 28 bác sĩ, y tá, dược sĩ  (phụ chú: để lại làm gì để “không may”) bị thiệt mạng? {Trong “Lời cuối cùng” của chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh có trả lời những câu hỏi nầy}

Tác giả Trọng Đạt đã cho thấy “cái chất thép” khi phải gồng chịu nguyền rũa từ tứ phía mà Nixon phải gánh chịu để bảo vệ VNCH và danh dự Hoa Kỳ, nên ông nóng giận khi bị TT Thiệu từ chối ký hiệp ước:

“Đêm thứ sáu 23-12 các oanh tạc cơ cũng tránh Hà Nội và tấn công các vị trí hỏa tiễn địa không tại phía bắc thành phố và không bị thiệt hại máy bay nào, đêm hôm sau cuộc hành trình may mắn (cũng tránh Hà Nội) tiếp tục. 30 chiếc oanh tạc cơ từ U-Tapao đến thả bom kho hàng thuộc địa phận Hà Nội, Văn Điển, phi trường Quảng Tề.

Sau trận oanh kích ngày 24 -12-1972, chiến dịch tạm ngưng 36 giờ nghỉ lễ Giáng Sinh 1972, trong khi đó các nhà kế hoạch gia không quân vẫn làm việc, họ duyệt lại chiến thuật cho giai đoạn kế tiếp tức giai đoạn chót.

Ngày 26 -12-1972, tổng cộng 120 oanh tạc cơ cất cánh ném bom ga xe lửa Thái Nguyên, Kinh Nỗ, đường xe lửa Đức Nội, Hà Nội, Hải Phòng và khu nhà ga Vân Điển…Các oanh tạc cơ được 113 máy bay chiến thuật yểm trợ như thả những miếng lá kim loại dát mỏng phá rối radar BV, hộ tống, phá hủy các dàn hỏa tiễn địa không…

Hệ thống phòng không của BV mặc dù còn hữu hiệu nhưng bị tràn ngập bởi số lượng máy bay lớn cũng như  rất khó tìm ra máy bay trong khoảng thời gian ngắn và bị màn dầy đặc của các miếng kim loại dát mỏng do máy bay chiến thuật thả xuống. BV đã bắn lên khoảng 950 hỏa tiễn trước đây, kho tên lửa nay đã gần cạn, họ chỉ bắn lên được 68 quả SAM trong chiến dịch này.

Ngày thứ 10 tức 28-12-1972 tổng cộng có 60 B-52 đánh vào các mục tiêu thuộc địa phận Hà Nội (gồm cơ sở cung cấp hỏa tiễn địa không), trong khi đó đợt năm đánh ga xe lửa Lạng Đăng ở Tây Nam Lạng Sơn, một số lớn các tuyến đường vận tải từ Trung Cộng. Không có máy bay nào bị rớt trong chiến dịch này…v v..”  Tóm lại là chỉ dội bom vừa đủ mạnh để buộc Lê Đức Thọ phải quay trở lại Ba Lê để: Thương lượng và ký kết.”(Hết trích)

Thấy mình khởi mạnh trở lại là ngày 22-12-1972 Nixon gởi thơ kêu gọi Hà Nội trở lại bàn hội nghị để bàn thảo…Vì giai đoạn nầy quân đội VNCH đã lên tinh thần và Nixon biết đã đủ sức một mình bảo vệ đất nước, bởi vũ khí nhận của CS Quốc Tế  Liên Xô từ bờ biển Hải Phòng, của Trung Cộng từ Lạng Sơn đem vào Lào, Miên đã bị tiêu hủy tan tành hết rồi.

Nhưng vì thư nầy mà Võ Nguyên Giáp cho là do phe ông ta thắng nên Nixon mới chịu xuống nước! Nhưng như trên ta đã biết rõ, trong khi hai bên đang trao đổi qua lại thì Nixon vẫn tiếp tục 7 ngày oanh tạc, triệt hạ hết vũ khí phòng không của Bắc Việt thì Nixon không muốn “dồn chó tận chân tường”, nên lại gửi thư đề nghị rất khéo léo, không có tính bắt buộc, rằng: “muốn tiếp tục các cuộc đàm phán về kỹ thuật, thủ tục bắt đầu ngày 2-1-1973 và ông sẽ ngưng oanh tạc nếu BV đồng ý.” Bắc Việt thỏa thuận và Nixon ngưng chiến dịch dội bom trên vĩ tuyến 20 từ ngày 29-12.

Lý do Nixon—Kissinger có những lời hằn học với Tổng Thống Thiệu

 Trọng Đạt viết: “Nay vấn đề trở ngại là sự đồng ý của TT Thiệu, Nixon cố gắng trấn an ông bằng lá thư ngày 5-1-1973 rằng:

“Xin cam kết với ông chúng tôi sẽ tiếp tục yểm trợ trong thời gian sau khi ký kết và sẽ trả đũa hết mình nếu BV vi phạm thỏa hiệp”

Theo Walter Isaacson trong “Kisinger, A Biography” trang 486, những thư cam kết do Kissinger bí mật soạn cho TT Nixon không hỏi ý kiến Quốc hội, lý do không có gì khó hiểu: Kissinger biết rõ nếu đưa ra công luận bàn bạc sẽ bị Thượng viện đánh chìm ngay.”

Cuối cùng, ngày 9-1-1973 Kissinger và Lê Đức Thọ trở lại Paris…

Tuy quá đổi gian nan như vậy mà ông Thiệu vẫn không chịu, nên ngày 14-1-1973, TT Nixon phải hăm dọa:

“Tôi đã nhất quyết tiến hành ký Hiệp Định vào ngày 23-1-1973. Nếu cần tôi sẽ đơn phương ký với họ.” (Wikipedia, Operation Linebacker II) (Hết trích)

 Đây là câu uẩn khúc lịch sử trong giai đoạn chót của hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam: phe Cộng Sản lấy đó mà khinh bỉ VNCH vì theo “đế quốc tư bản” nên bị nhục. Còn phe phản chiến thân Cộng thì nguyền rũa Nixon--Kissinger là đã chà đạp “kẻ tôi tớ dưới tay” khi muốn cuốn cờ!

Trong khi Richard Nixon vì bị dồn nhét phải dội bom long trời lỡ đất 12 ngày đêm nên buông lời thô lỗ, nhưng thâm tâm ông vẫn kính trọng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Chính Trọng Đạt trích dẫn lời Nixon trong quyển “No More Vietnams” trang 167, ông  đã xác nhận Tổng Thống Thiệu rất tự trọng:

“Chỉ khi chúng tôi tuyên bố nếu cần chúng tôi sẵn sàng ký Hiệp định dù ông  không ký thì lúc ấy ông Thiệu miễn cưỡng phải ký”     

Ông Trọng Đạt còn nhấn mạnh rằng: “TT Nixon cũng đã nói cho ông Thiệu biết nếu miền Nam không chịu ký kết Hiệp định, gây trở  ngại cho hoà đàm thì Quốc Hội Mỹ sẵn sàng ra luật chấm dứt chiến tranh vào tháng 1-1973, cắt đứt viện trợ,  bỏ rơi VNCH để đánh đổi lấy 580 tù binh Mỹ tại Hà Nội. Theo Nixon từ 1969  Quốc hội  Mỹ đã nhiều lần định bỏ rơi VNCH để đổi lấy hoà bình .”

Hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã như vậy để biết lý do của những lời “hổn hào, vũ phu” được giải mật sau nầy mà nhiều người chỉ dùng để tin rằng vì Nixon-Kissinger muốn “bán đứng” Việt Nam mà thêm thù hận!

Nhận xét chính xác về vai trò lịch sử của chiến tranh Việt Nam.

Trọng Đạt viện thêm nhận xét của tác giả Nguyễn kỳ Phong ở Texas để có thêm “đồng chí” về cuộc chiến tại Việt Nam:

            “Nhưng ý định của Hoa Kỳ trong cuộc dội bom phủ đầu năm 1972 không còn ý nghĩa quân sự nữa mà cuộc dội bom chỉ là một thái độ chính trị: Hoa Kỳ chỉ muốn CSVN trở lại hội nghị, kết thúc cuộc chiến trên giấy tờ, để Hoa Kỳ có thể rút khỏi Việt Nam – dù hiệp ước đó có bất lợi cho Hoa Kỳ và VNCH đến đâu. Và Hoa Kỳ đã đạt được ý định sau 11 ngày dội bom”

(Nguyễn kỳ Phong ,Vũng Lầy Của Bạch Ốc, trang 300)

  Tưởng quí vị còn nhớ  tác giả Nguyễn kỳ Phong cũng đã phê bình quyển “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng là không trung thực, có ác ý với Kissinger, Robert McNamara, có nhiều tham chiếu hình như ông Tiến sĩ đọc và còn “hiểu lầm” tiếng Mỹ, nhất là muốn dành công lao về cho mình một cách sai sự thật nên sách mất nhiều giá trị, xin chờ viết quyển khác ích lợi hơn! Chúng tôi sẽ trở lại sách phê bình nầy.

Tác giả Trọng Đạt còn chứng minh những sai lầm của cựu nhân viên FBI tên Ted Gunderson

Người ta vẫn tiếp tục tung tin để kết tội Nixon, Trọng Đạt viết, chẳng hạn:   “Sau ngày 30-4-1975 nhiều người ở miền Bắc vào Nam cho biết nếu Mỹ ném bom thêm một tuần nữa thì BV sẽ phải đầu hàng vì chịu không nổi. Gần đây có nguồn tin một cựu nhân viên FBI tên Ted Gunderson tiết lộ rằng một sĩ quan lãnh sự Mỹ lãnh sự tại VN đã nghe vào đầu xuân năm 1973 từ phòng truyền tin tại Sài Gòn lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Bắc Việt trong trận oanh tạc của Mỹ đầu xuân 1973 (tức trận oanh tạc Giáng sinh 1972), thế nhưng CIA đã thay thế toàn bộ nhân viên của phòng truyền tin và ém nhẹm đi tin này để cho sự điều đình giữa Tổng thống Nixon và Mao được xúc tiến và dâng miền Nam cho CS qua Hòa đàm Paris.”

 Ông Trọng Đạt cho luận điệu trên là sai lạc: “Tin đồn do những người ngoài Bắc đem vào Nam và tin của Ted Gunderson hoàn toàn sai lạc vô căn cứ, trước hết TT Nixon cho oanh tạc BV là để đưa họ trở lại bàn hội nghị như đã nói ở trên, họ chỉ muốn ký hiệp định Paris rồi rút quân về nước (The terms of peace had also changed as the United States went from wanting victory to settling for an easy exit – Wikipedia, Linebacker II bombing raid). Ngoài ra đối với BV, Mỹ không có tư cách để buộc họ phải đầu hàng như đã buộc Nhật đầu hàng năm 1945. Đối với VN, Mỹ tham chiến chỉ  là để trợ giúp VNCH tự vệ chống CS, giữ toàn vẹn lãnh thổ miền Nam chứ không phải để chiếm miền Bắc.”

Về chiến thuật “làm lì” của Cộng Sản, Trọng Đạt viết:

“Trong thời gian chiến tranh Lê Duẫn {cả Võ Nguyên Giáp nữa} đã từng nói sẵn sàng nướng thêm một hai triệu người nữa để tiếp tục chiến đấu.

Năm 1989 tác giả bài viết này có dịp nói chuyện với một Trung tá CSBV đã giải ngũ về cuộc oanh tạc Giáng sinh 1972, ông ta bảo:

“Bây giờ hết coi là bí mật thì tôi mới dám nói, ngay hôm máy bay Mỹ ném bom dữ dội, các đường dây diện thoại bị đứt hết, trung ương mất liên lạc với địa phương, sau mười ngày oanh tạc, hai bên cùng đuối và rồi Mỹ phải ngưng cuộc tấn công”.     

 Trong phim VietNam a Television History (Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình) do các ký giả, sử gia Mỹ, Anh, Pháp thực hiện đã được chiếu ở VN giữa thập niên 80,  đoạn nói về Mỹ ngưng ném bom như sau:

“Cuối tháng 12-1972 Hoa Kỳ ngưng ném bom BV, không phải vì bị thế giới lên án, cũng không phải vì người dân Mỹ biểu tình chống đối mà vì sự thiệt hại nặng nề của không quân trong chiến dịch này”.

Ý kiến của cựu Trung tá CS và nhận định của cuốn phim như trên đều không đúng sự thật, như đã nói ở trên phòng không của BV cuối tháng 12 đã hoàn toàn kiệt lực, số tên lửa tồn kho đã cạn sạch khiến họ phải xin chịu ngồi vào bàn hội nghị, vả lại “Chiến thuật Lì” không còn ăn khách, hiệu lực . Mỹ ngưng oanh tạc cũng vì các mục tiêu để đánh phá cũng không còn, hạ tầng cơ sở BV đã bị oanh tạc tan nát hết, không còn gì để triệt hạ nữa.

(The final two days of Linebacker II encountered only one problem: a lack of suitable targets –Wikipedia,  Linebacker II bombing raid).    

“Người Mỹ ký hiệp định Ba Lê với mục đích rút ra khỏi vũng lầy VN đồng thời trao đổi tù binh Mỹ. Quyền lợi chính của miềnNamkhông được chú trọng đến. Hiệp địnhParis được ký kết để tránh cho nước Mỹ khỏi phải cấu xé nhau tan nát.

Theo Nixon (trong No more Vietnams), sau khi ký Hiệp định Paris, VNCH mạnh hơn miền Bắc vì CSBV bị tổn thất quá nặng trong trận  mùa hè đỏ lửa 1972, khoảng từ 70 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh bị thiệt mạng, 75% số xe tăng bị bắn cháy. Cộng thêm trận oanh tạc Giáng sinh 1972, BV bị kiệt quệ về vũ khí đạn dược. Nhưng sau Hiệp định, Hà Nội  lại được  CS quốc tế viện trợ đều đặn và dồi dào trong khi  Quốc hội Mỹ đã cắt giảm viện trợ xương tủy VNCH đưa tới sụp đổ tháng 4-1975” (Hết trích)

 Kết luận nầy của tác giả Trọng Đạt rất đúng, vì chính Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, hiện là Chủ tịch Á châu-Thái Bình Dương của Quốc Hội Mỹ trong bài “Chung chăn gối với kẻ thù”cũng xác nhận là sau khi Nixon đã từ chức năm 1974, chính Quốc Hội Dân Chủ Mỹ đã giao Việt Nam cho Cộng Sản.

 Đọc “Trận Mưa Bom Giáng Sinh”, người bình dân chỉ thấy vũ khí giết người, nhưng tác giả Trọng Đạt nêu lên đầy đủ toàn diện tình hình Quốc Tế Cộng Sản Lưỡng Cực: Xô Viết và Mao Trạch Đông lúc ấy,  mà Tổng Thống Mỹ Richard Nixon phải dụng công gây cho chúng nghi kỵ nhau, để làm yếu chúng đi. Việc nầy quyển “Hồ Sơ Mật Dinh Đôc Lập” của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng cũng có nói rõ. Chính Võ Nguyên Giáp cũng tham khảo từ sách của hai vị nầy (Richard Nixon và  Nguyễn Tiến Hưng).

 Chính hai Tổng Thống Hoa Kỳ thật sự muốn hòa bình:

 Sau Tết Mậu Thân tháng 1/68, Johnson cho dội bom Bắc Việt để trả đũa tội tổng tấn công miền Nam, nên Hà Nội chịu đàm phán từ tháng 5-1968, Hồ Chí Minh lúc ấy còn sống, không biết tội để thực tâm tìm kiếm hòa bình, lại đòi them. Trọng Đạt cho biết: Tổng Thống Johnson lại chìu chuộng hơn:

“Hà nội khăng khăng đòi Mỹ phải ngưng oanh tạc toàn diện miền Bắc.  Ngày 31-10-1968 Johnson nhượng bộ cho ngưng dội bom trên toàn miền Bắc.”

Nếu vì có “đế quốc” Mỹ chiếm đóng nên mới có chiến tranh, thì thời Tổng Thống Nixon đã cho rút quân Mỹ về nước như đã hứa với quốc dân khi ứng cử. Nhưng Hồ Chí Minh tham lam, còn đòi xóa bỏ Việt Nam Cộng Hòa mà Mỹ, từ Johnson (Dân Chủ) đến Nixon (Cộng Hòa) đều quyết lòng bảo vệ nên mới có cuộc dội bom dù Hồ đã chết rồi đó. Tác giả Trọng Đạt nhắc lại:

“Hòa đàm thực sự bắt đầu dưới nhiệm kỳ chính phủ Cộng Hòa Nixon, nhậm chức đầu năm 1969. Hà Nội ngoan cố đòi hai điều kiện tiên quyết: Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, lật đổ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu để thay thế bằng chính phủ lâm thời ba thành phần. Hoa Kỳ rút quân dần dần mỗi năm, từ 530 ngàn người Mỹ đóng ở miền Nam 1968 cho tới 1972 chỉ còn vài chục nghìn người, Bắc Việt vẫn  ngoan cố đòi phải lật đổ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu.”

  Biểu tình phản chiến và quốc hội Mỹ giúp Cộng Sản thêm lì lợm

  Trọng Đạt còn nêu rõ thêm lý do đưa đến những “ngoan cố” của Cộng Sản là nhóm biểu tình phản chiến và Quốc Hội Mỹ lúc đó:

  “Sở dĩ BV ngoan cố không chịu đàm phán nghiêm chỉnh vì họ đã được phong trào phản chiến và Quốc hội Mỹ gian tiếp hoặc trực tiếp yểm trợ.  Theo Nixon (trong No More Vietnams trang 127) hành động của đám sinh viên bạo động đã khuyến khích CSBV gây chiến không chịu đàm phán nghiêm chỉnh. Bọn biểu tình vô tình kéo dài chiến tranh làm lợi cho CS. Tại cuộc hòa đàm đại diện BV đã nhiều lần hỗn hào chửi bới phái đoàn Mỹ, họ nắm được cái tẩy của hành pháp Mỹ đang gặp khó khăn vì bị Quốc hội và phản chiến chống đối.”

Quyển “Hồ Sơ Mật Dinh Độc lập” nói gì về phong trào phản chiến?

 Việc nầy chính trong quyển “Hồ Sơ Mật Dinh Độc lập” xuất bản tại

Mỹ năm 1986, mà Võ Nguyên Giáp có tham chiếu,  Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng cũng biết rất rõ mối nguy hại của phong trào phản chiến khi còn là giảng sư Đại học ở Hoa Thịnh Đốn đến đổi muốn tìm cách chống lại.

            Nguyên văn của người giới thiệu sách: “Trong môi trường của đại học, anh (Hưng) đã bắt đầu tìm mọi cơ hội để chống lại phong trào phản chiến.” “Tháng 3 năm 1968, nghe tin Tổng Thống Lyndon Johnson sẽ không ra tranh cử nữa. Anh linh cảm thấy ngay một thay đổi lớn trong chính sách của Hoa Kỳ đối với miền Nam Việt Nam.” “Mùa hè 1969, Hưng thảo bức thư đầu tiên gửi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong thư, anh phân tách sự chống đối chiến tranh của sinh viên Hoa Kỳ và thái độ thù nghịch của báo chí Mỹ đối với ông Thiệu cũng như các tướng lãnh bị buộc tội tham nhũng.”

Tiến Sĩ Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng ở Mỹ là nhân chứng thấy chuyện phản chiến đã dữ dội từ năm 1966 và đã “Thấy chiều hướng rút quân của Hoa Kỳ tăng gia tốc” nên báo cho TT Thiệu biết về “những áp lực nặng nề đối với Nixon do nhóm sinh viên chống quân dịch và phản chiến muốn chấm dứt chiến tranh ngay tức khắc.” Kế đó là chuyện xuất bản tập “Tài liệu Ngũ Giác Đài” do nhóm chuyên viên của Bộ Quốc Phòng tiết lộ, ông Tiến Sĩ cũng biết hết. (HSMDĐL, Nguyễn Tiến Hưng, tr.13,14&15)

 Chiến đầu mà mất ý chí chiến thắng ngay từ thời Johnson như thế đó, tức nhiên Nixon phải giữ lời hứa sẽ “rút quân về” khi ứng cử. Sau khi tuyên thệ nhậm chức lãnh đạo Hành Pháp, Nixon biết chắc chắn Quốc Hội sẽ cắt viện trợ, nên kéo dài còn bị chết chốc nhiều hơn nữa; rồi ông còn những gia đình binh sĩ gỏ cửa thúc hối tin tức gia đình họ trên chiến trường Đông Dương, cộng với hàng trăm ngàn dân chúng biểu tình phản chiến đòi “Ending The War” cứ ngày 15 mỗi tháng  một lần ở khắp nước Mỹ, (phụ chú của Việt Nữ: người lãnh đạo lúc đó là John Kerry mà lời nói sau cùng cũa chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tại SF có kết án ông ta, năm 2002 là đương kiêm Thượng Nghị sĩ QH Mỹ) . Nên là Tổng Thống, Nixon phải rút quân để có hòa bình, nhưng  “trong danh dự” nên khi Hà Nội chịu ký hiệp định “Vãng hồi hòa bình”, Kissinger mang qua Việt Nam tưởng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng chịu ký nên Kissinger vui mừng báo tin “hoà bình trong tầm tay”.  Nhưng vì có nhiều điều bất lợi cho VNCH nên Tổng Thống Thiệu đã cương quyết không chịu ký. Tổng Thống VNCH rất xứng đáng.

Nhưng những lời vô lễ, tàn nhẫn, cả đe dọa “cắt cổ” T T Thiệu buông ra từ cặp Nixon-Kissinger là trong cảnh dầu sôi lửa bỏng của người ngay khi bị “trói tay” mà còn bị “đốt”!!! Chỉ vì Nixon nắm trong tay sinh mạng hàng chục ngàn người Mỹ cùng 480 tù binh, và tương lai cả triệu dân Việt, Miên, Lào mà ông biết chính túi tiền Quốc Hội sẽ thắt lại nhưng mình bất lực vì luật phân quyền của Hoa Kỳ, nên nếu người ngòai cuộc là thế hệ sau đọc lại những chữ “vô nhân đạo” từ  hồ sơ giải mật hay từ báo chí ác ý nhắc lại để người nghe thấy ghét Nixon-Kissinger là quá phiến diện và bất công, có hại cho hòa bình thế giới.

 Chính trong quyển “Hồ Sơ Mật Dinh Độc lập”, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng sau khi tả về nhóm phản chiến từ thời Johnson, còn viết tới lối ngoại giao của Nixon là: “Sẽ chấm dứt mối lo sợ của Trung Cộng  rằng “tên trùm đế quốc chủ nghĩa xâm lược Đông Nam Á” của họ bằng chính sách mới gồm ba điểm: hòa hõan với Nga, khai thác những tranh chấp giữa Nga và Trung Cộng và bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng. “Ông sẽ kêu gọi sự giúp sức của cả Nga lẫn Tàu nhằm thuyết phục Bắc Việt, là Hoa Kỳ thành thực muốn chấm dứt chiến tranh” .”(HSMDĐL, tr. trang,15)

 Người Việt chúng ta bị mất nước, đọc như vậy dễ căm hờn rằng Kissinger sang Tàu chỉ để bỏ ta, sự thật không phải vậy như tác giả Trọng Đạt đã trình bày phần trên, mà Tiến Sĩ Hưng cũng vừa xác nhận là lúc ấy Mỹ có hai kẻ thù, và ý đồ của Nixon là “khai thác những tranh chấp giữa Nga và Trung Cộng”. Vậy chiến tranh Việt Nam là một trận chiến trong một cuộc chiến dài giữa hai khối độc tài tam vô và  tự do dân chủ, mà chính phủ VNCH  tuy không hoàn hảo, nhưng được tự do dân chủ bội lần hơn miền Bắc, nên Nixon oai dũng dám vượt mọi trở ngại, kể cả mất chức để bảo vệ. Rõ ràng là trọng trách Nixon không phải đi Trung Cộng năm 1972 chỉ vì mục đích bắt tay Mao Trạch Đông để “bán đứng” Việt Nam.

Anh hùng Richard Nixon

Thời còn làm Phó Tổng Thống, năm 1958 Cộng Sản đã theo định ám sát tại Venezuela, Nam Mỹ. Từ khi Tổng Thống Kennedy bị ám sát, đội bảo vệ lãnh đạo quốc gia càng ngày càng được huấn luyện cẩn mật hơn, tới mức phải dùng thân mình che đạn cho Tổng Thống, nên giá lương bổng vô cùng tốn kém. Như giá bảo vệ Tổng Thống Barack Obama lên đến 1 tỉ 400 triệu MK một năm. Nhưng cái anh hùng của Nixon là gồng mình lãnh chịu những búa rìu suýt chết từ những việc do những người tiền nhiệm gây ra; chứ không luôn miệng trút tội cho Kennedy, Johnson như Barack Hussein Obama đổ tội nợ nần ngập đầu là do Tổng Thống George W. Bush (Bush con) để lại!

 Cái hùng của Nixon là vẫn dám dội bom Miên, Lào, Bắc Việt tiêu diệt được ổ vũ khí khổng lồ của CS để bảo vệ VNCH, nên Hà Nội không dám đòi xóa bỏ miền Nam nữa, nhưng lại bày trò giả dối khác. Trọng Đạt viết: “Nên gần 3 tháng trước Lễ Giáng Sinh 1972, Kissinger và  Lê đức Thọ đã gặp nhau, không còn việc đòi bỏ chính phủ Thiệu như 4 năm nay; nhưng đòi lập chính phủ ba thành phần, thực hiện bầu cử tại miền Nam VN, lập Hội đồng quốc gia hòa giải dân tộc,  mọi hành động của hội đồng mới phải có sự đồng ý của TT Thiệu… vv…”(Hết trích)

 Thật ra Richard Nixon vốn con nhà “quaker”, tức gia đình theo chủ nghĩa hòa bình, sâu đậm với truyền thống Cơ Đốc giáo, đêm nào cũng phải đọc một đoạn Thánh kinh mới được đi ngủ. Khi mới đậu làm Luật Sư, chỉ lo những vụ ly hôn, tài sản, Nixon cũng khuyên hai bên nên hòa giải, không nên cải cọ nhau. Mẹ và bà thì chọn chủ nghĩa hòa bình Quaker bất kể giá nào, dù khi đất nước bị Phát Xít Nhật tấn công, con tòng quân nhưng chỉ ở hậu phương phục vụ các bà cũng rất buồn, còn Nixon thì lại muốn đi ra chiến đấu như mọi người mới công bình. Hòa bình theo Quaker, đối với Richard Nixon chỉ có hiệu quả  nếu đương đầu mới kẻ thù văn minh và nhân đạo, còn với khuôn mặt man rợ như Hitler và Tojo của Phát Xít Nhật thì chẳng khác nào khuyến khích chúng gây thêm chiến tranh.

Năm 1942, chàng trai trẻ Nixon (1913—1994) tòng quân vì yêu nước khi đất nước bị tấn công (Trân Châu Cảng) chứ chưa hiểu nhiều về Cộng Sản vì Stalin còn đang cùng Tổng Thống Mỹ Truman chống Hitler-Ý-Nhật. Nhưng khi lớn lên, 8 năm là Phó Tổng Thống thời Eisenhower (1953—1960) phải trực diện với Quốc Tế Cộng Sản, Nixon thấy rõ hơn ai hết âm mưu ghê tởm của CS; họ  giết người còn nhiều hơn Hitler bội phần, nên khi làm Tổng Thống, người hòa bình Quaker Nixon mới trở thành “con người thép” được!

 Với truyền thống “Quaker”, bản chất Tổng Thống Richard Nixon là thật tâm  nhân nhượng, đàm phán để tìm hòa bình cho thế giới. Ông cho đó là trọng trách Hoa Kỳ phải ngoại giao thế nào để  Liên Xô chịu tài giảm và kiểm soát được vũ khí nguyên tử, nên những cuộc họp thượng đỉnh về việc nầy là tối quan trọng. Do đó Nixon tới Bắc Kinh năm 1972, rồi ba tháng sau tới Mạc Tư Khoa, đã đủ cho họ sanh nạnh, nghi kỵ nhau; còn Hà Nội cũng sợ không biết hai bậc đàn anh của mình có nhge lời Mỹ mà bỏ rơi mình không?? Nixon tới Mạc Tư Khoa năm 1972, và mỗi năm sau tức 1973 cả 1974, tất cả ba lần họp thượng đỉnh, ký được hiệp ước tài giảm vũ khí chiến lược nguyên tử SALT (Strategic Arms Limitation Talks) trước khi từ chức vì vụ Watergate tháng 8—1974. 

 Chính nhà biên khảo Minh Võ, tác giả nhiều sách giá trị, như “Hồ Chí Minh, tổng hợp”, cũng đồng ý là nhờ Tổng Thống thứ 37th  của Hoa Kỳ là Richard Nixon mà Tổng Thống thứ 40th  Ronald Reagan tiếp tục khiến bức tường Bá Linh sụp đổ năm 1989 không cần một tiếng súng; kéo theo khối Xô Viết tan rã năm 1991.

Sơ lược như vậy đủ thấy Nixon—Kissinger chịu hi sinh, bị thóa mạ do dân Mỹ đã đành vì có sự tốn phí 25 tỉ đô mỗi năm tiền thuế của họ và cả xương máu con em họ; và các chiến sĩ VNCH phải chịu đem xương máu ra chiến trường không biết thần chết mang đi lúc nào nên họ thù oán còn hiểu được. Nhưng còn những vị trí thức, công thần của Tổng Thống Thiệu cũng thù nữa, thì giờ đây cần thật tâm nhìn lại sự thật là Nixon—Kissinger có công cứu VNCH và khiến thế giới chỉ còn một Đệ tam Quốc Tế Cộng Sản là Trung Cộng để các quốc gia cùng đoàn kết với Mỹ để đối phó.

Bây giờ đúng là rất hợp “thời gian tính” để mọi người trong lẫn ngòai nước mỗ xẽ tường tận về  hậu quả đó rồi tìm nguyên nhân của “Trận mưa bom Giáng Sinh” lịch sử nầy để năm mới 2012 tâm hồn mọi người được “tẩy sạch”  hận thù không đúng kẻ thù.

Xin đừng để người cứu dân tộc ta trở thành người làm ơn mắc oán”, nếu muốn chiến thắng Việt Cộng và Trung Cộng.

Ngày hôm nay cũng là ngày ai còn sống sót trên “Cánh đồng chết” (The Killing Fields) coi như ngày sinh nhật thứ hai của họ, dân tộc Miên cử hành lễ mừng 30 năm thoát nạn diệt chủng do Cộng Sản Miên giết trên 2 triệu người Miên khi Mỹ rút khỏi Đông Dương, một thảm họa đẩm máu mà Tổng Thống Richard Nixon đã tuyên bố với đám biểu tình đòi rút quân để có hòa bình rằng: “Hòa bình của Hồ Chí Minh là nền “hòa bình của nghĩa địa!”