World Cup 2010: khóc nữa đi em, khóc nữa đi em!!! |
Tác Giả: Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA, từ Nam Phi |
Thứ Ba, 06 Tháng 7 Năm 2010 09:29 |
Thua cũng khóc, thắng lại khóc càng nhiều hơn Nếu ngồi ở sân hay ngồi trước T.V xem World Cup, hình ảnh những vận động viên đưa tay chùi nước mắt là những hình ảnh không ai có thể quên được. Các cổ động viên của đội tuyển Nam Phi nức nở trong trận đấu thua Uruguay 3-0. AFP Thua cũng khóc, thắng cũng khóc Họ có lý do để khóc. Khóc vì vui mừng khi hội tuyển quốc gia của họ mới chiến thắng, khóc vì hội banh họ hết lòng ủng hộ vừa thất bại chua cay. Dưới sân, các cầu thủ cũng nước mắt mắt lưng tròng: thua cũng khóc, thắng lại khóc càng nhiều hơn, càng đi sâu đến gần trận chung kết khóc càng dữ dội. Cầu thủ và khán giả khóc nhiều tới độ cô ký giả Mukondi Ndibi của xứ Ghana phải than mỗi lần được ông Chủ Bút cử đi tác nghiệp World Cup là mỗi lần “nghĩ ngay đến cảnh phải cầm ly… hứng nước mắt”. Cô bạn mới quen nhưng thật thân này nói không sai, ngay chính tên cô cũng là cái tên chứa đựng phần nào định mệnh diễn ra trên sân cỏ. Theo cô giải thích, Mukondi có nghĩa là… phải cố gắng vì đường đời không bằng phẳng mãi, phải vượt qua khó nhọc mới đi tới được thành công. “Dưới sân, các cầu thủ cũng nước mắt mắt lưng tròng: thua cũng khóc, thắng lại khóc càng nhiều hơn, càng đi sâu đến gần trận chung kết khóc càng dữ dội. Cảnh sẽ được nhớ mãi là cảnh anh cầu thủ Yuichi Kamano của hội tuyển Nhật òa lên khóc ngay sau khi đá hụt trái phạt đền ở trận gặp Paraguay trong cú sút trời giáng nhưng lại không trúng đích này khiến Nhật phải chia tay với Giải, và dù cả hội chạy tới vỗ về an ủi anh vẫn không ngừng rơi nước mắt. Cảnh khác là cảnh các cầu thủ Ghana cùng nhau cúi đầu cầu nguyện sau trận tứ kết, anh nào anh nấy cũng vừa đọc kinh vừa nước mắt đầm đìa vì mới thua Uruguay ở vòng đá phạt đền luân lưu. Ngôi sao sáng của đội tuyển Nhật Yuichi Komano (bên trái áo xanh) trong trân đá với Paraguay. AFP vòng 16. “Cầu thủ Yuichi Kamano của hội tuyển Nhật òa lên khóc ngay sau khi đá hụt trái phạt đền ở trận gặp Paraguay trong vòng 16. Cú sút trời giáng nhưng lại không trúng đích Ngay cả những cầu thủ thuộc hàng siêu sao cũng thích khóc sau khi đá hụt quả penalty. Thế giới bóng tròn chắc vẫn chưa quên World Cup 1994 tại Hoa Kỳ, siêu sao Roberto Baggio của hội tuyển Italy cũng gục đầu khóc nức nở ngay sau khi đá hụt quả phạt đền trong trận chung kết, và lại nức nở khóc tiếp khi thấy các cầu thủ Brazil bước lên nhận chiếc cúp vô địch. Đá phạt đền hoàn toàn không dễ Theo ông, bao giờ buổi tập cũng có phần tập đá 11 mét, và các cầu thủ được trao trách nhiệm đều biết “khung gỗ nhìn rất to, nhưng cũng rất nhỏ. Làm sao đừng đụng xà ngang, đừng va cột dọc, đừng đụng vào tay của thủ môn và đừng để trái banh đi ra ngoài là 4 yếu tố các cầu thủ đá penalty đều thuộc nằm lòng”. Hướng dẫn đó được tất cả các ông huấn luyện viên nhắc nhở mỗi ngày, nhưng làm được hay không lại tùy vào từng cầu thủ. Dù có tập luyện tới đâu đi chăng nữa, khi nhập trận mới có thể biết tài năng đá phạt của họ đi tới đâu. Một số nhà báo đàn anh của tôi cho hay khi nhìn vào điệu bộ, vào cách chạy của các cầu thủ họ “có thể đoán biết trái banh sẽ nằm ở chỗ nào”. Có người còn đi xa hơn, bảo chỉ nhìn cầu thủ đi bộ từ giữa sân đến chỗ đặt quả banh “là đủ để đoán biết trái penalty sẽ đi cao hay thấp”. “Làm sao đừng đụng xà ngang, đừng va cột dọc, đừng đụng vào tay của thủ môn và đừng để trái banh đi ra ngoài là 4 yếu tố các cầu thủ đá penalty đều thuộc nằm lòng”.Nhưng làm được hay không lại tùy vào từng cầu thủ. ĐT Ghana thua ĐT Uruguay 4-2 trong lọat đá phạt đền hôm 02/07/2010 tại SVĐ Soccer City ở Soweto, Johannesburg. AFP Điều đó có đúng không? “Mấy ông nhà báo đó nói đùa đó, không đúng đâu”, theo lời giải thích của Giáo Sư Geir Jordet, một chuyên viên tâm lý đang làm việc cho The Castro Performance Analyst. Đây là một tổ chức được các hội tuyển Âu Châu thuê viết những bản phúc trình đặc biệt, chỉ nói về cách đá phạt đền của các cầu thủ hội địch. “Dựa vào những gì xày ra trên sân cỏ, chúng tôi thấy có nhiều yếu tố quyết định lối đá penalty của từng cầu thủ một, và không trái nào giống trái nào”. Các yếu tố được nói đến bao gồm tuổi tác, vai trò trong sân, lối ứng xử hàng ngày, thời gian sửa soạn trước khi đưa chân đá quả banh và cầu thủ đá quả phạt có vượt qua được áp lực hay không”. Vẫn theo Giáo Sư Jordet, “đá penalty là một trò chơi tâm lý, cả thủ môn lẫn người đá đều chơi trò mèo vờn chuột. Thủ môn nghiêng người bên này nhưng sẽ tung người về phía bên kia, cầu thủ đá quá phạt tạo cảm tưởng cho mọi người là anh sẽ đá quả banh xà về phía bên phải, nhưng cuối cùng quả banh lại bay cao về góc bên trái”. “Đá penalty là một trò chơi tâm lý, cả thủ môn lẫn người đá đều chơi trò mèo vờn chuột'' Một yếu tố khác cũng cần nói đến: thói quen của cầu thủ. Trong 4 hội có mặt ở bán kết tại Nam Phi, anh Forlan của Uruguay thường đá cao vào cánh trái của khung gỗ, Podolski (Đức) hay Villa và Torres của Tây Ban Nha lại chuyên đá banh thấp vào góc phải. Vào chung kết bằng đá phạt đền? Tại sao chuyện đá hụt penalty và khóc lại được nói đến trong bài này? Xin trả lời: chưa dám vội đoán hai hội tuyển nào sẽ vào chung kết năm nay, nhưng từ World Cup 1982 đến giờ, 10 trong số 14 hội đá trận chung kết là những hội thành công ở loạt đá phạt đền luân lưu từ chấm 11 mét. Trong 4 hội vào bán kết chỉ mỗi mình Uruguay của Nam Mỹ hội đủ tiêu chuẩn này vì mới thắng Ghana bằng những trái phạt đền, và nếu lịch sử tái diễn, Uruguay sẽ… có mặt ở chung kết. Điều đó có nghĩa là hôm nay các cầu thủ và cổ động viên Hòa Lan sẽ… khóc ròng vì thua cuộc và những cầu thủ cùng vận động viên Uruguay cũng… khóc ròng, sung sướng với chiến thắng. “Từ World Cup 1982 đến giờ, 10 trong số 14 hội đá trận chung kết là những hội thành công ở loạt đá phạt đền luân lưu từ chấm 11 mét. Cầu thủ Fabio Quagliarella của đội tuyển Ý nằm bật ngửa khóc giữa sân sau khi thua Slovakia 3-2. AFP Không cần biết lịch sử có tái diễn hay không, tôi đã quyết định sẽ dốc hết tiền đi mua khăn lau mặt, chờ đến khi trận banh vừa kết thúc sẽ phân phát ngay cho những người đẹp… đang khóc nức nở ngồi gần đó, bất kể đó là người đẹp tóc vàng Hòa Lan của Âu Châu hay người đẹp tóc đen Uruguay của Nam Mỹ. Sau đó, tôi sẽ ngồi xuống ôm vai cô nào “đẹp nhất và khóc nhiều nhất” để nói lời an ủi bằng… tiếng Việt Nam. Tôi sẽ bảo với cô nàng như thế nào? Tôi chẳng dại gì bắt chước ông nhạc sĩ Đỗ Lễ bảo “thôi nín đi em”, mà sẽ theo ông Lam Phương nhỏ nhẹ nói câu “khóc nữa đi em, khóc nữa đi em”. Cô em khóc càng dai thì tôi càng mừng. Ngồi đây cả đêm giữa mùa đông Nam Phi để nhìn cô em khóc chắc chắn sướng hơn ngồi xem trận chung kết World Cup cả triệu triệu lần!!! Sáng nay ở bên Mỹ xem trận Uruguay và Hòa Lan xong, nếu nhìn trên T.V. thấy chiếu hình một anh nhà báo Á Châu vừa lau nước mắt cho một cô nào đó vừa cất tiếng ca an ủi, bạn có quyền bảo với những người chung quanh là bạn biết “thằng cha này”. Xin hứa với bạn là tiếng hát “trầm ấm đầy truyền cảm” của tôi sẽ át tiếng tù và vuvuzela đã làm bạn nhức đầu trong những tuần lễ vừa qua. Nhưng tôi chỉ làm được chuyện này với điều kiện chính bạn phải giúp tôi. Bạn giúp tôi bằng cách trước khi ngồi xem TV, bạn nhớ đi nhà thờ hay đi chùa cầu nguyện, xin Thượng Đế đặt tôi ngồi gần cô nào vừa xinh đẹp nhất lại vừa khóc nhiều nhất ở sân vận động. Giúp tôi đi, bạn nhé, rồi tôi sẽ làm cho bạn xem. Đứa nào nói xạo, đứa đó… chết liền!!!
|