Biển Đông nỗi sóng khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ chính thức tuyên bố trong cuộc họp các Ngoại Trưởng vùng Đông Nam Á rằng vùng biển này cũng là quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ. Hai quốc gia trong tuyến đầu của cuộc tiến công của Trung Cộng xuống Nam, Phi Luật Tân và Việt-Nam đã tỏ những thái độ lảo đảo trước những biến chuyển quá nhanh như thế này. Phi Luật Tân lạnh cẳng chỉ vài ngày sau những hồ hởi của buổi họp đã phải lên tiếng chấp nhận cách thức nói chuyện song phương - một chiến lược bẻ gãy từng chiếc đũa của Trung Cọng – và sự không cần thiết của Hoa Kỳ ở vùng này. Việt-Nam, như được cơ hội để phát tiết những bực tức của mình cũng đã phải cân nhắc về sự hữu hiệu của một đồng minh ở xa và những áp lực của một kẻ thù hung hãn ngay trên đầu mình. Cái ranh giới lần này khá rõ ràng vì cả 2, Trung Cộng và Hoa Kỳ đều rất thông minh để không cho một xảo thuật đu dây có thể lợi dụng được họ.
Yên tâm với chính sách tạm ngủ yên để dưỡng sức và xây dựng nội lực (hay là một thỏa hiệp ngầm?) của Trung Hoa Đại Lục – Hoa Kỳ mạnh dạn tiến vào Trung Đông. Và khi họ sa lầy là cơ hội bằng vàng cho Trung Cộng quật khởi. Có một câu phương ngôn nỗi tiếng của người Trung Hoa mà Tây Phương ai cũng nghe nhưng tin được bao nhiêu thì vẫn còn tùy vào thái độ kiêu ngạo của mình đó là câu “Quân tử trả thù mười năm chưa muộn”. Để vỗ về thế giới về thái độ chấp nhận ngủ yên và hòa hoãn của mình, Trung Cộng cho phép Hồng Kông tự trị trong 50 năm. Nhưng sự sa lầy và sa sút của Hoa Kỳ cũng như sự phát triển vượt bực về kinh tế của một quốc gia ở giai đọan đầu tư bản phát triển đã khiến Trung Cộng thêm niềm tin, kiêu hảnh rồi trở thành kiêu căng mà vội vã thức dậy cởi ngay chiếc áo ngủ của mình. Với tiềm lực ngày nay, Trung Cộng có đủ lý do để lo sợ những cuộc nội loạn nhiều hơn là những thách thức quốc tế. Nếu thất bại, họ trở về cố thủ trở lại, đóng cửa trấn áp người dân của chính mình, một chính sách mà Tây Phương không thể xữ dụng được nên chưa bao giờ hiểu?
Trong cái nhìn của một thương gia, Hoa Kỳ nghĩ rằng họ có thể mua chuộc thế giới bằng đồng tiền, quyền lợi, tham vọng?… Nhưng khi lòng tự trọng của một dân tộc bị xúc phạm thì những gía trị vật chất chưa chắc đã là yếu tố sau cùng. Rất khó(?) để cho họ hiểu rằng tinh thần tự tôn của người Trung Hoa đã bị chà đạp trong suốt cả 2 thế kỹ kể từ khi Tây Phương tiến công vào đại lục này. Mối nhục đã bị 8 nước vây đánh và phải ký những hòa ước bất bình đẳng dù sẽ không trả được cũng sẽ trở thành những căm thù sâu sắc. Mặc cảm một nước lớn như vậy mà bị Nhật Bản đánh cho tơi bời là những động cơ thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc phát huy cao độ, bất chấp chế độ chính trị lỗi thời và bất công của nhà cầm quyền. Như vậy, sự giàu mạnh của Trung Hoa Lục Địa ngày nay không phải là hậu quả tất nhiên và duy nhất của sự lãnh đạo ưu việt mà các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã hãnh diện là của một chủ nghĩa xã hội với màu sắc Trung Hoa - nếu người ta so sánh sự phát triển và giàu mạnh của Đài Loan, Hồng Kông với cái kích thước khổng lồ của Đại Lục này. Nhiều lý thuyết gia, kinh tế gia đã nhìn vào sự phát triễn của Trung Cộng trong một giai đoạn và vẽ đường biểu diển theo một phương trình bậc nhất (?) với một hệ số phát triển cố định để tiên đoán sức mạnh của Trung Cọng vào những thập niên 2030 và 2040? Điều này dĩ nhiên không đúng vì nếu cùng suy luận như vậy thì nước Mỹ sẽ ở đâu như hôm nay khi lấy mốc thời gian từ sau Thế Chiến Thứ Hai chẳng hạn, cũng như họ đã không tiên liệu và ngăn chận được những suy thoái kinh tế của chính họ? Trong một thế giới mở ra toàn cầu như hiện nay, sự phát triễn của một quốc gia, nếu được định hướng đúng đắn sẽ được hưởng rất nhiều lợi điểm khi tiếp thu những tiến bộ của nhân loại để tiết kiệm trong cả 2 phương diện tài lực và thời gian. Thêm vào đó, sự phát triển của Tư Bản và đòi hỏi của thị trường là một món quà cho không các kỹ thuật, sáng kiến cho các quốc gia cần phát triển. Chính Trung Cộng là một trong những quốc gia thừa hưỡng những lợi ích này. Dù sao, với một diện tích rộng lớn, một dân dố áp đảo và những tài nguyên thiên nhiên có được, Trung Cộng, trong một chiều hướng phát triển bình thường cũng sẽ phải hơn xa hiện nay. Vấn đề là đi kèm với phát triển ấy, lòng tự tôn, mặc cảm bị chèn ép, thua sút trong quá khứ và sâu xa hơn cả là một nền văn hoá thần quyền (cọng sản cũng là một loại thần quyền!) đã làm cho tham vọng bá quyền của Trung Cọng trở nên hung hãn, cuồng tín – rõ ràng nhất là khi vị Ngoại Trưởng Trung Cộng châm biếm “Chủ Nghĩa Xã Hội Việt-Nam” và nhìn thẳng vào mặt vị Ngoại Trưởng Singapore mà nói rằng “Trung Quốc là một nước lớn, đây là một sự thật”… Trong khi cả Nhật Bản, Đại Hàn và Trung Hoa đã biết áp dụng chủ nghĩa dân tộc như là một đòn bẩy để tạo bước nhảy vọt cho xứ sỡ mình thì Việt-Nam đang ở đâu trong thế giới ngày nay?. Người cọng sản Việt-Nam phải làm gì khi cả 2 lá cờ Độc Lập Dân Tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội của họ không còn thích nghi nữa? Để níu kéo một quá khứ không tưởng sau khi các chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, họ gắng gượng copy mô hình một “Chủ Nghĩa Xã Hội với màu sắc Trung Hoa” để dựng nên một “Chủ Nghĩa Xã Hội với tư tưởng Hồ Chí Minh” cho mình - một chủ nghĩa đã phá sản trên toàn thế giới và một tư tưởng mà nếu đem phân tích trên giấy tờ thì không có gì khác hơn là những ráp nối của các câu nói đã từng được phát biểu. Điều buồn cười là nhân vật chính (Hồ Chí Minh) cũng nhìn nhận rằng ông ta không có tư tưởng gì mới vì các điều cần nói thì các bác Mác và Lê đã nói hết rồi! Được người Mỹ chính thức bày tỏ mong muốn hợp tác để chận đứng sự bành trướng của Trung Cộng, những người cầm quyền CSVN tin rằng họ rất có giá trong cuộc mặc cả lần này? Chưa chắc! Nếu chỉ vì giao thương trên biển Đông và quá thất vọng với những “lưu manh” của một “đồng minh” hoàn toàn không tin tưởng này, Hoa Kỳ có thể bỏ Việt-Nam để rút phòng thủ về một vòng ngoài xa hơn, qua các quốc gia Mã Lai, Singapore, Indonesia, Phi Luật Tân, Úc, Đại Hàn, Nhật Bản?….. Phải chận đứng sự bành trướng khó kiểm soát và rất “cuồng tín” của Trung Cộng là điều mà Hoa Kỳ đã thấy và phải làm. Nhưng có nhất thiết phải dùng Việt-Nam hay không thì chưa chắc. Có thể họ sẽ bỏ Việt-Nam và để cho Việt-Nam “trọn tình” với thiên triều. Sự việc Hoa Kỳ không (thèm) tham gia hội nghị kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á từ 22 – 27 tháng 8 vừa qua có ý nghĩa gì? Là một thương gia điêu luyện, Hoa Kỳ sẽ chịu chi phí cho những phiêu lưu đầu tư ban đầu mà họ thường gọi là các “Seed Money”. Số tiền này thật ra đã được tính vào trong các kế hoạch kinh doanh chung mà một sự mất mát là đã được tiên liệu. “Không đồng minh với Hoa Kỳ”, Cộng Sản Việt-Nam có thể sẽ vuột chuyến tàu cuối cùng để tách khỏi ảnh hưởng của Trung Cộng. Còn đi với Hoa Kỳ, CSVN phải chấp nhận mình là một tuyến đầu trên đường Trung Cộng phát triển xuống Nam…
Trước những hèn yếu của nhà cầm quyền đối với những xâm lấn của Trung Cọng, danh từ độc lập dân tộc trở nên một lời châm biếm cay đắng. Vai trò lãnh đạo của CSVN giờ đây coi như đã hết. Để phát triển quốc gia thì cái quái thai gọi là Kinh Tế Thị Trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đã chứng minh nó chỉ một tình trạng hoạt động băng đãng mặc kệ hậu quả cho cả một quốc gia. Để đối phó với chủ nghĩa bành trướng bá quyền của Trung Cộng thì chỉ có những nhà cầm quyền Hà Nội mới cần cầu lụy Trung Hoa Lục Địa. Người dân Việt-Nam đủ thông minh để hiểu rằng trên đường xuống Nam, Trung Cộng bắc buộc phải dẳm lên quyền lợi của cái quốc gia bé nhỏ này, dù nhà cầm quyền CSVN có quì lạy van xin hay không. Cho nên chỉ có một con đường duy nhất là đối kháng để sống còn. Những người Việt-Nam yêu nước hôm nay cũng đủ thông minh để không tiếp tục hy sinh cho dân tộc dưới lá cờ của đảng CSVN nữa. Con đường đúng đắn nhất mà người CSVN nên làm là trả lại quyền tự quyết cho nhân dân Việt-Nam. Một quyết định mà hầu như chỉ là ảo tưởng trong tham vọng của các nhà lãnh đạo hôm nay để tiếp tục dẫn dắt đất nước Việt-Nam đi trong một con đường hầm tăm tối thêm bao nhiêu thế hệ nữa? | Cờ của các quốc gia trong cuộc họp kỳ thứ 43 của khối ASEAN ngày 19/07/2010 tại Hà nội ( Ành Xinhua/Chen Duo) |
|