Ý Nghiã Mùa Phật Đản Phật Lịch 2554 |
Tác Giả: Thiện Ý | |||
Thứ Ba, 08 Tháng 6 Năm 2010 12:01 | |||
Gọi là Mùa Lễ Phật Đản mà không gọi là Ngày Lễ Phật Đản, là vì không có một ngày lễ Phật Đản chung trên tòan thế giới như ngày Lễ Giáng sinh của Thiên Chúa Giáo Như quý thính giả đều biết, Mùa Phật Đản Phật Lịch 2554 đã bắt đầu tại Houston và Vùng Phụ cân nói tiêng, trên tòan thế giới nói chung, với nhiều nghi lễ long trọng kính mừng Đản sinh Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, đã đường cử hành tại các Chùa Việt Nam trong nhiều tuần qua, với sự tham dự đông đảo của các thiện nam tín nữ, đồng bào Phật tử và đồng hương Việt Nam. Gọi là Mùa Lễ Phật Đản mà không gọi là Ngày Lễ Phật Đản, là vì không có một ngày lễ Phật Đản chung trên tòan thế giới như ngày Lễ Giáng sinh của Thiên Chúa Giáo, mà tùy theo Giáo Hội địa phương, sẽ chọn ngày kính mừng Đản sinh Đức Phật thích hợp, nên có nhiều Ngày Lễ kính mừng Đản sinh Đức Phật tổ chức tại các Chùa khác nhau trong mùa Phật Đản, thường là từ tháng 5 Dương lịch hàng năm qua hết tháng 6 mỗi năm. Riêng tại Houston và Vùng Phụ Cận, Lễ Đản sinh Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật đã được cữ hành long trọng liên tục trong mấy tuần qua tại các ngôi chùa lớn ở Houston và các vùng phụ cận, như Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam, Chùa Pháp Luân, Chùa Bửu Môn, Chùa Tịnh Luật, Chùa Pháp Hoa, Chùa Linh Sơn, Chùa Bà Thiên Hâu.v.v… Nội dung chương trình kính mừng Đản sinh Đức Phật giữa các Chùa chiền có thế khác nhau đôi chút, nhưng tựu chung các Phật tử, thiện nam tín nữ và đồng hương tham dự ngòai phần nghi thức cúng tế long trọng theo truyền thống Phật Giáo để kính mừng Phật Đản, chùa nào cũng đều có những chủ đề hàng năm được các vị cao tăng trụ trì hay được thỉnh từ các nơi khác đến thuyết pháp. Tất cả đều nhằm giúp những người con Phật hiểu rõ ý nghĩa ngày Đản sinh Đức phật, sự ngộ đạo tìm ra con đường cứu khổ cứu nạn chúng sinh của Đức Phật và giúp thực hành giáo lý Đạo Phật sao cho chính bản ngã tự giải thóat khỏi thân phận con người trong kiếp luân hồi, nơi bể khổ trần gian, để đến được nơi Niệt Bàn cực lạc… Chính vì vậy mà, ngòai ý nghĩa kính mừng ngày Đản sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, Đấng sáng lập Đạo Phật, Mùa Phật Đản còn là dịp nhắc nhở các Phật tử trong việc học tập, trau dồi Phật pháp, và thực hành giáo lý của Ngài trong đời sống nhân sinh. Một giáo lý hình thành từ chính kinh nghiệm tự tu, tự giác ngô , tư tu tập bản thân của Đức Phật, với xuất thân là một hòang tử của một Tiểu Vương Quốc Ấn Độ cách nay 2554 năm. Nghĩa là trước khi tìm ra được phương cách tự giải thóat bản thân khỏi kiếp luân hồi để thành Phật, tìm ra được con đường cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh, Đức Phật không xuất thân là một thần linh như nhiều tôn giáo khác, mà là một con người bằng xương bằng thịt, với tất cả tính chất, hệ lụy trong thân phận con người. Vì vậy, khác với nhiều tôn giáo khác, con người muốn thóat khỏi thân phận con người trong bể khổ trần gian, phải tự giác, tự hành, tự giải thóat bằng việc làm tu thân tích đức, chủ động của chính mình, chứ không thụ động dựa vào hay sức mạnh siêu nhiên hay cầu cứu thần linh, kể cả cầu cứu Đức Phật . Vì Đức Phật không phải là thần, trước khi thành Phật cũng chỉ là con người, nhưng là một con người phi thường vì đã tìm ra những quy luật giúp con người thóat khỏi kiếp sống trần gian khổ ải, đến chốn Niết Bàn cực lạc. Bất cứ ai sống và làm theo đúng các quy luật tu thân tích đức mà Ngài đã tìm ra, đều sẽ đạt được cùng đích của cuộc sống, sẽ thành Phật trong cõi Phật sau cái chết. Ý nghĩa tổng quát, theo giáo lý Nhà Phật, trong thân phận con người, mọi người đều phải sống trong bể khổ trần gian, là vì bị trói buộc trong tam căn (là Tham, Sân, Si) và thất dục (là hỉ, Nộ, ái, ố, ai, lạc, dục), và mãi bị trói buộc quẩn quanh trong kiếp luân hồi. Muốn thóat bể khổ trần gian con người phải tu thân tích đức, làm lành tránh dữ, để tạo năng lượng thừa đủ tách con người khỏi kiếp luân hồi , là thóat cảnh sống bể khổ trần gian, đến nơi cực lạc Niết Bàn hay Cõi Phật. Tưu chung, đó là “Lý do Đức Phật sinh ra trong thế gian” như một trong những chủ đề Đại Lễ Kinh Mừng Phật Đản năm nay, là con đường, là đạo pháp cứu khổ cứu nạn và giải thóat chúng sinh khỏi kiếp luân hồi, bước vào cõi Niết Bàn viên mãn, cực lạc trường cửu. Trải qua 2554 năm qua, con đường tu đạo tự giác, tự hành và tự giải thóat của Đức Phật đã được hàng tỷ con người qua nhiều thế hệ tin theo và thực hành. Trong niêm tin Phật tính, chắc chắn con đường tu đạo ấy đã giải thóat được hàng tỷ con người qua nhiều thế hệ và thời đại, thóat kiếp người trong cảnh trần gian khổ ải, đến nơi cực lạc. Tương tự như nhiều tôn giáo khác có chung niêm tin về một thế giới cực lạc sau cái chết, một thế giới siêu hình như Thiên Đàng cực lạc của Thiên Chúa Giáo, Hồi giáo. Một thế giới mà con người chỉ cảm nghiệm như một thế giới có thật qua cặp mắt đức tin của các tín đồ. Và những tôn giáo có chung niềm tin này, thường cũng có chung một cái nhân đưa đến quả theo thuyết nhân quả của nhà Phật, là nếu cuộc sống ở trần gian, một con người đã làm được nhiều điều thiện, tạo thành công đức thừa đủ như nhiên liệu cần và đủ để đưa một phi thuyền lên mẵt trăng hay các hành tinh xa xôi khác, thì cuối cùng con người ấy sau cái chết, sẽ tạo được cái quả là đến được thế giới cực lạc ấy. Xem thế Phật giáo nói riêng, tôn giáo nói chung, bàn chất không mang tính chất mê hoặc như người cộng sản từng kết án làm lý cớ bách hại, tiêu diệt, mà tôn giáo đã gọp phần vào nền đạo đức xã hội. Vì rằng, một xã hội có tôn giáo, hữu thần mà tội ác còn gia tăng, thì một xã hội vô tôn giáo, phi thần linh, tội ác phải gia tăng nhiều hơn nữa. Đó là thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay dưới chế độ cộng sản vô thần, chủ trương bách hại để tiêu diệt mọi tôn giáo như mọi ngươi đều biết, nên đã tạo ra một xã hội không có nền tảng đạo đức, sản sinh ra những con người gian ác nhiều hơn lương thiện, nên đã đưa đến tình trạng tội ác gia tăng không chỉ về số lượng mà còn gia tằng về tính chất tàn bạo, vô luân, vô đạo của các hành vi gây ra tội ác nữa.
|