Home Tin Tức Tin Nóng Châu Âu đạt đồng thuận về cơ chế giám sát ngân hàng khu vực euro

Châu Âu đạt đồng thuận về cơ chế giám sát ngân hàng khu vực euro PDF Print E-mail
Tác Giả: Đức Tâm   
Thứ Sáu, 19 Tháng 10 Năm 2012 11:46

 Có thể là một giai đoạn quyết định cho phép châu Âu thoát ra được cuộc khủng hoảng tài chính.

 

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Barroso (trái) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy ( phải ) trong cuộc họp báo sau Thượng đỉnh Brussels ngày 19/10/2012.
Reuters

 

Hội nghị Thượng đỉnh châu Âu nhóm họp ở Bruxelles, từ hôm qua, 18/10/2012. Sau nhiều giờ đàm phán, vào lúc 3 giờ sáng hôm nay, châu Âu đã được đồng thuận về việc thành lập hệ thống giám sát ngân hàng trong khu vực đồng euro.

 Theo giới chuyên gia, việc thành lập cơ chế giám sát ngân hàng có thể là một giai đoạn quyết định cho phép châu Âu thoát ra được cuộc khủng hoảng tài chính. Trong năm 2013, Ngân hàng Trung ương châu Âu – BCE – sẽ tiến hành xây dựng hệ thống giám sát này.

Từ Bruxelles, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình.

« Đó là những điều kỳ lạ trong các cuộc họp của Hội đồng châu Âu. Các nước có những mục đích khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, sau hàng giờ thương thảo, cuối cùng, tất cả mọi người đều hài lòng và đạt được đồng thuận.

Vấn đề theo dõi, giám sát các ngân hàng trong khu vực đồng euro là một minh họa mới cho điều này.

Nước Pháp muốn tiến hành ngay trong hồ sơ này, nhưng nước Đức thì muốn thong thả.

Cuối cùng, Paris đạt được điều mong muốn là khuôn khổ pháp lý của việc theo dõi các ngân hàng sẽ được đề ra vào cuối năm nay. Các bên cũng đạt được đồng thuận là Ngân hàng Trung ương châu Âu – BCE – có thể bắt đầu xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng, từng bước một và kéo dài trong suốt năm 2013, sau đó, áp dụng dần dần đối với 6000 ngân hàng của vùng đồng tiền chung.

Về phần mình, Berlin cũng đạt được mục tiêu là hệ thống giám sát ngân hàng chưa thể bước vào hoạt động trong nhiều tháng tới, chắc chắn là không thể trước năm 2014. Trong khi chờ đợi, Đức cũng đã dự kiến có một vài điều chỉnh liên quan đến việc kiểm tra các ngân hàng cấp vùng.

Khả năng cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng cũng bị dời lại cho đến tận đầu năm 2014, có nghĩa là sau cuộc bầu cử lập pháp ở Đức.

Thủ tướng Angela Merkel, người luôn chủ trương chính sách thắt lưng buộc bụng, sẽ không cần phải giải thích cho cử tri Đức rằng các cơ sở tài chính Tây Ban Nha do quản lý tồi sẽ được hưởng sự trợ giúp tài chính của châu Âu, trong đó có sự đóng góp của Đức.

Ngay cả Tây Ban Nha cũng tuyên bố hài lòng về kết quả đạt được tại Thượng đỉnh châu Âu, cho dù việc cấp vốn cho các ngân hàng nước này bị lùi lại.

 Thậm chí thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cũng không đề cập đến khả năng Madrid kêu gọi sự giúp đỡ tài chính của châu Âu ».