Đạo đức nữ sinh |
Tác Giả: Việt Hà, phóng viên RFA | |||
Thứ Năm, 28 Tháng 10 Năm 2010 11:52 | |||
Nữ sinh đánh nhau, nữ sinh khoe hàng trên internet, nữ sinh cặp bồ với các đại gia...là những vấn đề được dư luận chú ý rất nhiều trong thời gian gần đây. Nữ sinh Hà Nội mùa tựu trường 2010 Những hiện tượng này không thể không khiến người ta đặt câu hỏi về đạo đức nữ sinh ngày nay và quan niệm sống của họ. Tạp chí phụ nữ tuần này sẽ gửi tới quý thính giả những ý kiến của chính các nữ sinh Việt Nam và chuyên gia tâm lý, giáo dục về vấn đề này. Thể hiện sự bình đẳng Tức là luôn luôn phải là cái bóng của đàn ông trong nhà dù đó là bố, là chồng hay là con trai. Ở vế tứ đức, người phụ nữ phải thể hiện mình có đủ ‘công, dung, ngôn, hạnh’, tức là vẻ đẹp trong cách ăn mặc, cư xử, nói năng. Tất cả những quan niệm này đang dần thay đổi trong bao thập niên qua và trở nên mạnh mẽ hơn trong những năm trở lại đây, đặc biệt là trong giới trẻ. Đọc báo hay xem TV hàng ngày, người ta lâu lâu lại thấy nhiều hiện tượng trong nữ sinh ngày nay khác xa những quan điểm sống của người xưa. Người ta thấy các em đua xe, uống rượu, hút thuốc, ăn mặc, nói năng thoải mái hơn. Đi xa hơn thế là chuyện nữ sinh đánh nhau, khoe ‘hàng’ trên internet. Có nhiều hiện tượng mà đối với nữ sinh bây giờ là hoàn tòan bình thường, không ảnh hưởng gì đến thuần phong mỹ tục nhưng lại chưa chắc đã nhận được sự đồng tình của những người lớn tuổi. “Nữ sinh bây giờ em nghĩ là hiện đại thì tốt hơn vì bây giờ Việt Nam hội nhập rồi. Bây giờ không thể vẫn mang vẻ phụ nữ Việt Nam truyền thống lúc nào cũng cam chịu, chịu đựng, hiền quá mức đi Thiên Ân, nữ sinh ở SGMột nữ sinh ở thành phố Hồ Chí Minh, 18 tuổi, có tên là Thiên Ân cho rằng nữ sinh bây giờ khác xưa rất nhiều, cho thấy sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với nam giới. Em nói: "Nữ sinh bây giờ em nghĩ là hiện đại thì tốt hơn vì bây giờ Việt Nam hội nhập rồi. Bây giờ không thể vẫn mang vẻ phụ nữ Việt Nam truyền thống lúc nào cũng cam chịu, chịu đựng, hiền quá mức đi. Còn nói về đạo đức phẩm chất thì trước tiên phải có nhân cách, có ý chí vươn lên. Phụ nữ bây giờ có đạo đức có phẩm chất thì phải có ý chí nữa chứ không phải lúc nào cũng đi sau đàn ông, mình cũng có cơ hội và khả năng bằng đàn ông." Một nam sinh 18 tuổi tên là Trần Hoàng Minh Đức ở Đồng Nai thì cho rằng nữ sinh bây giờ không còn dịu dàng, e dè như trước kia, mà đã thể hiện cá tính hơn. "Nữ sinh thời nay có gì đó cá tính, năng động, nhiều khi sở hữu nhiều phần tính cách của nam, thí dụ như mạnh mẽ, hay tính bốc đồng hay sao đó, chứ không e dè hay giữ gìn khuôn phép như ngày xưa." Đức cho rằng điều này hoàn toàn không xấu: "Cái đó không chắc xấu đâu, nhiều lúc nó là ưu điểm, có thể hơi nam tính, năng động chút xíu vì lúc nào cũng e dè mà nữ sinh ngày nay thì chắc là không hòa được vào nhịp sống hiện đại đâu." Những cái mà các nam sinh nữ sinh gọi là cá tính đó thể hiện ngay trong cách ăn mặc, ứng xử hàng ngày của nữ sinh. Ngay ở điểm này, chính các em cũng đã thấy có sự khác biệt trong quan niệm với thế hệ cha mẹ mình. Em Trần Bảo Ngọc, nữ sinh 19 tuổi ở Hà Nội nhận xét: "Em thấy thay đổi nhiều, nhất là về tư duy của em. Ngày xưa bố mẹ không có nhiều điều kiện để tiếp xúc với xã hội như bây giờ mà những cái tiếp xúc được thì cũng ít. Điển hình là việc em mặc quần soóc, áo hai dây mà ngày xưa mọi người không mặc như thế, nhiều khi em mặc những cái áo nó hơi mỏng một tí cũng bị nói. Cách em nói chuyện với mọi người một cách thoải mái, nhiều khi nó tự nhiên quá mà nhiều khi nói những từ ngữ mà người lớn cho là không nên, từ ngữ mà người lớn có thể coi là từ tục. Em nói lóng." Bảo Ngọc cho rằng cách ăn mặc hay nói năng của em không làm em trở thành một nữ sinh xấu. Ngọc cho biết mỗi khi em được bố mẹ nhắc nhở về cách ăn mặc hay nói năng, em chỉ tiếp nhận những gì mà em cho là hợp lý được xã hội bây giờ chấp nhận mà thôi. Ngọc cho rằng việc mặc quần soóc và áo hai dây là hòan toàn bình thường dù rằng mẹ em có cho là không hợp lý. Quan niệm khác xưa Cũng liên quan đến chuyện ăn mặc, nữ sinh trung học khi đến trường thường mặc đồng phục là áo dài. Khi mặc áo dài, vẻ dịu dàng, thùy mị của người phụ nữ được nhấn mạnh hơn. Thế nhưng các nữ sinh ngày nay đôi khi lại mặc áo dài theo cách khác mà các em cho là tinh nghịch, đáng yêu, là thể hiện cá tính. Em Trần Bảo Ngọc nhận xét: "Em thấy con gái mặc áo dài buộc lên là nghịch ngợm kiểu khác. Em thấy có nhiều bạn nữ mặc như thế. Như là nữ sinh trong Huế mặc áo dài người ta buộc lên rồi xách giày nhảy lung tung, em thấy chả ảnh hưởng gì cả." Thế nhưng, theo tiến sĩ tâm lý giáo dục Võ Văn Nam thuộc trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh thì việc mặc áo dài theo kiểu của một số nữ sinh như vậy là không đẹp. "Ngày xưa con gái được dạy tính thùy mị nết na, dịu dàng, nghĩa là phải giữ ý giữ tứ vì mình là con gái mọi nơi mọi lúc. Và cái đồng phục áo dài từ cấp trung học trở lên cũgn là để nhắc nhở các em đi đứng khoan thai, nói cười cử động có ý tứ. “Khủng khiếp, không thể tưởng tượng nổi là các nữ sinh mà lại hỉ hả mừng vui và tàn nhẫn đến như vậy với các bạn học của mình. Cái đó trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ chứng kiến. Nhưng mà hiện nay cái đức tính quý đó của người phụ nữ không được nhắc nhở trong chương trình học, càng không được nhắc nhở trong cuộc sống hàng ngày. Các em vẫn mặc áo dài theo quy định nhà trường nhưng các em xắn tay áo lên. Và nếu cần thì các em giắt hai tà áo dài vào lưng quần để trở thành áo ngắn, rồi cũng chạy nhảy, xô đẩy và nếu cần thì cũng đánh nhau như con trai, không phân biệt giới tính." Trong khi nhiều nữ sinh cho rằng việc buộc áo dài sang bên và chạy nhảy là bình thường, các em cũng không đồng tình với việc con gái đánh nhau như con trai vốn đang trở nên khá phổ biến hiện nay. Nữ sinh bạo lực Nữ sinh Việt Nam với áo dài trắng. AFP photo/Hoang Dinh Nam Từ nhiều tháng nay các phương tiện truyền thông đại chúng liên tục đưa các tin, hình và video clip về những vụ nữ sinh trung học đánh nhau, rồi lột quần áo bạn. Đây là một hiện tượng khiến dư luận xã hội hết sức bức xúc. Giáo sư sử học Hà Văn Thịnh thuộc đại học tổng hợp Huế đau xót nói: "Khủng khiếp, không thể tưởng tượng nổi là các nữ sinh mà lại hỉ hả mừng vui và tàn nhẫn đến như vậy với các bạn học của mình. Cái đó trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ chứng kiến. Phụ nữ Việt Nam không phải vậy. Trong con mắt của tôi, phụ nữ Việt Nam khác, là nhẹ nhàng, dịu dàng, hiền thục, chứ không phải côn đồ như vậy." Nữ sinh Thiên Ân đồng tình với ý kiến trên: "Dĩ nhiên là xấu rồi. Vì nghe con gái đánh lộn là nghe ghê lắm rồi. Còn mặc trên người áo dài mà lại đánh lộn như vậy thì không hay. Nhiều bạn khác đứng ngoài không can ngăn còn quay phim. Nói chung đạo đức nữ sinh bây giờ ai cũng nói là đang đi xuống." Theo tiến sĩ tâm lý Võ Văn Nam, hiện tượng đánh nhau giữa các nữ sinh là có nguyên nhân từ xã hội, bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh bạo lực, bởi tâm lý muốn chứng tỏ mình cũng bình đẳng với nam giới. Ông giải thích: "Phim ảnh, hình ảnh bạo lực mạnh mẽ táo bạo đập vào mắt các em, và các em là nữ giới nghĩ là đã đến lúc phải giải phóng giới của mình, bình đẳng với nam giới theo nghĩa rất nông cạn. Có nghĩa là nam giới thô bạo thì mình cũng thô bạo theo. Mà chỗ này là chỗ đáng buồn vì bình đẳng nam giới không phải như vậy. Các em có sự ngộ nhận". Nam sinh Trần Hoàng Minh Đức cho rằng đây là một hiện tượng không thể chấp nhận được. Em nói: "Nữ sinh đánh nhau là quá sức, rất xấu. Đó không phải là một loại nam tính mà cũng chả mạnh mẽ gì hết mà là một sự làm xấu đi chính bản thân mình, không phải là một đứa con gái nữa vì chả có đứa con trai nào thấy con gái đánh nhau mà thích cả." Chuyện đánh nhau giữa nữ sinh chỉ là một trong rất nhiều các hiện tượng khác đang nổi cộm hiện nay. Trên báo chí thời gian gần đây người ta cũng thấy các hiện tượng khác như chuyện nữ sinh cặp bồ với các đại gia để kiếm tiền. Nghiêm trọng hơn nữa những vi phạm pháp luật như giết người, điển hình là vụ nữ sinh Vũ Thị Kim Anh giết người tình của mình hồi năm ngoái. Những hiện tượng này được một số chuyên gia về giáo dục cho là sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức và lối sống do những suy nghĩ lệch lạc về giá trị cuộc sống. Kết quả điều tra 600 sinh viên của 5 trường đại học ở Hà nội năm 2006 cho thấy có gần 70% sinh viên cho rằng sinh viên hiện nay có lối sống thực dụng, hơn 30% cho rằng sinh viên hiện nay chưa có khát vọng cao về lập thân, lập nghiệp vì tương lai. Ngòai ra cũng còn những khác biệt nữa trong quan niệm sống ngày nay của nữ sinh so với các thế hệ trước đó như việc có quan hệ tình dục trước hôn nhân, hay sống thử. Dù những quan điểm về đạo đức và quan niệm sống của nữ sinh ngày nay trong xã hội còn nhiều khác biệt, quan điểm chung của đa số những chuyên gia giáo dục và ngay chính các nữ sinh là các hiện tượng gây bức xúc trong dư luận của một bộ phận nữ sinh đang có chiều hướng gia tăng. Đã đến lúc gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần phải có những biện pháp thích hợp để định hướng lại giá trị sống cho một bộ phận này, những người mà chỉ trong tương lai không xa sẽ là những người chủ của đất nước.
|