Người Thượng Nổi Dậy Nữa |
Tác Giả: Vi Anh | ||||
Thứ Ba, 10 Tháng 5 Năm 2011 20:54 | ||||
Đồng bào Thượng nổi dậy nữa, đông đảo hơn, dài ngày hơn. Nhậy cảm hơn, ngay tại vùng và gần ngày CS kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ gồm thâu Miền Bắc trong thập niên 1950 và đúng ngay ngày 30 tháng 4 CS gồm thâu Miền Nam trong thập niên 1970. Theo nhận định của thông tấn xã Pháp AFP, có lẽ đây là cuộc biểu tình phản đối nhà cầm quyền nghiêm trọng nhất của các sắc dân thiểu số tại Việt Nam, từ sau phong trào nổi dậy rầm rộ trong hai năm 2001 và 2004 của các sắc tộc thiểu số tại vùng Cao Nguyên Trung phần Việt Nam. Lúc bấy giờ, người Thượng nổi dậy tràn ra quốc lộ. Nhà cầm quyền CS Hà nội đã dùng quân đội có cả trực thăng võ trang yễm trợ để mạnh tay trấn áp khiến cho khoảng 1.700 người Thượng đã phải chạy qua lánh nạn tại Cam Bốt và được Mỹ giúp tỵ nạn CS, cho định cư ở Mỹ. Còn hơn hai kỳ trước, kỳ này CS Hà nội qua lịnh của Tướng Trần Quang Khuê, Tham mưu trưởng Quân đội VNCS, quân đội VNCS và quân đội Lào Cộng đã được điều động tới khu vực Điện Biên từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5. Theo nguồn tin rất phổ thông của một tổ chức Mỹ đấu tranh cho quyền lợi người Thượng thiểu số ở VN, Center for Public Policy Analysis, ra thông cáo báo chí cho biết CS Hà nội đã dùng quân lực đàn áp, đã làm ít nhất 28 người Hmong chết, 33 bị thương và hàng 100 người mất tích. Được biết theo Ngân Hàng Thế Giới gần đây cho biết, VN có khoảng 53 sắc tộc thiểu số, tổng cộng khoảng 10 triệu người; trong đó có gần 790.000 người Hmong. Người Hmong ở Điện Biên có thể có quan hệ mật thiết với người Hmong ở Lào. Đa số người Hmong theo Tin Lành trong trào lưu chung như người nhiều sắc tộc thiểu số tại Cao nguyên miền Trung Việt Nam. Từ khi CS Hà nội gồm thâu được cả nước Việt Nam, đồng bào Thượng là thành phần sắc tộc thiểu số của dân chúng Việt Nam nhưng lại là thành phần dân chúng nổi dậy đông đảo nhứt. Trong lãnh thổ cũ của VNCH, Cao Nguyên Trung Phần, đồng bào Thượng nổi dậy hai lần, năm 2001và 2004. Cả hai lần CS Hà nội phải “điều” quân đội ở nơi khác đến tiếp ứng cho địa phương, với trực thăng, phi cơ rầm rộ. Và đối với Mỹ số đồng bào Thượng nổi dậy trong hai năm 2001 và 2004 là số người Mỹ nhận cho tỵ nạn CS đông nhứt ở Mỹ từ sau cuộc nhận số người Việt vượt biên bằng thuyền nang vượt đại dương gọi là thuyền nhân cho định cư ở Mỹ. Cuộc nổi dậy của đồng bào Thượng lần thứ ba ở Việt Nam và lần thứ nhứt ở Miền Bắc tại vùng Điện Biên Phủ, giáp giới Lào và Trung Quốc. Gần gũi với vùng quần cư của người Hmong của Lào là thành phần sắc tộc đã cộng tác rất thân với Mỹ với Tướng Van Pao là một thần tượng vừa mới qua đời ở Mỹ. Số người Hmong còn kẹt lại ở L:ào tiếp tục chiến đấu hay sống trong rừng sâu chống không trình diện với CS. Báo chí Mỹ thường nói về số người Hmong chống Cộng trung kiên này ở VN và Lào. Số người nổi dậy từ 5 đến 7 ngàn. Kéo dài nhiều ngày, từ 30-4 đến 5 ngày sau tin tức lọt ra ngoài nhiều, vẫn còn tiếp diễn với vài ngàn người. Công an và quân đội địa phương trấn áp không nổi, Hà nội phải điều quân vào tiếp viện. Về đề tài tranh đấu của người Hmong Miền Bắc không khác lắm với hai kỳ trước ở Miền Nam. Theo nhận định của hãng tin Anh Reuters, quân đội của CS Hà nội dùng võ lực giải tán người Hmong biểu tình tại Điện Biên đã đòi quyền được thành lập vùng tự trị và quyền tự do tôn giáo. CS Hà nội tố giác qua bản tin của thông tấn xã của CS Hà nội trích lời Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, nói những “thành phần xấu” đã lợi dụng việc nhiều người tụ tập ở Mường Nhé để kích động đòi thành lập “vương quốc” riêng của người Hmong. Luận điệu này CS Hà nội cũng đã dùng chụp mũ đồng bào Thượng ở Cao Nguyên Trung Phần, cáo buộc là người Thượng đòi lập nước Dega. Chữ “đồng bào Thượng” là danh từ người Việt Nam Cộng Hoà gọi người Việt gốc dân tộc thiểu số ở Cao Nguyên Trung phần VN. VNCH có luật dành riêng cho Đồng bào Thượng, ai học trường luật Saigon đều biết Giáo sư Thành là giáo sư chủ nhiệm môn học này. Luật Đồng Bào Thượng này tôn trọng phong tục tập quán của các sắc tộc thiểu số này. Và trong chánh phủ có Bộ Sắc Tộc mà Bộ Trưởng là người sắc tộc chánh tông. Quốc Hội có một số ghế dành riêng cho đồng bào thiểu số như đồng bào Thượng ở Tây Nguyên Trung phần,Việt gốc Miên ở Miền Tây Nam Phần. Các trường chuyên nghiệp cao cấp như Quốc Gia Hành Chánh có dành nhiều ưu đãi cho đồng bào Thượng như hạ bằng cấp đòi hỏi, hạ điểm đậu cho thí sinh gốc đồng bào Thượng. Nhờ thế dù thực dân Pháp dùng chánh sách chia để trị và CS Hà nội gây mâu thuẩn để đồng bào Thượng chống VNCH, âm mưu ấy thất bại. Thất bại kề cả trong việc dùng đồng bào Thượng ở biên giới làm đầu cầu xâm nhập VNCH cũng thất bại. Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà được nhiều sắc tộc đồng bào Thượng ủng hộ, tình nguyện vào làm quân nhân, trong đó người Hmong tham dự rất nhiều. Cơ quan Hoàn Cầu Khải Tượng một tổ chức của Tin Lành Mỹ, trụ sở gần sát vách với Toà Đại sứ Mỹ ở Saigon tập trung nỗ lực truyền đạo trong hàng ngũ đồng bào Thượng. Phải nói tương quan, gắn bó của Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ và của Tin Lành Mỹ với đồng bào Thượng ở Cao Nguyên rất sâu sắc. Cuộc nổi dậy của đồng bào Thượng kỳ này qui mô và đông đảo hơn. Nó xảy ra trong lúc làn sóng cách mạng Hoa Lài ở Trung Đông và Bắc Phì lan sang các nước độc tài CS Trung Cộng và Việt Cộng. Hai chế độ này đang lo quính quáng lên, sợ làn sóng cách mạng đó dân chúng sẽ biến thành cách mạng mùa xuân. CS Bắc Kinh và Hà nội tổ chức đánh phá nghiệt ngã, “ý đồ” diệt trong trứng nước. Ai dè một vấn đề khó nuốt nhứt lại xảy ra cho CS Hà nội. Vấn đề thiểu số là nhậy cảm nhứt với quốc tế. Vấn đề dùng quân lực bắn giết dân biều tình là tội phạm chống nhân loại như Gadhafi đang bị Liên hiệp Quốc trừng trị. Đồng bào Thượng đại đa số theo đạo Tin Lành ở VN bị CS đàn áp làm người Mỹ nhức nhối vì Tin Lành là đạo nhiều người Mỹ theo nhứt. Nên người ta không thấy lạï khi chánh quyền Mỹ đã nhận cho định cư số người Thượng di tản sang Miên sau cuộc nổi dậy ở Cao Nguyên Trung Phần. Và trong cuộc nổi dậy ở Điện biên Phủ này, Mỹ là nước can thiệp nhanh và mạnh nhứt, đầu tiên nhứt. Hầu hết truyền thông quốc tế loan tin ngày 6 tháng 5, Toà Đại sứ Mỹ ở Hà Nội ra thông cáo nói đang điều tra nội vụ và "kêu gọi các bên liên quan không sử dụng bạo lực, giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và theo đúng luật pháp Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn nhân quyền đã được quốc tế công nhận"./.
|