VN cần liên kết trong ngoài để tự vệ |
Tác Giả: BBC | |||
Thứ Sáu, 21 Tháng 1 Năm 2011 15:25 | |||
Chính sách ngoại giao của Bắc Kinh trên các vùng biển đang trở nên mạnh bạo hơn bình thường. Trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào sang Hoa Kỳ tuần này, các giới quan sát tại Mỹ đã đánh giá cả về sức mạnh quân sự hai bên, và nhắc đến Biển Đông như một điểm nóng, tạo ra căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung. Chiến hạm Gepard của Nga là loại Việt Nam tìm mua về để phòng thủ biển - hình minh họa BBC Tiếng Việt đã phỏng vấn Tiến sĩ Richard Weitz từ Hoa Kỳ về bối cảnh cán cân quân sự của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và nhu cầu tìm kiếm đồng minh từ Hoa Kỳ. Trước hết, ông Weitz, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quân sự Hudson tại Washington, tác giả bài 'Bấm Balancing China Through Vietnam' đăng hôm 13/1/2001 trên trang Second Line of Defense, nói về an ninh khu vực Đông Nam Á năm qua: Tiến sĩ Richard Weitz: Tôi nghĩ tình hình an ninh khu vực đã trở nên tồi tệ hơn trong năm qua, chủ yếu là do Trung Quốc thay đổi cách ứng xử của họ. Tình hình hơi bất ổn một chút, nào là diễn tập quân sự, Trung Quốc xích lại gần Bình Nhưỡng hơn. Còn ở Biển Đông thì hải quân Trung Quốc và các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng trở nên hung hăng hơn trong việc thử lửa một số vấn đề hàng hải. Chuyện tương tự như xảy ra ở vùng Biển Đông Á với Nhật Bản. Do đó, bên ngoài vùng biên hải Trung Quốc nhiều vụ tranh chấp đã và đang trở nên gay gắt hơn, với cường độ cao hơn. Tôi cho rằng đó là do Trung Quốc đã thay đổi thái độ. Nhưng không hiểu ví lý do gì, họ lại cho rằng mình đang đi bước lùi. Học thuyết 'Chiến tranh Nhân dân' này không hiệu quả trên biển / TS Richard Weitz Trong vài tháng qua, Trung Quốc dần đi chệch ra khỏi khuynh hướng chính sách truyền thống là kiềm chế, không giải quyết hẳn các vụ xung đột, đồng thời cũng không làm to tát các vụ xung đột đó ra. Nhưng dù sao đi nữa, họ cũng bắt đầu ra tuyên bố rằng vùng Biển Đông nằm trong khu vực của họ và thuộc chủ quyền của họ. Họ cũng trở nên hung hăng hơn trong thái độ ứng xử với Nhật Bản trên một số hòn đảo. Họ cũng đã cho tàu hải quân tấn công thuyền đánh cá của Việt Nam. Nói tóm lại , chính sách ngoại giao của Bắc Kinh trên các vùng biển đang trở nên mạnh bạo hơn bình thường. BBC Tiếng Việt: Lãnh đạo Việt Nam đang bàn cãi về cái gọi là Chiến lược 10 năm về Biển Đông. Trong bài viết của ông, ông cho rằng đây là chiến lược "xù lông nhím" (nguyên văn: con tôm độc) để Trung Quốc không dám động vào . Ông có thể giải thích thêm ý này được không?
Tiến sĩ Richard Weitz: Đó là cách tôi giả định về việc Việt Nam hành xử với Trung Quốc, trong quan hệ bất cân bằng và không theo thông lệ nào cả. Các lực lượng quân sự chính thống của Trung Quốc chắc chắn to lớn hơn và được trang bị tốt hơn Việt Nam. Do đó Việt Nam rơi vào vị thế bất cân bằng trong tương quan với Trung Quốc. Việt Nam dựa vào chiến tranh du kích và chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ, nhằm tạo thế. Và tuy thế lực này bất tương xứng với Trung Quốc, nhưng cũng đủ mạnh để ngăn ngừa ý chí xâm lăng từ Trung Quốc. Bởi vì những lợi ích Trung Quốc đạt được sẽ bị đổi lại bằng nhiều mất mát từ sức mạnh chống trả của Việt Nam. BBC Tiếng Việt: Quân đội Nhân dân Việt Nam có nhiều năm kinh nghiệm chiến đấu và họ theo học thuyết Chiến tranh Nhân dân. Tuy nhiên, học thuyết này có thể không hiệu quả trên biển? Tiến sĩ Richard Weitz: Biển là địa bàn chiến sự hoàn toàn khác. Rồi còn cả vấn đề dùng phương tiện hải quân nào nữa. Đúng vậy, học thuyết này không hiệu quả trên biển. Họ có thể đã mất đảo Hoàng Sa rồi. Tình hình đang trở nên khó khăn. Đơn giản là Việt Nam không có đủ sức mạnh tự mình chống trả sự chiếm đóng hay xâm lăng lãnh thổ của Trung Quốc như Việt Nam đang hô hào. Do đó Việt Nam cần đối trọng quyền lực với Trung Quốc từ bên ngoài, mà tôi cho là Hoa Kỳ. Nhưng như ta biết, Việt Nam cũng không quá lộ liễu khi làm như vậy. Việt Nam sẽ cảm thấy rất bất ổn khi ký kết với Hoa Kỳ để kiềm chế Trung Quốc một cách lộ liễu. Thực tế là Việt Nam thích gắn bó quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ hơn. Nếu không, tôi chắc chắn là Việt Nam biết họ phải giải quyết việc này với cả Trung Quốc, Hoa Kỳ cùng các nước láng giềng một khi Việt Nam muốn khẳng định chủ quyền trên các khu vực họ muốn. Trong phần II của cuộc phỏng vấn sẽ đăng tuần sau, mời quý vị đón đọc phân tích của Tiến sĩ Richard Weitz về Hải quân, Không quân Việt Nam trong bối cảnh cần mua vũ khí để hiện đại hóa quốc phòng ra sao.
|