Kinh tế Việt Nam 35 năm nhìn lại: Bao cấp và khủng hoảng |
Tác Giả: Mặc Lâm, phóng viên RFA | |||
Thứ Năm, 29 Tháng 4 Năm 2010 08:09 | |||
Nhân kỷ niệm 35 năm ngày thống nhất đất nước, Ban Việt Ngữ Đài RFA có loạt bài viết về nhiều đề tài, chúng tôi xin giới thiệu bài viết 35 năm nhìn lại kinh tế Việt Nam do Mặc Lâm thực hiện.
Đây là bài đầu tiên trong một loạt ba bài tóm lược ba thời kỳ chính: Khủng hoảng, Đổi mới và cuối cùng là Phát triển. 35 năm kế từ ngày chiến tranh kết thúc, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi từ kinh tế XHCN trở thành kinh tế thị trường với đầy đủ những thuộc tính mà một nền kinh tế cạnh tranh cần có. Trong nền kinh tế ấy, khi biến động cung cầu hay bất ổn tài chánh xảy ra thì vấn đề lạm phát xuất hiện là một điều tất yếu. Nam Bắc sát nhập “35 năm qua nó có 10 năm duy ý chí, xây dựng XHCN và đưa đất nước đến khủng hoảng. Kế tiếp là 10 năm đi tìm lối thoát và còn lại 15 năm hội nhập. Năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn sát nhập với miền Bắc, cả hai nền kinh tế hợp lại trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Lúc đó miền Bắc gần như kiệt quệ sau hàng chục năm chiến tranh. Gánh nặng của chế độ bao cấp miền Bắc mang vào cộng với nền kinh tế của Miền Nam lúc đó gần như quỵ hẳn sau khi bị hàng loạt biến động như đánh tư sản, giãn dân lên vùng kinh tế mới và phong trào vượt biên ngày một nhiều hơn đã khiến cho Việt Nam gần như suy sụp hoàn toàn. Bà Phạm Chi Lan, nguyên tư vấn cho văn phòng Thủ tướng nhớ lại hoàn cảnh lúc bấy giờ: Tem lương thực trong thời bao cấp. Photo courtesy of hoangsa.org Nền kinh tế Việt Nam vốn dựa vào nông nghiệo ngay bản thân nền nông nghiệp cũng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Sau năm 75 thì cả hai miền tuy nhập lại cùng một nước nhưng hệ thống kinh tế thì khác nhau và những rối loạn ban đầu sau chiến tranh về mặt xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. Về mặt đối ngoại lúc bấy giờ sau năm 75 thì các nước phương Tây theo chính sách của Mỹ cấm vận Việt Nam cho nên rất dè dặt trong chuyện phát triển quan hệ với Việt Nam; Về cơ bản Việt Nam vẫn duy trì liên hệ với khối Liên Xô, với Đông Âu và một phần Trung Quốc và vì vậy cho nên nền kinh tế rất khó khăn. Những năm sau còn khó khăn hơn bởi vì vài năm đầu sau 75 vẫn còn một chút những tiềm lực cũ của miền Nam còn đó nhưng sau này khi không còn những nguồn bổ trợ vào thì những tiềm lực đó giảm sút dần. Kinh tế miền Nam được hỗ trợ rất lớn từ Mỹ cũng như các nước phương Tây trước đây và vì vậy nền kinh tế chung của đất nước càng khó khăn hơn. Cộng thêm với hệ thống kinh tế theo hệ thống XHCN cũ từ miền Bắc đưa vào đã đẩy nền kinh tế rơi vào cuộc khủng hoảng rất nặng nề vào những năm 70 và đầu 80. Lạm phát đến ba chữ số không làm cho chính quyền mới lo âu. Men chiến thắng gần như làm cho hầu hết cán bộ sống trong hào quang của kinh điển XHCN thỏa mãn hoàn toàn. Cảm giác khó khăn về kinh tế được khỏa lấp bởi những lý thuyết duy ý chí khiến đời sống người dân trở thành gần như tuyệt vọng. Lúc đó không ai trong chính quyền thừa nhận có lạm phát trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cũng không ai dám đưa vấn đề ra để phân tích, bàn luận công khai. Người dân miền Nam không thể làm quen với chế độ tem phiếu nên ngay sau khi đợt đổi tiền lần thứ nhất xảy ra cả miền Nam sống trong tâm trạng ngột ngạt chưa từng có. Đối phó với tình trạng này là một ý tưởng hết sức duy ý chí được đưa ra. Cụm từ Giá-Lương-Tiền hình thành từ đấy đã mau chóng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam rơi sâu hơn nữa vào cơn khủng hoảng. Ngăn sông cấm chợ “Hệ thống kinh tế theo hệ thống XHCN cũ từ miền Bắc đưa vào đã đẩy nền kinh tế rơi vào cuộc khủng hoảng rất nặng nề vào những năm 70 và đầu 80. Nông dân có lẽ là thành phần chịu thiệt hại nặng nề nhất. Sản phẩm của họ sau một thời gian trầy trật làm ra không thể tiêu thụ một cách công bằng. Bất cứ nông phẩm nào cũng bị nhà nước thu mua và đồng tiền người nông dân cầm đuợc trong tay không hề tương xứng với mồ hôi công sức bỏ ra trên cánh đồng của họ. Là một nước nông nghiệp nhưng lại thiếu gạo ăn đến nỗi phải ăn độn bằng nhiều thứ thực phẩm mà trước đây miền Nam vẫn dùng cho gia súc. Đói kém hoành hành toàn xã hội đã khiến cơ thể kinh tế của Việt Nam vốn èo uột trong thời gian chiến tranh lại càng khó chữa trị hơn trong thời gian hậu chiến. Biện pháp ngăn sông cấm chợ được mang ra thi hành càng khiến đời sống thêm bội phần khó khăn. Hàng hóa không thể luân chuyển trên thị trường khiến cung và cầu không gặp nhau và từ đó viễn ảnh một sự sụp đổ kinh tế ló dạng trên nhiều mặt khiến nhà nước phải nhìn nhận cần phải đổi mới toàn diện mới mong tồn tại. Quầy phân phối thịt ở Hà Nội trong thời bao cấp. Photo courtesy of hoangsa.org Xuất phát từ những động lực chính như nghèo đói khó khăn chồng chất ở các nơi làm cho những người điều hành ở các địa phương người ta cảm thấy bức xúc và tìm mọi cách để vượt qua khó khăn. Chắc mọi người còn nhờ câu chuyện của bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc......ngoài Vĩnh phúc ra ở một số nơi khác như Long an ở phía Nam. Và từ đó những sáng kiến đổi mới được ghi nhận khắp nơi và được báo cáo lên thí lãnh đạo nghiên cứu và nhân rộng ra trở thành mô hình đổi mới tại Việt Nam. Sau đợt đổi tiền năm 1986, lạm phát thực sự trở thành nỗi ám ảnh của toàn xã hội. Đây không phảỉ là năm đầu tiên có lạm phát nhưng nó đã tồn tại và âm ỉ từ nhiều năm trước. Quan niệm sai lầm về đổi tiền đã làm cỗ xe kinh tế chệch bánh. Sau đổi tiền, lạm phát tăng đến mức không còn đếm được là bao nhiêu phần trăm cho chính xác. Chỉ số CPI lên tới 92% và nhanh chóng chiếm lĩnh con số 775% trong suốt hai năm sau đó. Nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa nêu cảm tưởng của ông trong giai đoạn này như sau: Nói về thời gian thì 35 năm qua nó có 10 năm duy ý chí, xây dựng XHCN và đưa đất nước đến khủng hoảng. Kế tiếp là 10 năm đi tìm lối thoát và còn lại 15 năm hội nhập vào luồng kinh tế thị trường của thế giới. Quý vị vừa nghe chúng tôi khái quát lại một vài điểm then chốt trong thời gian 10 năm đầu sau chiến thắng giải phóng toàn bộ miền Nam cùng những hệ lụy mà một nền kinh tế XHCN gặp phải trong thời hậu chiến.
|