Home Tin Tức Bình Luận Ngã Rẽ Quyết Định

Ngã Rẽ Quyết Định PDF Print E-mail
Tác Giả: Vi Anh   
Chúa Nhật, 15 Tháng 8 Năm 2010 11:41

Việc công khai và quyết liệt trở lại Đông Nam Á của Mỹ đã biến tình hình gay cấn ở Biển Đông thành một thế chân vạc. Vần đề đặt ra là thử xét xem CS Hà nội chọn phe nào, Mỹ hay TC, hay đi đu dây giữa hai thế lực ngoại bang Mỹ và TC ấy.

 
Một, TC tăng mạnh và nhanh đà bành trướng lãnh thổ, lãnh hải và thế hải thượng (suprématie maritime) trên Thái Bình Dương. TC tung hoành lục tặc trên Biển Đông vì coi thường phản ứng quá yếu ớt của các nước Đông Nam Á. TC coi Biển Đông tuyên xưng "quyền lợi quốc gia thiết yếu", coi như cái ao nhà sau của mình. Đã lấy hai đảo Hoàng sa và Trường sa của VN. Đã công bố bản đồ hình lưỡi bò chiếm mất 80% lãnh hải của VN và ra lịnh cấm đánh cá mấy lần rồi.

TC đang cần đến nguồn năng lượng và nguyên liệu từ khắp nơi trên thế giới nên như  "Phó Tư lệnh Đông Hải Hạm đội, Chuẩn Đô đốc Trương Hoa Trần của TC đã nói với nhật báo Singapore The Straits Times: "Với việc mở rộng quyền lợi kinh tế của Trung Quốc, lực lượng hải quân muốn bảo vệ tốt hơn các tuyến giao thông vận tải, và đảm bảo an toàn cho các tuyến hàng hải chủ chốt của mình."

Hai, Mỹ bị thách thức về thế hải thượng chiến lược có tính toàn cầu của Mỹ trên Thái Bình Dương. Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết trong tháng tư: "Đặc biệt đáng quan ngại là các yếu tố hiện đại hóa quân sự đó của Trung Quốc lại có dấu hiệu là nhằm thách thức quyền tự do hành động của chúng ta trong khu vực." Biển Đông là vùng biển có thể kiểm soát đường hàng hải huyết mạch của quốc tế. Trên mặt biển, một phần ba của tất cả hàng hóa chuyển vận bằng đường thủy đều đi qua vùng biển này. Bắc Thái bình Dương có nhiều nước đồng minh  thân thiết với Mỹ, có quân đội Mỹ trú đóng như Nhựt và Nam Hàn. Dưới thềm lục địa của đáy biển vùng này chứa các mỏ dầu khí rất lớn mà TC gọi là "vịnh Ba Tư ở châu Á". TC tăng cường và hiện đại hoá Hải Quân, mở rộng “phòng ngự viễn dương” ra tận đảo Guam của Mỹ, Indonesia và Úc. TC đã  mở nhiều cuộc tuần tra và tập trận đầy gây hấn.

Mỹ không thể để TC  tự chuyên thay đổi địa lý chánh trị và chiến lược mà Mỹ muốn hay không muốn đang cầm còi. Hội nghị an ninh vùng của tổ chức ASEAN họp tại Hà nội là nơi Mỹ  chánh thức  phá thế cờ của TC một cách qui mô. Đích thân Ngoại trưởng Hillary Clinton đi họp và tuyên bố việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông là ‘quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. Mạnh dạn phủ nhận việc tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên toàn bộ 1,3 triệu dặm vuông của biển Đông mà TC công bố bằng bản đồ hình luỡi bò và gọi là biển Nam Hải.

Trong hội nghị này, 11 nước của ASEAN trong đó có VNCS, ủng hộ lập trường của Mỹ  là  quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, giải quyết trên căn bản đa phương, chớ không song phương giữa TC với nước có liên quan như TC lâu nay tuyên bố. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì quá tức giận, phản đồi bỏ phòng họp cho Mỹ “tấn công TQ.” Khi quay lại, ông ta đã hùng hồn lên án Mỹ xúi giục các nước chống lại Trung Quốc, chế diễu «chế độ xã hội chủ nghĩa » của Việt Nam, và nhìn thẳng vào mặt người đồng nhiệm Singapore khi tuyên bố: «Trung Quốc là một nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, và đây là một thực tế».

Ba, các Nước Đông Nam Á từ lâu lo ngại, tự võ trang phòng thủ nhưng thiếu lá chắn vì Mỹ còn lơ là với Đông Nam Á cho đến khi Ngoại Trưởnng Hillary Clinton minh thị tuyên bố can dự vào Biển Đông.  Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm của Thụy Điển cho biết trong 5 năm từ 2005 đến 2009 các nước ASEAN mua số lượng vũ khí tăng gấp đôi thời gian trước vỉ cảm nhận TC là một mối lo lớn.

Đặc biệt VN dù nhà cầm quyền cùng chế độ CS như TC nhưng là nước giáp giới với TC từng bị lệ thuộc Tàu cả ngàn năm mua sấm vũ khí phòng thủ nhiều nhứt. 2,4 tỷ đôla 6 tàu ngầm và khoảng một chục máy bay chiến đấu Su-30MKK của Nga. Và nhờ Pháp cố vấn quân sự.
Bốn và sau cùng,  liệu nhà cầm quyền CS Hà nội đi với Mỹ hay đi với TC hay đi đu dây giữa hai thế lực tranh giành thế hải thượng trên Nam Thái Bình Dương? VN là nước bị mất đất mất biển vào tay TC nhiều nhứt. So với TC về đủ mọi mặt, CS Hà nội ở thế yếu. Phải công tâm mà nói, CS Hà nội  lo sợ quân Tàu nên có chạy chọt nhiều để tìm hậu thuẫn như của Ấn, Nga, Pháp và Mỹ.

Chạy mạnh nhứt là với Mỹ tương quan kinh tế là cái đà phát triển tương quan quân sự. Thương mại giữa Washington tăng vọt từ 2,91 tỷ đôla năm 2001 lên 15,4 tỷ trong năm qua Mỹ đang thành nước đầu tư nhiều nhứt ở VN.  Lãnh đạo chánh phủ và quốc phòng hai phía  gặp nhau thường xuyên.

Hàng không mẫu hạm USS George Washington đến Đà Nẵng thăm Việt Nam rồi khu trục hạm Mỹ USS John S. McCain  vào cảng Tiên Sa - Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 8 năm 2010.. Hải quân Việt Nam và Hạm đội 7 của Hoa Kỳ lại thực hiện một loạt những hoạt động hợp tác trong khuôn khổ kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao của hai phía.. Những chuyền viếng thăm nhiều ý nghĩa trong thời diểm nhậy cảm Ngoại Trường Mỹ khẳng định việc giải quyết xung đột Biển Đông là quyển lợi quốc gia của Mỹ. Báo Pháp Le Figaro nói «Obama muốn ngăn chận sự bành trướng trên biển của TC.”

Mỹ đã khéo léo gài TC đẩy các nước Đông Nam Á gần với Mỹ hơn. Sau phát biểu của Ngoại Trưởng Mỹ ở Hà nội, Ngoại Trưởng TC tức giận bỏ ra ngoài và khi trở lại hăm he các nước Đông Nam Á và nói thẳng với Mỹ, Mỹ chẳng ăn nhập gì với Biền Đông, vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết  «giữa những người châu Á với nhau». Tư ngữ này theo báo Le Figaro của Pháp làm người ta nhớ lại trong thập niên 30 người Nhật cũng đã từng hùng biện là người da trắng chẳng nên can dự vào châu Á, rồi sau đó xảy ra Thế Giới Đại Chiến 2.

Theo Ông Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao lão thành chuyên về TC sự vụ của CS Hà nội nay đã hồi hưu thường phát biểu ý kiến trên các chương trình tiếng Việt của các Đài Phát Thanh Pháp, Anh, Mỹ , thì TC “ngụ ý khá nhiều và cho rằng việc giải quyết vấn đề biển Đông bằng vũ lực là điều khó tránh khỏi”. Vì rằng theo Ông Dy, “Nội bộ Trung Quốc, theo tôi, có nhiều vấn đề như bây giờ, như vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường rồi tình trạng nông dân, tình trạng phân bố giàu nghèo, rồi trượt đất hay lụt lội. Theo tôi hiểu và theo kinh nghiệm của tôi, mỗi khi trong nước có vấn đề thì Trung Quốc thường tìm cách cho nó xì ra bên ngoài để mà làm xẹp bớt cái phản ứng, phẫn nộ ở trong nước. Ngoài ra, nhân tiện tôi cũng nói luôn một vấn đề khác người ta ít để ý, là do trên đất liền cạn kiệt về tài nguyên, môi trường bị tàn phá cho nên việc khai thác biển Đông, dầu lửa, khoáng sản, hải sản, đang là cái cứu cánh cho Trung Quốc. Cho nên rõ ràng, giờ biển Đông là lợi ích sống còn của Trung Quốc, mà đã là lợi ích sống còn và cộng thêm cái bá quyền nữa, thì tôi xin nói thật là khó có thể lay chuyển được họ.”

Và  người Việt yêu nước nghĩ nếu Đảng Nhà Nước CS VN còn chút lương tâm Việt, việc Mỹ xuất hiện  và nhập cuộc vào công cuộc ngăn trở đà bành trướng và xâm thực của Trung Cộng  trong Biển Đông là một cơ may cứu đất nước  mà nhà cầm quyền CS Hà nội cần phải chụp thời cơ./.

__._,_.___