Câu chuyện phản bội của Việt Nam sau 35 năm |
Tác Giả: Andrew Lâm/New America Media | ||||
Thứ Sáu, 30 Tháng 4 Năm 2010 15:51 | ||||
HÀ NỘI, Việt Nam: Tựa một bài báo địa phương dường như đã nói lên tất cả: “Biện pháp chủ yếu nhất là dùng tình yêu.” Bài báo đó nói về các hoạt động buôn lậu phụ nữ và trẻ em dọc biên giới Việt Nam và Trung Quốc. Một trong những “biện pháp yêu thương” xảy ra như thế này: Một người đàn ông thành phố dụ dỗ một phụ nữ trẻ ở nông thôn, sau đó mang cô qua biên giới Trung Quốc sau đám cưới. Khi họ tới nơi, tuần trăng mật trở thành một cuộc buôn bán nô lệ: Chú rể bán cô dâu ngây thơ của mình cho một nhà chứa, sau đó lặng lẽ chuồn mất. Hay đó có thể là “biện pháp yêu thương gia đình ruột thịt:” Bà quả phụ nghèo túng có một ông chồng nông dân chết vì tai nạn, quyết định bán con của mình. Người con gái nghĩ rằng cô được đi mua sắm ở Trung Quốc để mua quần áo mới. Nhưng hóa ra cô đã gặp phải một cơn ác mộng. Người thiếu nữ đã bị bán cho một nhà chứa và cuối cùng bị bán cho một ông già để làm vợ lẽ. Trong cả 2 trường hợp, các nạn nhân đều đã bị tình yêu thương và lòng trung thành làm hại. Ðối với họ, đề tài chính quyết định cuộc sống của họ, chắc chắn, là sự phản bội. Nhưng sự phản bội không đơn giản là câu chuyện của các phụ nữ và trẻ em bị bán, đã trở thành một dịch bệnh. Với một ý nghĩa nào đó, vấn đề này đã trở thành câu chuyện của chính nước Việt Nam. Các triều đại thịnh rồi suy, các thuộc địa đến rồi đi, các cuộc nội chiến xảy ra và nhiều mạng sống và miền đất bị tàn phá, nhưng chủ đề chính của việc bị lừa dối, bị phản bội vẫn tiếp tục diễn ra trong lịch sử của quốc gia này. Có rất nhiều loại phản bội. Ba mươi lăm năm trước, quân đội VNCH đã bị Mỹ bỏ rơi. Ðến thời kỳ cuối cuộc chiến, mỗi người lính chỉ còn được trang bị với vài viên đạn trong khi hàng đoàn xe tăng của CSBV tiến vào miền Nam. Nhưng sự phản bội không nhất thiết chỉ xảy ra với những người thua cuộc chiến. Nó còn diễn ra một cách mỉa mai sâu sắc hơn với những người đáng lẽ là người chiến thắng. Việt Cộng, những người lính du kích của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng tại miền Nam, đã nhanh chóng nhận ra rằng họ không thực sự chiến thắng khi Sài Gòn thất thủ. Chỉ trong vòng vài tháng, các đơn vị của họ bị giải thể hoặc hợp nhất theo lệnh của Hà Nội. Các lãnh đạo người Nam bị buộc phải nghỉ hưu. Mặc dù, trong tất cả các phe phái, họ phải chịu thương vong cao nhất. Việt Cộng thấy họ bị mất quyền tự chủ và cuối cùng phải chịu sự lãnh đạo của Bắc Việt. Nhưng chính nhiều quan chức CSBV cũng không thoát khỏi bị phản bội. Một trong số nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng sống lưu vong là đại tá Bùi Tín, một sĩ quan cao cấp nhất của Hà Nội đã tiến vào Sài Gòn vào thời gian cuối của chiến tranh để tiếp thu miền Nam chính thức đầu hàng. Ông Tín, cuối cùng, gần một thập niên sau, đã chạy trốn sang Pháp. Nguyên nhân là vì ông bất đồng với chủ nghĩa Cộng Sản thời bình, trong đó các trại “cải tạo” và vùng “kinh tế mới” đã được tạo ra để trừng phạt dân miền Nam. Muôn vàn thuyền nhân đã thiệt mạng trên biển khơi. Ðó không phải là những gì ông mong đợi khi Bắc Việt cố gắng “giải phóng” miền Nam khỏi người Mỹ trong thời kỳ chiến tranh. Các tác phẩm của ông Tín, “Theo chân Hồ Chí Minh: Hồi ký của một người Bắc Việt,” và “Từ kẻ thù với bạn bè: Quan niệm của Bắc Việt về chiến tranh,” đã trở thành một lời chứng mạnh mẽ trước sự tham nhũng và sự ngạo mạn, đi cùng với một khẩn cầu thiết tha cho nền dân chủ. Và ngay cả ông Hồ Chí Minh, người cha già của chủ nghĩa Cộng Sản Việt Nam, cuối cùng cũng không tránh được bị phản bội. Theo một số người nguồn tin nội bộ trong đảng, mấy năm cuối đời, ông Hồ Chí Minh cũng đã bị cầm cố tại gia, người yêu của ông bị giết và các con của ông bị bắt đi. Ðó là điều nhà văn Dương Thu Hương, hiện đang sống lưu vong, đã viết trong tác phẩm mới nhất của bà, “Au Zenith,” một tác phẩm dựa trên lịch sử chưa được công bố về những năm cuối của Hồ Chí Minh. Nhà văn Dương Thu Hương đã biết rõ tường tận sự phản bội. Từng là đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản, sau đó, bà đã bị cầm cố tại gia vì những tác phẩm của bà đã chỉ trích chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là tác phẩm “Thiên đường mù” (Paradise of the Blind). Giới lãnh đạo nhà nước gọi bà là “người đàn bà phản bội bẩn thỉu.” Việt Nam trong thời hiện tại là một Việt Nam đang nằm cuối chế độ chuyên chế Orwell, nhại lại tác phẩm “Trại chăn nuôi” (Animal Farm), nơi “tất cả mọi loài thú vật đều bình dẳng nhưng một số loài lại bình đẳng hơn các loài khác.” Nạn tham nhũng lan tràn, và theo tạp chí mạng Asia Times Online, “các cuộc sang nhượng đất đai đã trở thành vấn đề quan trọng tại Việt Nam. Một số nhà quan sát dự đoán rằng, giống như ở Trung Quốc, quốc hữu hóa đất đai đáng ngờ có thể dẫn tới sự bất ổn xã hội phổ biến và làm cho sự phát triển kinh tế xã hội đi trệch hướng.” Khi chủ nghĩa Mác Lênin vẫn còn được dạy trong các trường học, những người nông dân nghèo vẫn thường bị lấy mất đất đai bằng một số tiền bồi thường ít ỏi để các đại gia và những người có thế lực có thể có những sân gôn. Trong khi những phụ nữ và trẻ em nghèo tại nông thôn hiện trở thành một thứ hàng hóa được đem bán qua biên giới, thường những với sự giúp đỡ của các quan chức địa phương, thành phố tỏa sáng với sự giàu có mới và những tòa nhà chọc trời vẫn tiếp tục mọc lên như nấm. Một người thường không phải nhìn xa cũng thấy điều này tại Sài Gòn. Những tấm biển quảng cáo cho nước hoa Channel và túi xách Versace nay đã làm lu mờ tất cả các biểu ngữ của chủ nghĩa Cộng Sản cũ mị dân và thiên đường xã hội chủ nghĩa. Các phòng “massage” được xây bằng đá của một bức tượng Hồ Chí Minh bị quăng đi tại trung tâm thành phố Sài Gòn, một thành phố đã được đổi bằng tên nhà lãnh tụ khắc khổ. Trong một tối dạo phố tại khu vực mới ở quận 7 của Sài Gòn, tại một nhà hàng 3 sao sang trọng có tên là “Cham Charm,” được xây dựng giống như là đền Angkor với đá hoa cương đen và nước chảy xuống cả 2 bên cầu thang trơn trượt, có một số xe Mercedes và Lexus, và cả một chiếc Ferrari và một hay 2 chiếc Rolls Royce đậu xuống với nhiều phóng viên chụp ảnh tại lối vào. Ðó là quang cảnh bữa tiệc sinh nhật của ca sĩ nổi tiếng Hồng Nhung và những người bạn giàu có của cô, phần lớn đều có dính líu với chế độ hiện nay, đã đứng ra tổ chức một bữa tiệc riêng cho cô. Rượu champagne phun trào, rượu được rót ra và hào, sushi và tôm hùm được phục vụ cho 350 người khách đặc biệt. Có lúc, ca sĩ Hồng Nhung gọi “những người bạn” của cô lên sân khấu. Nhiều người trong số họ hiện không phải là triệu phú thì cũng lấy triệu phú. Họ cùng nhau hát những bài hát Cộng Sản. Trong khi những người phục vụ đeo nơ ở cổ rót champagne, máy chiếu quay lại quá khứ của Hồng Nhung: Một thiếu niên trong đồng phục Cộng Sản đang hát. Tất nhiên, không ai hát những bài hát về sự phản bội tại lễ hội vàng, nhưng một người có thể cắt sự mỉa mai bằng thìa bạc. Cách không xa buổi hội này, một nhạc sĩ già trong căn hộ xiêu vẹo nói một cách mỉa mai: “Xã Hội Chủ Nghĩa đã trở thành Cơ Hội Chủ Nghĩa.” Ông đã từng quen Bác Hồ và trung thành phục vụ nhưng hiện nay, khi sức khỏe đã tàn phai, trở thành một nhà phê bình chế độ Hà Nội. Ông đặc biệt đau khổ vì 3 năm trước Việt Nam đã nhượng đất dọc biên giới phía Bắc cho Trung Quốc và ký một hợp đồng nhiều tỉ đô la để khai thác bauxite ở tỉnh Lâm Ðồng, một cao nguyên xanh tươi, phá hủy hệ sinh thái. Ðáng lo ngại hơn, quần đảo Trường Sa đang còn tranh chấp đã rơi vào tay Trung Quốc, làm cho vùng biển của Việt Nam dễ bị Trung Quốc thống trị. Một số cuộc biểu tình hiếm hoi của quần chúng đã diễn ra nhưng vô ích. “Các quan chức chính phủ đã hỏng từ cốt lõi,” nhạc sĩ già quan sát. “Tất cả họ đều cúi đầu vì tiền. Tôi mặc quân phục và xuống đường biểu tình. Tôi thấy buồn khi thấy chính phủ lừa dối người dân năm này qua năm khác. Nếu họ muốn hiến đất cho Trung Quốc, đó chính là bán máu của người dân.” Ðiều đó có thể giải thích được tại sao, trong một thế giới mà khẩu hiệu “kiếm tiền là vinh quang,” và đạo đức bị phá vỡ, trẻ em có thể bị chính mẹ ruột của mình bán, những người vợ bị chính chồng mình bán, những vùng đất quý báu, thấm máu của nhiều người hy sinh, đã bị chính quyền bán đi. Việt Nam có thể trở thành một thế giới, trong đó những người vẫn giữ nguyên đạo đức cũ phải gánh chịu đau khổ nhiều nhất. Cô gái bị mẹ ruột bán, khi được cứu thoát, nói rằng cô không hận mẹ. Cô nói với những nhân viên xã hội là cô sẵn sàng hy sinh cho gia đình. Và người nhạc sĩ già yêu nước, đã từng là một người lý tưởng, đang phải khóc trong từng giấc ngủ. Và những nhà bất đồng chính kiến lưu vong đang dõi theo một Việt Nam bị vật chất nuốt chửng. Mọi thứ đang đổ xô về phía trước với một tốc độ chóng mặt. Bởi vì để tồn tại được ở Việt Nam, cũng như một luật mới về đất đai, mỗi người phải trước hết và chính mình đã phải chịu sự phản bội trong quá khứ. (H.N.) Andrew Lâm/New America Media Hằng Nguyễn (chuyển ngữ)
|