Home Tin Tức Bình Luận Quan Hệ Hoa Kỳ - Việt Nam Và Sách Lược Chống Cộng Của Chúng Ta

Quan Hệ Hoa Kỳ - Việt Nam Và Sách Lược Chống Cộng Của Chúng Ta PDF Print E-mail
Tác Giả: Thiện Ý   
Thứ Ba, 27 Tháng 7 Năm 2010 10:31

  Như mọi người được biết, bà Hillary Clinton, Ngọai Trưởng Hoa Kỳ đã có mặt ở Hà Nội để tham dự Hội Nghị An Ninh khu vực trong hai ngày 22 và 23 tháng 7 vừa qua.

 
  Ngọai Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Thủ Tướng VN Nguyễn Tấn Dũng
        Nhân dịp này Bà Clinton đã có cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và có cuộc gặp riêng sau đó có cuộc họp báo chung với Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Ngọai Giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm, qua đó Ngọai Trường Hoa Kỳ đã lên tiếng ca ngợi sự cải thiện quan hệ với Việt Nam 15 năm qua. Tất nhiên, Bà Clinton cũng nêu lên mối quan tâm của Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam có tính chiếu lệ, như để thỏa mãn phần nào chính giới và những người nhắc nhở bà trước chuyến đi về tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam

        Theo tin giới truyền thông quốc tế, tại một buổi lễ đánh dấu kỷ niệm 15 năm bình thường hoá quan hệ ngọai giao Mỹ- Việt (1995-2010), Bà Clinton đã nhắc lại sự kiện phu quân của Bà là  cựu Tổng Thống Bill Clinton 15 năm trước đã bình thường hóa  quan hệ ngọai giao với Việt Nam, và đánh giá rằng, những họat động đầu tư của Hoa Kỳ đã góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam. Bà cũng tán dương sự mong muốn của đôi bên để vượt qua những xung đột trong quá khứ. Bà Clinton nói:

    “35 năm trước, chúng ta đã chấm dứt một cuộc chiến tranh từng gây ra những nỗi thống khổ kinh hòang cho cả hai nước và nó vẫn còn tồn tại trọng ký ức của nhiều người của hai dân tộc. Bất kể nỗi đau đó chúng ta đã dốc tòan lực để xây dựng hòa bình…” và rằng  Hoa Kỳ và Việt Nam giờ đây không ngừng tiến tới, thống qua  việc chủ động giao tiếp, hợp tác và đối thọai, ngay cả đối với những vấn đề mà đôi bên còn có những quan điểm khác biệt”.

        Mặt khác, sau cuộc họp với Bộ trưởng Ngọai Giao Việt Nam Phạm Duy Khiêm Ngọai Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sau khi cho báo chí biết là Bà đã nêu lên mối quan tâm của Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền ở quốc gia độc tài đảng trị này.Bà nói  “Nước Việt Nam, với những người dân phi thường và năng động, đang trên đường trở thành một quốc gia vĩ đại với tiềm năng vô hạn. Đó là một trong những lý do khiến chúng tôi bầy tỏ sự quan tâm về việc bắt giam và kết án những người bất đồng chính kiến bầy tỏ một cách ôn hòa, những tấn công nhằm vào các Giáo hội và sự hạn chế đối với tự do xử dụng internet”.         

        Nhân định về những lời phát biểu trên đây và nhiều lời phát biểu khác nữa của Ngọai Truởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, người ta thấy lập trường và quan điềm của Hòa kỳ liên quan đến mối quan hệ Mỹ -Việt và vấn đề nhân quyền tại Việt Nam trước sau như một, là củng cố và phát triển mối quan hệ ngọai giao, bên ngòai là vì lợi ích của hai nước, bên trong là những ý đồ chiến lược riêng của Hoa Kỳ muốn cải tạo để xử dụng Việt Nam như một công cụ trong chiến lược tòan cầu mới của Mỹ.Nhân quyền chỉ là chiêu bài được Hoa Kỳ xử dụng như vũ khí gây áp lực để thành đạt những mục tiêu chiến thuật mà thôi.

         Và vì vậy, lần này, Bà Ngọai Trường Hoa Kỳ vẫn chỉ bầy tỏ mối quan tâm đến các hiện tượng vi phạm nhân quyền để lưu ý nhà cầm quyền Việt mà không lên án hay đi kèm đòi hỏi trực tiếp và biện pháp chế tài nào có ảnh hưởng đến mối quan hệ đã được thiết lập và không ngừng phát triển trong 15 năm qua; trong khi các đối tượng bị bắt bớ giam cầm chỉ được an ủi bằng những lời khích lệ mật ngọt chỉ có giá trị vuốt ve, xoa dịu và tác động về mặt tuyên truyền.     

         Đến đây, thì chẳng cần đợi đến bây giờ, mà đã từ lâu, người ta đã thấy có sự khác biệt giữa chiến lược của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và sách lược chống cộng của chúng ta, những người Việt Nam không cộng sản tại hải ngọai cũng như trong nước. Theo tài liệu  đã được giải mật, thì chỉ vài năm sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, Hoa kỳ đã có ba lần bí mật tiếp xúc với Việt cộng tại Pháp vào năm 1977 để sớm đi vào tiến trình cải tạo Việt cộng thành công cụ chiến lược mới trong vùng. Nhưng những nhà lãnh đạo Việt cộng lúc đó với đầu óc thiển cận vẫn còn say mê với chiến thắng giả tạo “đánh đuổi được đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam, Thống nhất đất nước”, vẫn mù quáng tin rằng “chiến thắng giả tạo này” sẽ vĩnh viễn đưa Việt nam vào quỹ đạo “Xã hội chủ nghĩa” v.v. nên đã nhất định đòi Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh như điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ ngọai giao. Cuốc tiếp xúc thứ tư vào năm 1978, khi Việt cộng xuống thang bo yêu sách đòi bồi thường chiến tranh thi đã trễ khi Quốc Hội Hoa Kỳ đã ra luật không cho phép hành pháp làm gì thêm nữa với Việt cộng và thự chiện chính sách cấm vận Việt Nam cho đến 20 năm sau mới thiết lập quan hệ ngọai giao (1975-1995). Từ đó, từng bước, Hoa Kỳ  đã coi Việt cộng không nay còn là Việt cộng đối phương trong cuộc chiến hôm qua của mình nữa, mà là đối tác đã hợp tác gần như tòan diện để qua đó cải tạo và biến chất từng bước chế độ độc tài tòan trị  trong “Môi trường mật ngọt kinh té thị trường” qua chế độ dân chủ pháp trị một cách hòa bình; và đối thọai để giải quyết mọi mâu thuẫn hầu thành đạt mục tiêu chiến lược trong vùng của Mỹ.

         Trong khi đó, chúng ta vẫn coi Việt cộng là đối phương cần tiêu diệt, bất hợp tác, không đối thọai và nhất định không chấp nhận “hòa giải” với Việt cộng. Đó là sự khác biệt đương nhiên do mục tiêu “chống độc tài, dân chủ hóa Việt Nam” đôi bên có thể giống nhau trong chừng mực nào đó, nhưng khác nhau về phương thức thành đạt mục tiêu chung. Chính sự khác biệt này, có nhận định cho rằng 35 năm qua các lực lượng chống cộng ở hải ngọai cũng như trong nước vẫn chưa tạo được chiến thắng cuối  cùng là thành đạt mục tiêu tối hậu: tiêu diệt độc tài cộng sản, dân chủ hóa đất nước.

         Thiết tưởng, đã đến lúc, chúng ta, những người Việt Nam không cộng sản tại hải ngọai cũng như trong nước, cần duyệt xét lại tòan bộ sách lược chống cộng nối dài từ cuộc chiến tranh Quốc –Cộng hôm qua, sao cho phù hợp với những biến chuyển của tình hình quốc tế và quốc nội, nhất là phù hợp phần nào với chiến lược chống cộng của Hoa Kỳ để có hiệu quả hơn, để sớm thành đạt mục tiêu đấu tranh đầy chính nghĩa mà chúng ta đã theo đuổi trong nhiều thập niên qua.

Houston, ngày 26-7-2010