Mỹ: Nguyên nhân từ chức của Giám đốc Tình báo quốc gia |
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm | |||||
Thứ Tư, 02 Tháng 6 Năm 2010 10:44 | |||||
Theo giới chuyên môn, sự ra đi của ông Blair có nguyên nhân chủ yếu từ những trục trặc trong quan hệ giữa ông với Nhà Trắng và Cục Tình báo Trung ương (CIA).
Tuyên bố từ chức của ông Blair không gây ngạc nhiên cho giới quan sát lẫn chuyên môn, bởi vì chuyện ra đi của ông đã từng được đồn đãi nhiều tháng nay, lẽ ra ông Blair đã phải ra đi từ trước khi Phó giám đốc CIA Stephen Kappes từ chức hồi trung tuần tháng 4. Theo báo chí Mỹ, ông Blair không phải tự nguyện mà chỉ đưa ra tuyên bố trên sau khi nhận cú điện thoại của Tổng thống Barack Obama yêu cầu ông từ chức. Như vậy, chiếc ghế "nóng" DNI lại bỏ trống và đang chờ vị giám đốc thứ tư sau 5 năm thành lập. Hiện tại, người có nhiều khả năng nhất thay thế ông Blair ngồi vào chiếc ghế DNI chỉ có ông James Clapper, Trung tướng không quân về hưu và phụ trách tình báo của Bộ Quốc phòng. Theo giới chuyên môn, sự ra đi của ông Blair có nguyên nhân chủ yếu từ những trục trặc trong quan hệ giữa ông với Nhà Trắng và Cục Tình báo Trung ương (CIA). Denis Blair được Tổng thống Obama bổ nhiệm chức DNI vào cuối tháng 2/2009. Tuy nhiên, cũng kể từ đó, mối quan hệ giữa ông với Nhà Trắng đã liên tục trong tình trạng căng thẳng do những bất đồng về chiến lược tình báo quốc gia. Nói chung là ông Blair đã không biết chiều ý "ông chủ" của mình. Mức độ căng thẳng trong quan hệ giữa ông Blair với Nhà Trắng và các ủy ban tình báo trong Quốc hội càng tăng thêm sau vụ Umar Farouk Abdulmutallab, người Nigeria, suýt cho nổ tung một chuyến bay vào dịp Giáng sinh 25/12/2009. Trách nhiệm được quy cho Trung tâm chống khủng bố đặt trong Văn phòng DNI và do ông Blair trực tiếp quản lý vì đã để xảy ra sơ sót trong khâu xử lý thông tin tình báo của các cơ quan tình báo gửi về nên đã để lọt sổ một phần tử nguy hiểm như Abdulmutallab. Cũng những sơ hở tương tự đã tạo cơ hội cho Faisal Shahzad đưa được xe bom vào Quảng trường Times và suýt gây nên một vụ khủng bố lớn nhân dịp lễ Quốc tế Lao động (1/5/2010). Điều khiến Tổng thống Obama tức giận hơn cả chính là sai lầm chiến lược của ông Blair khi ông thúc đẩy việc ký kết thỏa thuận "không do thám lẫn nhau" với nước Pháp. Ông Blair đã nghĩ một cách đơn giản rằng, Mỹ đã ký thỏa thuận "không do thám lẫn nhau" với đồng minh Anh và Australia thì không có lý gì không ký với Pháp - một đồng minh khá thân thiết kể từ khi ông Nicolas Sarkozy lên nắm quyền. Tuy nhiên, khác với Anh và Australia, từ lâu nay giữa Pháp và Mỹ có hoạt động gián điệp lẫn nhau nhiều nhất. Giới chuyên môn cho rằng, một thỏa thuận như vậy phải được ký kết bởi cấp nguyên thủ quốc gia. Nếu ông Sarkozy không tiếp tục tái đắc cử trong kỳ bầu cử tới, và một chính quyền mới lên thay ông thì coi như tình báo Mỹ sẽ có nguy cơ cao bị trói tay bởi các ràng buộc đã ký kết. Vì vậy, Tổng thống Obama đã quyết định không ký thỏa thuận này. Đáng tiếc, quyết định của ông Obama được đưa ra khi Tổng thống Pháp Sarkozy đang trông đợi ký kết thỏa thuận đó, do vậy đã khiến ông Sarkozy tức giận và quan hệ Mỹ - Pháp trở nên căng thẳng giữa lúc 2 nước đang chuẩn bị phối hợp đối phó với Iran. Giữa ông Blair và CIA cũng có những màn đấu đá kịch liệt để tranh giành quyền lực. Lâu nay CIA đã quen với vai trò là cơ quan đầu tàu trong cộng đồng tình báo; nói cách khác, một cách không chính thức, CIA đã được xem như cơ quan đầu não của ngành tình báo Mỹ, và Giám đốc CIA cũng ngầm được hiểu là Giám đốc Tình báo quốc gia. Người mang trọng trách đọc bản tóm tắt thông tin tình báo cho Tổng thống Mỹ vẫn là Giám đốc CIA. Dĩ nhiên là đi kèm theo trọng trách là những đặc quyền. Khi DNI ra đời, CIA đã bị tước mất trọng trách đọc bản tóm tắt thông tin, đồng thời một số đặc quyền đi kèm cũng bị cắt bớt. Chưa kể, DNI được giao nhiệm vụ quản lý chung cộng đồng tình báo, có nghĩa là "cấp trên" của CIA, là "sếp" của Giám đốc CIA - một điều không thể chấp nhận được đối với kẻ đã quen làm "sếp". Thế là những va chạm liên tiếp xảy ra. Ngay sau khi được bổ nhiệm, Giám đốc CIA Leon Panetta đã tìm cách để hạn chế bớt quyền hạn cũng như quy mô tổ chức của DNI nhằm thâu tóm thêm quyền hành, trong khi ông Blair cũng chẳng chịu lép, tìm cách áp đặt quyền hành lãnh đạo đối với cả vấn đề ngân sách và các hoạt động gián điệp ngầm ở nước ngoài lâu nay do CIA tự quyết. Dưới thời Obama, Nhà Trắng có vẻ thiên về ủng hộ các hoạt động tình báo do CIA khởi xướng và quản lý, như việc sử dụng máy bay không người lái để tấn công khủng bố ở Afghanistan và Pakistan. Vì vậy, ông Blair đã hoàn toàn thất thế khi va chạm với cơ quan này. Việc ông Blair từ chức DNI tuy có thể giúp giải tỏa được những khúc mắc nêu trên, song việc đó vẫn không thể giải quyết được những vấn đề lớn hơn từng được giới chuyên môn đặt ra khi Tổng thống George W. Bush quyết định thành lập DNI vào ngày 22/4/2005 là liệu có cần thiết phải có một cơ quan như DNI hay không? Cộng đồng tình báo Mỹ tiêu tốn hàng chục tỉ USD mỗi năm, nhưng hiệu quả mang lại thì không hề tương xứng. Lý do cũng chỉ vì giữa các cơ quan tình báo luôn xảy ra những mâu thuẫn về lợi ích và phương thức hoạt động, và giữa họ lại thiếu hẳn sự gắn kết với nhau trong hoạt động. Chuyện "ông nói gà, bà nói vịt", hay mạnh ai nấy làm, giẫm chân lên nhau, đấu đá lẫn nhau là chuyện thường ngày trong cộng đồng tình báo Mỹ. Sự tồn tại của DNI cho đến nay không những không cải thiện được tính hiệu quả trong hoạt động của cộng đồng tình báo Mỹ mà còn là cái cớ cho nhiều vụ xung đột nội bộ không đáng có. Điều duy nhất mà DNI làm được từ khi ra đời cho đến nay là tạo ra "một người chịu trách nhiệm cho những sai sót không được cải thiện của cộng đồng tình báo Mỹ
|