Home Phiếm Các Tác Giả Ngu như bò

Ngu như bò PDF Print E-mail
Tác Giả: Đông Vân Nguyễn văn Dõng   
Thứ Ba, 24 Tháng 8 Năm 2010 21:58

Thế mới biết ông già tôi rủa tầm bậy : bò đâu có ngu đến nỗi nào

Thưở bé, mỗi lần mấy anh tôi làm không đúng ý của ông, cha tôi hay xài xể rằng “Thằng nầy sao ngu như bò”. Tôi cũng chẳng biết con bò nó có khôn hay ngu gì hơn bọn tôi  không, có điều là trên thực tế cặp bò nhà tôi, con Đạm và con Vàng, chứng minh cho thấy chúng nó chẳng ngu tí nào, hay ít ra cũng còn khôn hơn một số... người! (Không có anh em tôi trong số đó như ông già tôi hay rủa đâu nghe).

Đầu những năm 40, cha tôi làm “giáo làng”, thôn trên xóm dưới đều kính cẩn gọi ông bằng “Thầy”. Mẹ tôi chăm lo cái tiệm bán đủ thứ thực vật trên chợ Bình Phước; ngoài ra cha mẹ tôi còn sắm một cái xe bò và dĩ nhiên là có nuôi một cập bò để kéo. Gia đình đông con phải lo chạy gạo bằng mọi cách, mỗi ngày kiếm thêm được lon nào hay lon nấy. Anh chị em nhà tôi một chục đứa chẵn chòi, chỉ có ba cái đĩ, “chạp”cũng bạo và đáng nể lắm chớ chẳng phải chơi. Tuy nhiên không có ai trong chúng tôi phải làm “tài xế” xe bò cả. Ông già tôi có mượn một chàng trai làng to khỏe phụ trách chuyện đó. Anh tài xế nầy tên gọi là Sấm. Trong tuần, bao giờ cũng có vài ba mối nhờ chở cái nầy đi đây, chở cái kia đi đó. Có một lần Sấm chở hàng đi khá xa, vào tận Dĩ An, cách nhà trên chục cây số ngàn, vừa lên hàng xuống hàng, đi về cũng mất trọn một ngày. Sấm lo cơm nước đem theo ăn dọc đường. Khi vào tới Dĩ An, giao hàng xong xuôi trời đã nhá nhem tối. Dằn bụng xong, Sấm đốt ngọn đèn dầu leo lét treo tòn ten dưới sàn sau xe, rồi lên nằm nghỉ trên chiếc võng mắc chéo góc trong xe, bên trên có mui lá che mưa đỡ nắng. Một mình cà rịch cà tan trên đường vắng, tiếng lục lạc, tiếng nhịp chân đều đặn của đôi bò hòa với tiếng lạch cạch lộp cộp của cặp bánh xe chẳng mấy chóc đã êm re đưa Sấm vào cõi mộng. Chiếc xe hai bò, chớ không phải “đơ sơ vô” 2CV, không người lái vẫn chậm rãi tiến đều trên con đường nhựa. Khi ra tới ngả ba quốc lộ Biên Hòa, cặp bò biết rẽ phải để về Bình Đường. Đến ngả ba Bình Đường chúng nó lại biết chọn đúng con đường bên phải để về Gò Dưa, chớ không thẳng ra Thủ Đức. Tới ngã tư Gò Dưa chúng lại biết thẳng đường ra Bình Phước. Tới ngã tư Bình Phước chúng lại biết rẽ trái để về chuồng chớ không thẳng ra sông cái vì lúc đó chưa có cây cầu « Đại Hàn”. Mọi việc chúng nó đều tự lo liệu lấy, tên Sấm đánh xe làm việc mệt, ăn no ngủ vùi, giao mạng cho cặp bò đi đâu mặc kệ. Khi tới nhà, cặp bò dừng lại trước cổng, dậm chưn, lắc lục lạc treo ở cổ để báo động người trong nhà và đánh thức Sấm đánh xe dậy. Nhưng Sấm chẳng dậy, mà ông già bà già tôi thức giấc, biết là xe về tới, đốt ngọn đèn dầu hôi bước ra mở cổng và xoa đầu hai con bò tỏ vẻ thương mến, cảm phục. Chừng đó Sấm nhà ta mới giựt mình tỉnh ngủ, thấy đã tới nhà mừng hú vía, nhảy xuống nựng hai con bò  lia lịa.

Thế mới biết ông già tôi rủa tầm bậy : bò đâu có ngu đến nỗi nào. Bằng chứng rành rành là dù trong đêm, trên “xa lô nô lai” (xa lộ no light), xe không có pha “code”, cũng không cần người lái, vậy mà bò nhà tôi vẫn biết chọn đúng đường mà đi, không sai, không lạc. Chẳng như ngày nay lắm tên nghệ sĩ nầy, giáo sĩ kia, tiến sĩ nọ, ông tướng, ông tá tùm lum tà la, mắt mở trao tráo mà không thấy đường, chỉ thấy “đô”, nên cứ chạy loanh quanh lích quích như chó mắc đít, như gà mắc đẻ, trông mà bắt tức cười (vừa tức, vừa cười). Cũng chẳng khác gì những nhà “từ thiện, hảo tâm... hảo” cả ngày cứ lu bu hô hào bà con góp tiền gởi về “cứu đói giảm nghèo” nhân dân trong nước mà không buồn tìm hiểu vì đâu dân đói, dân nghèo... Mấy người đó mới thực là ngu hơn bò nhà tôi. Thường thì giống hai chưn khôn hơn giống bốn cẳng, ấy vậy mà vào thời đại điên tiến nầy hình như mọi thứ đều bị đảo lộn. Vì vậy cho nên, xưa bò bốn cẳng biết đường mà về nhà, nay thì kẻ hai chưn không biết đường nào phải đi, chỉ chạy hộc xì dầu, mờ cả mắt theo mấy tờ giấy bạc, hay theo cái quạt của nữ sĩ họ Hồ “phành ra ba góc da còn thiếu”. Thế cho nên thằng ngu nhưng bạc đôn nó dắt đi đâu cũng theo, nói gì cũng nghe, bảo làm gì cũng làm, chông gai nào cũng vượt qua, nhục nhã nào cũng chịu được. Thật dễ sợ : sức hút của danh lợi nó ghê gớm gắp trăm nghìn lần sức hút của vũ trụ. Những tên vô sản, vô học từ thuở lọt lòng mẹ, chưa từng thấy của, bây giờ bị hút là lẽ tự nhiên, dễ hiểu; nhưng những người đã từng cắp vở đến trường, từng biết qua kinh sách thánh hiền và cũng từng nếm mùi quyền môn... mà vẫn cứ dí đầu vào bùn nhơ là sao? Họ không có, hay không còn đủ lý trí để phân định phải trái? Họ đã học được gì và học để làm gì? Bởi thế nên giao du với người ít học nhưng nhiều suy nghĩ vẫn hay hơn là gắn bó với kẻ nhiều khoa bảng nhưng ít nghĩ suy. Mà rồi suy đi nghĩ lại, ngoài cái bản chất “trời sanh” của mỗi người, mọi việc cũng do mười một thế kỷ bị trị. Bác và Đảng mới có vài thập niên mà dân Bắc đã ra nông nỗi, trách chi những kẻ từ nghìn năm qua chỉ cố học hành, đạt khoa bảng để vinh thân phì da. Đỗ đạt mà rồi “áo gấm không về làng”, chẳng được “vinh qui bái tổ” thì học để mầm răng? Nói toạt móng heo ra rằng đó chỉ là hậu quả tất nhiên của người bị...Tàu trị, Tây đè : học để “ra làm quan” ! Đó chỉ là một cách nói của Chệt, của Tây mũi lõ để dụ khị trẻ con, mê hoặc người lớn; thực tế là học để ra “làm mọi” cho kẻ thống trị, giúp chúng che đậy tội ác, để chúng rảnh tay lo việc bóc lột... Trên mười thế kỷ bị trị vừa qua, cái rể đó nó đã ăn sâu đến mức độ nào vào biết bao nhiêu thế hệ ông bà, cha chú của chúng ta. Tôi còn nhớ mãi lời mẹ tôi hay trách cha tôi và ông anh thứ ba : “Người ta lấy thúng đong gạo, chẳng ai lấy thúng đong chữ”. Lúc  đó, ông anh thứ hai, tức anh cả, vừa cấp tốc  ra đi không kịp báo cáo lý do vì  bịnh gì; anh mới 19 tuổi khi vừa tốt nghiệp Cao đẳng mỹ thuật Gia Định, được chọn và đang chuẩn bị để cùng phái đoàn Việt Nam đi dự “Chợ phiên quốc tế” ở tận San Francisco. Đối với làng xóm, đó là một niềm hảnh diện lớn cho gia đình vì phải đậu cao khi ra trường mới được chọn. Tôi không được hân hạnh biết ông anh cả vì lúc ông mất tôi còn đang từng bước học đi. Ông anh thứ ba là học sinh Pétrus Ký, đang chuẩn bị thi thành chung và cũng đang mắc phải lao phổi, nhưng vẫn cố gắng đạp xe đi về mỗi ngày trên ba mươi cây số để đến trường. Ông anh ba của tôi đã cải lời mẹ không chịu tạm nghỉ học để lo chữa bịnh, nhứt quyết “học chết bỏ”. Tôi còn nhớ ba tôi hay nhắc lời của anh tôi rằng thà làm ma biết chữ hơn là làm người dốt nát. Những người trẻ tuổi bao giờ tâm hồn cũng trong sáng, khí khái, xa rời thực tế. Và chỉ sau một thời gian ngắn anh ấy được làm ma biết chữ thật. Anh cũng vừa tròn 19 tuổi! Phải chi anh ấy còn sống sót đến ngày nay để nhìn thấy tận mắt cái đám vô học dốt nát chúng lấy thúng hốt thật, hốt sạch sành sanh tài sản quốc gia như lời mẹ tôi nói. Đã bảo rồi, người xưa nói ít khi sai. Bây giờ nghĩ lại mới thấy ông anh của tôi chẳng khôn hơn mấy con bò trong nhà, ổng đã tự hủy hoại cuộc đời son trẻ một cách lảng nhách, và làm cha mẹ một đời buồn khổ vì chỉ trong khoảng thời gian 4 năm mà mất luôn hai người trai lớn ở tuổi thanh xuân. (Nhưng người trong làng cho là “số cả” vì ông già tôi đặt tên hai anh tôi là Hổ với Lai. Mà Hổ Lai là ... hai lỗ !). Vả lại học cho chết thì học để làm chi? Nói nhỏ nghe chơi chớ thật ra thà như thế còn ít tai hại cho xã hội hơn là cái thứ khoa bảng mà ngu như bò, nham nhở, vô luân theo cái kiểu “science sans conscience”... của thời đại nguyên tử, học xong rồi cút mất, chẳng thèm về giúp nước, giúp dân, lại còn a dua  theo CS. Thà dốt nát nhưng còn biết ôm “em mười sáu” (M16) dứt vài thằng VC bảo vệ quê nhà trong lúc “sơn hà nguy biến”, nhân dân lầm than. Ấy vậy mà có những kẻ khoa bảng ngu như bò đã ngang nhiên ví người lính chiến, mà họ miệt thị là thằng lính, với cái C.C. của họ, gọi họ là những kẻ liều mạng tức hành động không suy nghĩ. Vậy là các sĩ quan thủ khoa các trường võ bị khi chọn các binh chủng “sống hùng, sống mạnh nhưng không sống lâu” nhầm góp phần tích cực bảo vệ quê hương đều là những kẻ hành động không suy nghĩ ? Phần họ, khi đề cập tới người quân nhân với các từ “thằng lính, liều mạng” họ có biết là họ liều mạng khi nói như thế không? Cái tai hại của nhà trường trong các nước điên tiến ngày nay là chỉ chú tâm “đào tạo chuyên viên” để phục vụ kinh tế, và xem nhẹ việc “giáo dục con người”.

Nói chuyện ngu như bò chẳng khác nào rờ dái bò, bị đá mang đầu máu lúc nào không biết! Nhưng nhìn thiên hạ mà sinh tức khí chẳng nói chẳng được, không nói có ngày khí tồn tại não bị tẩu hỏa nhập ma mà thác. Thực ra thì mình đâu có luận bàn, phê phán gì cho cam, chỉ có nêu lên sự việc để cùng “tức”, cùng suy ngẫm, cùng rút tỉa kinh nghiệm. Có vậy thôi. Ví như một hôm, có người bạn trẻ thỏ thẻ rằng :
“Trong trái tim em chỉ có tình yêu, không có hận thù”.

Nghe qua nó đã làm sao ! Nhưng rồi ngay sau đó đã có một “bực trưởng thượng” tuổi hạt cao, tài cũng cao và khoa bảng càng cao hơn, cái gì cũng cao hết, chỉ trừ có cái tâm địa là thấp (địa thì làm sao mà cao được), chốp ngay câu nói ngây thơ trong trắng đáng yêu đó, dùng nó như một vũ khí để “đâm bị thóc, chọc bị gạo” cho vui đời lưu vong. Bực trưởng thượng đó đã lên giọng rổn rảng xài xể những ai còn “ mang hận thù”, và xuống giọng, để giấu cái đuôi hồng hồng đỏ đỏ, “đối với CS”. Ông khuyên phải theo gương của em bé kia, chỉ có yêu thương thôi, phải hiểu “rộng ra” là thương cả CSBV; thánh hiền đã chẳng dạy rằng hể bị tát má trái thì đưa luôn má phải hay sao. Bởi vậy, VC đã nuốt miền Bắc rồi thì nộp luôn miền Nam cho đúng lời thánh hiền dạy... tầm bậy. Nếu ai chưa biết hay mau quên thì xin nhắc nhỏ : đặc công, xúi dại là nghề riêng của VC. Nghe lời “dại” của bực trưởng thượng kia, tôi chỉ còn biết kêu trời, chớ nói gì bây giờ? Tiếc rằng cặp bò đã tiêu tùng, bằng không leo lên lưng bò, ôm cổ bò và thủ thỉ vào tai bò chẳc hẳn sẽ thú vị hơn nhiều. Ai đời đi lấy lời trẻ con thơ ngây để dạy đời thiên hạ. Bực trưởng thượng nầy phải là một ông cụ...”non”. Lứa tuổi đôi mươi lý tưởng đang chói chang sáng rực, làm mù lòa cả mắt, người tuổi trẻ nhìn đời qua tình cảm, tưởng tượng nhiều hơn qua lý trí và kinh nghiệm thực tiển; lý trí bao giờ cũng “chậm tiến” hơn tình cảm. Sau vài thập niên lăn lóc bụi đời, va chạm thực tế, bị bò đá liên miên... mờ cả mắt, chừng đó mới mở mắt, và mới biết trái tim em không chỉ có tình yêu mà nay có thêm hận thù, rất nhiều hận thù, nhiều hơn cả tình yêu. Bài hát đã có câu : “... Hận thù đằng đằng, biên thùy rung chuyển...” mà tôi đã muốn cùng các bạn tù hát thật to lên trong dịp Tết 1977 tại trại Hốc Môn, nhưng VC đã không ngu như bò, chúng chỉ cho hát Bạch Đằng Giang thôi. Phải điếc, phải đui hoặc phải ngu si tột cùng mới không nghe, không thấy, không hiểu những bất công, những khổ nhục, đói khát do VC gây ra trên khắp nẻo quê hương từ mấy thập niên qua, để không có hận thù trong tim, để bỏ thì giờ kêu gào đóng góp giủp nghèo, cứu đói trong nước... Nếu hòa thượng Thích Quảng Đức còn sống, thế nào ông cũng xuống đường tự thiêu để phản đối và đánh động lương tri của ... bực trưởng thượng kia và bè lũ “xóa bỏ hận thù, hoà hợp hòa giải”. Nhưng không chắc hòa thượng thực hiện được ý đồ; trước kia VNCH quá tự do nên các sư sải “thích VC” của ông đã lợi dụng mang ông ra giữa phố tưới xăng “đốt cháy hòa thượng và đệ nhứt cộng hòa”. Ngày nay hòa thượng có đem xăng ra khỏi nhà, chớ đừng nói tới góc đường, là các đồng chí chận lại ngay và cho ông đi cải tạo “mút mùa lệ thủy”, nếu không muốn cho ông “đi mò tôm”. Tôi không dám nói đến mấy vị chân tu, những bồ tát... Tôi thắc mắc không biết bực trưởng thượng kia có thuộc thành phần những du sinh thời VNCH, được gởi đi du học để về giúp dân, gíúp nước, nhưng họ đã tự giúp mình trước đã, vì đã thấm nhuần văn hóa tây âu “ La charité bien ordonnée commence par soi-même » bằng cách ở lại hải ngoại giúp nước, giúp dân địa phương. Họ an thân, vui hưởng thái bình, lo xây dựng “khu trù mật”, trong khi những bạn cùng lứa đang xả thân ngoài chiến địa để gìn giữ từng lùm cây buội cỏ, từng bờ ruộng luống cà. Họ vẫn điềm nhiên cho rằng mình khôn ; mà kể ra họ khôn thật, khôn liền tù tì, chỉ có ngu hơn bò và loài cáo già VC vô học nhưng không vô mưu. Người xưa đã bảo : “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, hay nôm na hơn “giặc tới nhà đàn bà phải đánh”... Nhưng họ chẳng phải là loài có vú, họ cũng có phải thất phu đâu mà hữu trách !  Bằng cấp của họ cao nghều nghệu, toàn là tiến sĩ với thạc sĩ, sao dám sánh họ với thất phu?

Còn nếu như vị trưởng thượng kia là người đã từng nếm mùi CS, từng van lạy người Mỹ cho “quá giang”, từng chạy sút quần mà nay lớn tiếng chê người đồng thuyền, đồng hội đã từng bị CS trả thù, đày đọa, nhục mạ, sát hại... sao vẫn hận thù CS thì thật là lạ quá : trên cảnh đời ô trọc ngày nay không dè lại có một vị thánh, một ông Phật đang sống nhăn răng giữa thiên hạ, sẵn sàng xá tội VC và hòa hợp hòa giải với lũ giết người cướp của. Mô Phật, vậy cũng đở lo cái họa “It Lam” đang rao giảng giết người càng nhiều càng mau về Thiên đàng! Chỉ cầu mong có nhiều vị đại bồ tát như vậy để hóa giải “Ít lam” cự đoan cho thiên hạ nhờ. Nói cười chút chơi chớ thật ra cái ông cụ non (nớt) cù lần kia quả là ngu hơn bò nhà tôi nhiều lắm. Ổng sẽ bớt mang tiếng ngu nếu thuộc thành phần du sinh ngày xưa, những người nầy vì xa vùng khói lửa nên chả bao giờ biết mùi Tết Mậu Thân, thấy cảnh Đại lộ Kinh Hoàng, hay đoạn đường số 7 v.v... Họ cũng chẳng thèm biết rằng mỗi ngày anh em quân nhân, trang lứa với họ, đã gục xuống xỉu xỉu trên dưới năm ba chục mạng tại chiến trường Trị Thiên, suốt mấy tuần liền, trong trận thư hùng mùa hè đỏ lửa để đẩy lui bọn phiến cộng xâm lăng về bên kia Bến Hải, dựng lại ngọn cờ quốc gia trên cổ thành Quảng Trị, chưa kể số bị thương thường nhiều gấp năm ba lần số hui nhị tì. Tôi tự hỏi không biết họ có hiểu “Mùa hè đỏ lữa” là cái quái gì không, đã xảy ra năm nào, tại đâu trên quê hương?..

Nhắc tới những người từng được VNCH cho đi du học rồi biệt tâm biệt tích, lại nhớ đến chuyện gần đây có ai đó lập bản phong thần “vẻ vang dân Việt”. Nhìn qua chỉ thấy toàn những người khôn hơn bò nhiều, toàn là giáo sư, tiến sĩ thì không thể ngu được. Ấy vậy mà khi nhìn kỹ lại một chút thì “thấy vậy mà không phải vậy”. Trước tiên là mấy tiếng “vẻ vang dân Việt” dùng không đúng chổ. Những nhân vật trong bản phong thần phong thánh kia có ai là “dân Việt” nữa đâu? Vậy phải nói là “Dở Dang” dân Việt, hoặc “vẻ vang giống Việt” thì mới hợp tình hợp lý. Vẻ vang giống Việt thì không cần giải thích vì những nhân vật được nhắc đến đều là “góc Mít” cả. Nhưng sao lại nói là dở dang? Là vì họ đều bỏ dở dân Việt để thành dân Tây, dân Mỹ và nhứt là “dân gì đâu”... cả rồi, còn đâu dân Việt để mà vẻ vang? Còn vẻ vang giống Việt thì phải xét lại : trong số đó có ít ra cũng một người, một nhà thông thái, nhìn thấu tận những tinh hà cách ta đến hàng triệu năm ánh sáng, nhưng khổ nỗi khi nhìn lại quê hương Việt Nam thì hình như ông ta chẳng thấy gì cả, chẳng hiểu gì cả, chưa nhắc đến quá khứ là một du sinh trốn nhiệm vụ. Xưa được VNCH cho du học rồi không về phục vụ xứ sở, về sợ bị “bắt lính”; vả lại lương không cao, tiện nghi không bằng... Trong lúc đại học Việt Nam thiếu biết bao nhiêu giáo sư để xây dựng tương lai tuổi trẻ, tương lai đất nước. Ngoài ông nầy ra cũng còn nhiều người “trốn lính” khác, ngoài bản phong thần. Lúc VNCH sống chết với giặc cộng, miền Nam cần đủ thứ chuyên viên, nhưng các “đấng tu mi” nầy chỉ tình nguyện phục vụ quê hương thứ hai mà thôi. Thế nhưng khi đất nước đã “thống nhứt” (và thống khổ) họ lại kéo nhau “áo gấm về làng”, kẻ dạy đại học, người mở phòng khám bịnh lưu động, chích thuốc dạo gọi là để “gốp phần xây dưng quê hương, giúp đở dân nghèo”. Nghe có trào máu không? Phải chi họ im hơi lặng tiếng, tiếp tục cuộc sống riêng tư thì chẳng ai lý đến...Thì ra phe ta đã ngu như bò vì đã nuôi ông tay áo, nuôi khỉ dòm nhà, nuôi những tên ăn cháo đá bát, ăn cơm quốc gia thờ ma CS... Tóm lại, những tên phản tặc. Ấy vậy mà bây giờ họ được VC tiếp đón niềm nở, “vinh quang” đúng ý của họ, cũng là lẽ tự nhiên ; nhưng họ cũng được những người đã từng chạy bán sống bán chết tâng bóc, “vẻ vang” nầy nọ, đây mới là lẽ không tự nhiên. Kể ra đứng về một mặt nào đó thì họ khôn hơn bò nhà tôi nhiều.  Có ngu chăng là ai đó vẫn còn mắc cái cố tật “thấy sang bắt quàng làm họ”, nên cứ nhắm mắt lập bản phong thần phong thánh cho vui vì cái mặc cảm phe ta chậm tiến. Thật ra, bấy nhiêu người trong bản phong thần kia, so với thiên hạ, chỉ là giọt nước trong hồ Leman. Ta cần “vẻ vang” tí ti cho “đở xái”, vì khi nhìn lên ta chẳng giống ai, mà lúc nhìn xuống chẳng ai giống mình. Nhưng có vẻ vang vài ba người, hay vài ba trăm đi chăng nữa, cũng không bằng làm sao xóa bỏ cái “vẻ vang” của ngàn năm bị trị, bị chậm tiến ; tránh được cái họa đó đang lâm le tái diển mới là việc ưu tiên đáng vẻ vang. Nói thế chẳng phải vì tự ti, mà sự thật là vậy. “Đừng nhìn xa vời em ơi”, chỉ cần dòm qua hàng xóm để thấy rằng người Miên đã bỏ người Việt khá xa trên quảng đường dài văn hóa : từ ngàn năm trước, vua Yashowarman đệ nhứt đã bắt đầu xây cất hoàng thành Đế Thiên, Đế Thích, trong lúc đó phe ta còn bị Chệt hiếp đến lần thứ ba, nằm mẹp chi địa, ngất ngư con tàu đi! Nếu ta thử đem cung điện ở Huế được gìn giữ trùng tu đặt cạnh bên đền vua Angkor bị thời gian tàn phá, ta sẽ thấy gì nhỉ? Có gì để “vẻ vang”  không? Đến bao giờ ta mới có được một công trình văn hóa tương đương với Đế Thiên, Đế Thích? Năm 3000 chăng? Không có gì bảo đảm... Gần đây hơn, trong dịp tháng tư 75, cũng nhìn sang Miên để thấy Mít ta chẳng có gì để vẻ vang : Thủ tướng Sirik Matak cùng toàn bộ gia đình, và chính phủ đã từ chối đi “tìm tự do” theo “lời mời” của Hoa Kỳ. Họ ở lại và biết chắc là sẽ bị hành quyết, nhưng họ không bỏ dân, bỏ nước, bỏ chạy. Khmer đỏ đã « xử lý » họ sạch sành sanh. Trong lúc đó, Thiệu, Kỳ, Khiêm, Minh, Huyền, Mẫu... đã làm gì? Cũng may là còn có những vị danh tướng, cùng quân nhân các cấp tuẩn tiết để cứu vảng danh dự dân tộc. Người đời có “vẻ vang” dân ta hay không là ở phong thái những người lảnh đạo trong lúc quốc gia nguy khốn, và những di tích văn hóa còn để lại trong nước. Hiện tại, trong nước ta còn lại gì đáng để thiên hạ chiêm ngưởng? Viện bảo tàng chiến tranh, phòng triển lảm chiến thắng Điện Biên của VC chăng? Trong thư viện quốc gia có bao nhiêu tác phẩm, bao nhiêu tác giả đáng cho thiên hạ tìm đọc, phiên dịch, học hỏi? Tôi hỏi cô cháu làm hướng dẫn viên du lịch đưa khách đi xem cái chi? Nó đáp : Dạ, xem vịnh Ha Long ! Tôi chỉ biết cười : Thôi được rồi !

Từ thưở tạo thiên lập địa, cái giống người vẫn thế : háo danh và ham tứ khoái! Ham tứ khoái thì tôi tán thành cả... tứ ngũ lục chi. (Xin mở cái dấu ngoặc: Tứ chi gồm chân tay, ngủ chi thêm cái đầu và lục chi thì thêm cái “cùi dìa”). Nhưng gì gì thì cũng phải chừng mực, còn háo danh thì chớ nên. Vì háo danh là chỉ dấu của một tinh thần kém cỏi, một cột sống dẽo như cao su. Mà tinh thần kém thì dễ... bị dụ, dễ bị sa ngã, nhứt là dễ bị...hù. Một khi bị hù là mềm nhủng ra và khòm lưng cúi đầu ngay, sức đâu mà chống đở, gan đâu mà kháng cự. Háo danh không phải là bản chất của bực trượng phu. Khi đã được danh vọng rồi thì tự xem là đã đạt thành công ở đời, và bằng mọi giá ôm chặc lấy hư danh. Ra đường là có quyền nghểnh mặt nhìn lên, mặc áo vạt trước dài hơn vạt sau v.v... Kể lể như thế chẳng có ngoa đâu, cứ mở to mắt lên một tí là thấy ngay : khi giao tiếp với những người đó sẽ thấy là cái danh vị của họ quan trọng hơn cái tên cúng cơm cha mẹ tặng cho. Tôi từng biết một số người có tí địa vị lúc hưng thời, phách lối đếch chịu được, chẳng biết trên đầu có ai; nhưng khi gặp lại trong trại tù trông họ thảm não như cọng bún thiu, cái khí “phách” ngày xưa biến đâu mất, hiền hơn “ma soeur” nhiều lắm, nhìn lên đầu thấy đâu cũng toàn cán ngố, chúng gọi một tiếng là dạ rân, xưng “em” ngọt xớt, nghe mà điên tiết lên được. Cái bản chất háo danh nó tệ hại thế đó. Có những vị trưởng lão dù được “phong vương lúc (miền Nam) hấp hối”, nhưng cũng cứ ôm chặc lấy cái danh hư 100°/° đó xuống đáy mồ. Trông thật là tội nghiệp làm sao ; có gì là “Vinh dự” đâu khi được phong chức ngày trước để hôm sau đầu hàng giặc cộng, phản bội xương máu chiến sĩ, đưa toàn dân vào vòng khổ nhục? “Đi vào lịch sử” kiểu đó mà cũng ham thì quả thật là ngu như bò. Nhưng “thiệt thà” nhứt có lẻ chẳng ai qua ông “đại tướng” có biệt hiệu “Pétain của VN”, ngoài Nguyễn Cao Kỳ (Ông tướng nầy ngoài cái ngu ra còn là một tay cao cờ về diện “mặt chai mày đá”). Đã khờ khạo với cách xưng hô “người anh em phía bên kia”, để rồi bị sỉ nhục ngay tại chổ, nhưng hình như ông “đại tướng” to đầu mà dại kia không thấy, không hiểu gì cả nên sau đó vẫn tiếp tục sống ung dung hài hòa trong nhục nhã trong dinh Hoa Lan, trên đất Sàigòn. Để rồi cuối cùng chẳng hiểu sao ông ta lại đủ can đảm vác mặt sang Paris để chửa bịnh, tiếp tục sống những ngày ô nhục dư thừa còn lại. Tham sanh úy tử đến mức độ đó thì liệu còn có ngôn ngữ nào để “vẻ vang dân Việt” nữa không? Lẩm rẩm mà cái ông cựu thủ tướng của ông Thiệu lại khôn đáo để : giờ chót, sau khi đã bàn giao quyền hành, ông âm thầm theo Mỹ ra đi, và từ đó chả bao giờ ông chường mặt ra nữa cả, biệt tâm biệt tích luôn, bởi vì cái dĩ vảng kia quả thật chẳng đáng được nhắc đến, chẳng đáng được làm “lễ truy niệm” nầy nọ, trông càng thêm nhục nhã. Đã mắy mươi năm qua mà một số người có ăn có học, có khoa bảng vẫn còn ngu như bò, chưa hiểu được nhục vinh là cái chi chi, kể cũng lạ.

 Dân ta chậm tiến thôi thì xí xóa, miển chấp cũng được ; đằng nầy ông cựu tổng thống Phú Lăng Sa, chớ chẳng phải tay thường đâu nghe, một polytechnicien chớ không phải tơ lơ mơ, lại vừa được bầu vào Hàn Lâm Viện Phú Lăng Sa nữa cơ, tức là được thành người “bất tử”, immortel, ông ta lại quên là mình đã tốt nghiệp Polytechnique chớ không phải Normale Sup.. Nhưng vì muốn cho thiên hạ biết mình tài cao, uyên bác trên mọi lảnh vực, văn võ song toàn, nên ông nhào vô văn đàn ; văn chương là chuyện dễ, ai chả viết tiểu thuyết được. Như bà Barbara Carland (Phe ta có bà Tùng Long) mà còn nổi tiếng trong thiên hạ, huống gì ông. Thế là ông xắng tay lên viết chuyện tình... lẩm cẩm. Cuốn đầu tay tựa đề Le Passage. Thiên hạ tò mò tọc mạch, trong đó có tôi, nên cũng chịu bỏ tí tiền còm ra mua sách về đọc. Đọc xong tiếc của ! Tới đây thì chưa tác hại bao nhiêu, chỉ hại vài người mất tí tiền tiết kiệm thôi. Phần đông thiên hạ chỉ cười ruồi, thông cảm và thương hại cho một người đã gần đất xa trời mà vẫn không ngừng chạy theo danh vọng, dù đã có quá nhiều rồi. Sau khi được vào Hàn Lâm Viện, ông lại quyết chí lần nầy cuốn tiểu thuyết tình cảm lâm ly thứ hai của ông phải được đời lưu ý, vì ngoài bìa sách, dưới hàng tên của ông, sẽ có thêm hàng chữ ghi rõ : De l’Académie française. Trên bìa sách có được mấy chữ đó là đạt tới tuyệt đỉnh danh vọng rồi đấy, nhứt là đạt được rất nhiều euros vì sách sẽ bán như tôm tươi, sách của Hàn Lâm Viện đâu phải đồ bỏ. (Bản thân tôi cũng bày đặt viết sách giao cho một nhà xuất bản phổ biến, không một tí tham vọng làm tiền hay làm tên, chỉ mong để lại một chứng tích cho Tây đầm biết và hiểu, phải đóng góp gần ba ngàn bạc và cứ nơm nớp lo bị lổ vốn!). Một khi đã lở mất tí tiền lần trước, thì lần nầy phải theo lao để xem có khá hơn không, tôi bèn lò mò ra hiệu sách bợ về một cuốn và bỏ tí thì giờ ra đọc. Đọc xong tả hỏa tam tinh, lắc đầu quài quại : chuyện chả ra gì lại có phần kém đạo đức, dưới cái nhìn của riêng tôi. Câu chuyện khởi đi giữa một ông tổng thống Phú Lăng Sa đương nhiệm, góa vợ và nàng công chúa Anh Cát Lợi đang chờ ly dị chồng. Bao nhiêu đó đã nghe mùi hấp dẫn. Trong một bửa tiệc chính thức có nhiều quan khách, nàng công chúa được ngồi cạnh ông tổng thống. Nàng đẹp chi lạ, đẹp lé mắt luôn. Ông tổng thống cầm lòng không đậu, bèn thò tay xuống bàn tỉnh bơ rờ rẫm nàng công chúa. Nàng công chúa đã không phản đối mà còn khoái tỉ cứ để cho mò líp ba ga! Đã nghe mùi thum thủm ngay tức khắc, làm tôi lên gà, và mơ màng nhớ đến đoạn “Vân Tiên ngồi dựa bụi môn, chờ cho trăng lặn...”. Ít ra Vân Tiên cũng chờ cho trăng lặn mới ra tay mặc dù ngoài Nguyệt Nga ra, chẳng có ai xung quanh; đàng nầy giữa mặt bá quan... Đúng là người Âu, không gìn giữ, không ý tứ, cứ tự  nhiên như ruồi và không nghe thum thủm không ăn tiền. Quả thật, con người tự do thái quá chẳng xa kẻ mất dạy bao nhiêu. Sau nhiều lần gặp gở hẹn hò, cuối cùng hai người chính thức lấy nhau, hết chuyện. Dư luận tại Phú Lăng Sa cho là tác giả tự thuật câu chuyện... mơ mộng giữa ông ta và nàng công chúa quá cố Diana trứ danh. Chẳng có gì đáng nói, dù về mặt văn chương cũng xoàng như Barbara Carland, như bao nhiêu người khác. Nhưng không như người khác ở chổ tác giả ghi rõ ngoài bìa sách “De l’Académie française”, mà rồi viết văn “như một học sinh đệ tứ”. “Il écrit comme un élève de troisième” đó là lời phê của nhà báo Alain Duhamel trên Canal Plus. Hàn Lâm Viện chắc cũng xổ mình nhưng biết nói sao. Kể ra thì ông cũng đã từng viết dăm ba cuốn sách rất được một số đọc giả ủng hộ. Nhưng đó là những sách về chính trị, xa lạ với sách về văn chương. Ông đã lầm lẫn địa hạt nầy với địa hạt kia nên “thân bại danh liệt” với lời phê gay gắt của nhà báo trên Ti Vi.

Tính háo danh nó làm mờ lý trí, kể cả lý trí của một ông tổng thống thông minh xuất chúng. Đúng là : ông tổng thống nầy khôn 80 năm, dại một giờ (ông đã ngoài 80) như người xưa hay nói. Ông dại vì đã trót để cho thiên hạ thấy cái dỏm của mình, một nhân vật đã đi vào lịch sữ quốc gia. Nếu có ai dễ dãi sẽ cho rằng ông đã già nua nên sinh ra lảng tảng. Được vậy sẽ đở gánh nặng tinh thần cho Hàn Lâm Viện biết bao.

Đó cũng là một gương sáng cho phe ta cùng soi. Tấm gương đó cũng đã làm phai mờ đi phần nào những chuyện không vẻ vang dân Việt. Những ngày cận Tết hàng năm, mà lở có chuyện cần về quê thì khó có vé máy bay rẻ để đi. Hàng trăm ngàn người đã đặt mua vé từ nhiều tháng trước. Họ bảo nhau “về quê ăn Tết vừa vui vừa rẻ lại vừa ngon vừa ... sướng”. Vậy mà chẳng thấy ai khen “vẻ vang dân Việt” hết. Tôi lại nhớ có người, rất nhiều người, đã từng thề non hẹn biển rằng ngày nào còn VC, ngày đó không trở lại VN. Khí phách ngất trời, nghe nó khoái cái lỗ nhĩ làm sao. Nhưng rồi thời gian xóa hết ... hận thù, bôi sạch hẹn thề, ta lại kéo nhau rầm rộ “áo gấm về làng”, vinh quang được chút nào hay chút đó. Và hơn thế nữa, ta được “vẻ vang dân... tị nạn” vì  được VC cất nhắc lên hàng “Việt kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dậm”... Sau cuộc du hí, ăn tràn hộng, chơi đã trúng, trở ra hải ngoại lại còn ngoạt mồm ra ca ngợi VN bây giờ ngon lành, tiến bộ, giàu mạnh không như VNCH trước kia. Tôi nghe mà cháng váng đầu óc, tưởng chừng như sắp bị đứt gân máu não mà thác, không còn đũ bình tỉnh để gọi họ ngu như bò hay ngu hơn bò.

Những người nầy còn có chổ châm chế vì lời thề của họ từ đôi ba chục năm qua, nay cũng đã quá “date”. Trái lại, tôi có ngưới quen, một cặp nghệ sĩ từng được ít nhiều tên tuổi, chỉ mấy năm trước đây đã rất khí khái trách hàng cha chú sao lại ôm đàn về VN ca hát cho VC nghe, làm giáo sư âm nhạc viện chi cho VC nhờ... Nhưng rồi năm bảy năm sau, cả vợ lẫn chồng bồng bế nhau về VN ca hát cho VC vổ tay kiếm chút cháo. Thôi thì kiếp nghệ sĩ già nua quá lứa, bị đám trẻ cạnh tranh, lấn áp, không còn ăn khách, không làm ra tiền nhiều như xưa, nên đành múi mặt kiếm cơm, cũng còn có chổ thông cảm. Đàng nầy lộn trở về Paris quảng cáo rùm ben cho VC thì hết chổ tha thứ. Tôi tự hỏi chả lẽ cái miếng ăn nó lại có thể  tồi tàn, biến đổi con người đến như thế sao? Cái câu “Lành cho sạch, rách cho thơm” hình như cũng ... quá “date” mất rồi. Mong rằng những người nghệ sĩ trẻ sau nầy sẽ chứng minh ngược lại.

Những người vì miếng ăn, những kẻ từng “trốn lính” nên dốt về CS, nay có quay về hợp tác với VC cũng còn có chổ châm chước. Đàng nầy cái đám “hòa hợp”, cái đám “kêu gọi bầu cử tự do...” chẳng hiểu họ ăn cức gì mà cũng ngu như bò thế ? Chẳng lẻ đầu của họ đã thành đầu tôm hết cả? “giống tôm cức lộn lên đầu”... Tự do đối với CS có khác nào ánh sáng mặt trời đối với Dracula. Có bao giờ những thằng ngu si dốt nát tạo được tài sản kết xù, đạt đến quyền lực tối cao đâu. Muốn được thế, chúng nó chỉ có một con đường là giết người cướp của và “bạo lực cách mạng” để chiếm giử quyền bính. Không có cách nào khác. Kêu gọi chúng nó từ bỏ bạo lực, từ bỏ độc tài, bầu cử tự do v.v... chẳng khác nào bảo Dracula ra giữa ánh sáng mặt trời sẽ đưa cổ cho hút máu. Dracula và VC sẽ không ngu như bò mà đi nghe lời xúi dại. CS mà chấp nhận tự do, dân chủ, chẳng khác gì Dracula chịu ra ánh sáng mặt trời : chúng sẽ tan xác ngay.

Từ chốn non cao rừng thẳm, đến các đại học trứ danh Massachusetts, Harvard, Berkeley... cái đám ngu như bò còn nhiều, nhiều như kiến cỏ, cuộc đời của VC và của XHCN trên thế giới sẽ còn tươi dài dài... Ngoại trừ ngày nào VC chúng nó vì mê ăn quá đỗi sẽ trở nên ngu hơn bò, ngày đó cuộc đời của chúng nó sẽ khốn nạn, và dân ta sẽ thoát khỏi cảnh lầm than vì ách độc tài CSBV. Nhưng chớ vội mừng vì lúc đó đã có các thái thú Ba Tàu góc Mít thay thế trị vì... Nếu cứ ngồi chờ sung rụng thì dân ta sẽ còn có nhiều thế kỷ để “vẻ vang” kỷ lục bị trị.

Liếc nhìn sơ qua tí ti “ thời sự” để thấy và hiểu vì sao dân ta “vẻ vang” về kỷ lục bị đô hộ : dân ta thông minh nhưng tối dạ ! Sau khi thấy và hiểu, mong rằng phe ta sẽ can đảm và khôn ngoan hơn một chút để thoát khỏi cảnh bị đè thêm một lần nữa. Lần nầy rất ư là nguy hiểm vì ngày nay kẻ thống trị khôn ngoan hơn xưa, có nhiều “bửu bối” hơn, nhiều phương tiện tinh vi hơn để đè kẻ bị trị không sao ngóc đầu lên nổi và cuối cùng “đồng hóa” kẻ bị trị, xóa tên cả một dân tộc trong sữ sách...

Nhưng sử sách sẽ không quên chuyện Thiệu, Kỳ, Khiêm bỏ dân bỏ nước chạy trốn, và chuyện Minh, Huyền, Mẫu vui vẻ, ngây thơ, khờ khạo chờ bàn giao cho “người anh em phía bên kia”. Thật không thông Minh, không Huyền diệu, cũng chẳng gương Mẫu chút nào.
 Ôi, vẻ vang dân Việt !

Dân tôi thông thái, chẳng ngu đần
Tiếc rằng tối dạ chỉ lo thân
Học hành đổ đạt đi làm mướn
Giúp kẻ xâm lăng thống trị dân
Hôm nay luồn cúi loài cộng phỉ
Ngày trước tiêu lòn bọn thực dân
Vận nước tang thương vì Thiên định?
Mệnh dân điêu đứng tại số phần?