Trương Văn Sương: Người Tù Bất Khuất |
Tác Giả: Lê Minh,Phạm văn Thành và Hương Saigon | |||
Thứ Ba, 22 Tháng 6 Năm 2010 08:18 | |||
Từ khi cộng sản nắm lấy chính quyền ở miền Bắc và toàn thể Việt Nam sau năm 1975, đã xuất hiện nhiều thể loại hồi ký, truyện kể về hoàn cảnh tù đày, giam cầm tù nhân, đặc biệt là tù chính trị, một loại tù “không có án”. Đương nhiên, không phải là người cộng sản đã sản xuất ra được nhiều “cây viết” để góp vào nền văn-sử học Việt Nam, mà là chính là môi trường giam cầm, các hình thức “học tập” tẩy não và cách đối xử tù nhân như súc vật không hơn không kém, đã biến những người cựu tù trở thành những cây bút bất dắc dĩ, nhưng lại không thua kém bất cứ văn sĩ nào. Đơn giản bởi lẽ, những câu chuyện do họ kể là những câu chuyện có thật 100%, không thêm không bớt, là những câu chuyện của máu và nước mắt.
TRƯƠNG VĂN SƯƠNG: MỘT NELSON MANDELA CỦA VIỆT NAM Phạm Văn Thành Tôi đã có ý định viết bài này ngay từ khi còn bị tù ở trong trại giam Nam Hà từ những năm 2003-2005. Ý nghĩ đó nung nấu trong tôi suốt mấy năm trời, vì lương tri mách bảo, thúc giục tôi phải lên tiếng về một trường hợp đặc biệt đó là tình cảnh của anh Trương Văn Sương - một người tù chính trị rất kiên cường mà ai đã từng thụ án ở đây dù là tù hình sự hay tù “an ninh chính trị” đều không thể không biết tiếng anh. Sáng ngày 25/4/2003, tôi bị chuyển từ trại giam B14 Thịnh Liệt, ngoại thành Hà Nội đến trại giam Nam Hà để thi hành bản án 12 năm tù phi pháp và bất công. Trong hơn 1 giờ, chiếc xe hơi Toyota của trại giam B14 chở tôi lao nhanh ra hướng cầu vượt Ngã Tư Vọng rồi xuôi theo đường số 1 đi về phía nam. Đường quốc lộ số 1 này là hành trình mà hơn 30 năm về trước, lớp thanh niên chúng tôi tuổi mười tám đôi mươi còn rất trẻ vừa rời ghế nhà trường để vượt qua các tỉnh khu 4 cũ ở miền Trung, rồi vượt Vĩ tuyến 17 trên sông Bến Hải. Dòng sông này đã trở thành lằn ranh ngăn cách hai miền Bắc-Nam thành hai quốc gia, hai chế độ hoàn toàn đối lập nhau sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, rồi sau đó theo dọc dãy Trường Sơn trùng điệp, xuyên qua những cánh rừng Tây nguyên hạ Lào, qua mấy tỉnh phía đông nam Campuchia giáp biên giới Việt nam, cuối cùng xâm nhập sâu vào các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu long. Nhưng hôm nay cũng trên con đường này, trên chiếc xe hơi đời mới có gắn máy lạnh do tư bản Nhật chế tạo của trại giam B14, lại đưa tôi đến một nhà tù nào đó ở các tỉnh phương Nam để lưu đày vì tôi đã chấp nhận dấn thân vào một cuộc tranh đấu mới.. Đó là một cuộc kháng chiến mới cùng cả dân tộc đòi tự do dân chủ và các quyền con người. Đi cùng trên xe để áp giải tôi hôm đó là một số cán bộ của trại giam B14, gồm trung tá Nguyễn Văn Thịnh đội trưởng đội quản giáo sinh năm 1958, một đại uý lái xe cỡ trung niên ngoài 40 tuổi, một sĩ quan trẻ có trang bị súng ngắn rulô ổ quay và roi điện, còng số 8 tên là Toàn trên 30 tuổi người béo mập và lùn chỉ khoảng 1,52m-1,55m áp giải, và một nữ cán bộ khá xinh gái tuổi ngoài 30 mặc thường phụ trách hồ sơ của trại cùng đi. Tay tôi bị khoá chặt bởi chiếc còng số 8 mạ kền sáng loáng và ngồi kẹp giữa trung tá Thịnh cùng viên sỹ quan áp giải. Hàng ghế trước là lái xe và cô nữ sỹ quan công an. Qua câu chuyện của nhóm cán bộ áp giải tôi trên xe, tôi đã đoán được là họ sẽ đưa tôi đến trại Ba Sao-Nam Hà. Một trại giam khá nổi tiếng ,v× nơi đã từng giam các tù chính trị mà thế giới từng biết đến từ hàng chục năm qua như các ông: GS Hoàng Minh Chính, GS Đoàn Viết Hoạt, cựu phi công Lý Tống, Trần Mạnh Quỳnh, học giả Nguyễn Kiến Giang, nhà sư Thích Tuệ Sỹ, A Quý…Kể cả một số tướng lĩnh của chế độ Việt nam cộng hoà cũng đã từng bị giam giữ ở đây gần 20 năm sau ngày kết thúc cuộc chiến tranh Việt nam 30-4-1975 như các trung tướng Lê Minh Đảo, Nguyễn Hữu Có, Trần Văn Giằng…và hàng trăm sỹ quan khác, cấp từ đại tá trở lên thuộc quân lực Việt nam Cộng hoà trước đây ở miền Nam Việt Nam. Tôi đến trại giam này bị trung tâm trại A đưa vào buồng số 6 phân trại III, còn gọi là phân trại C trại giam Nam Hà. Theo lời các cán bộ kể lại, trại này trước đây hồi năm 1945-1946 chỉ là đồn điền trồng hồ tiêu và một số cây ăn quả, cây công nghiệp của một chủ người Pháp. Năm 1954 sau khi miền Bắc vào tay những người cộng sản kiểm soát thì họ biến nó trở thành trại giam vào đầu những năm thập niên 1960. Lúc đầu trại được đặt tên là trại Ba Sao-tỉnh Hà Nam. Sở dĩ có tên như vậy là vì trại được đóng trên địa bàn xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Và tỉnh Hà Nam đồng thời cũng là quê hương của nhà thơ trào phúng nổi tiếng thế kỷ 19-20 Trần Tế Xương, còn gọi Tú Xương. Thời chiến tranh khi không quân Mỹ oanh kích miền Bắc, trại đã được dời đi sơ tán nhiều nơi và lúc ấy chỉ có duy nhất một phân trại A là nơi tôi vừa phải chịu án tù giam cùng Linh Mục Nguyễn Văn Lý, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, bác sỹ Phạm Hồng Sơn... Sau gần 40 năm trại tồn tại và phát triển đến nay, số tù nhân cả hình sự lẫn chính trị đã lên quá đông. Nên Bộ Công An, Cục quản lý trại giam V26 đã cho xây thêm hai phân trại nữa là phân trại II và phân trại III (còn gọi là phân trại B và C). Phân trại III được xây dựng năm 2000 trên nền một đầm sen rộng mấy héc ta, được bao bọc quanh là núi đá vôi có cây cối lúp xúp, xung quanh cách khá xa trại C có một xóm dân cư nhỏ, thưa thớt. Tôi vào phân trại C này bị đưa vào buồng giam số 6, lúc đó mới được thành lập theo chỉ đạo của Tổng cục an ninh-Bộ công an từ Hà Nội chuyên dành để giam những tù dân tộc người Thượng đã tham gia biểu tình, vận động đòi thành lập nhà nước ĐỀ-GA độc lập và những người truyền đạo Tin Lành trên các tỉnh Tây Nguyên trong các cuộc nổi dậy ngày 3-2-2001 và ngày 10-4-2004. Trước đây buồng giam số 6 này là dành cho các tù nhân đội làm bếp nấu cơm cho tù cả trại, đội tù phục vụ “Nhà văn hoá” của trại và các tù tự giác làm lẻ, phục vụ hầu hạ riêng cho ban giám thị và các cán bộ có quyền thế của phân trại. Buồng giam số 6 lúc đó chỉ có khoảng 18-20 người tù, trong buồng có 5-6 người Kinh còn lại toàn là người dân tộc thiểu số người Thượng. Trong số đó có mấy người tù án hình sự và án “xâm phạm an ninh”vừa được chuyển sang từ buồng số 6 phân trại I (còn gọi là trại A) trại giam Nam Hà, như các anh Ngô Văn Phung án 18 năm, khong 46 tuæi, quê Vĩnh Bảo-Hải Phòng phạm tội làm gián điệp cho công an tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc; Vũ Văn Khiêm sinh năm 1968, quê Móng Cái-Quảng Ninh trước là bộ đội, sau đó cùng một người anh họ lấy “tài liệu quân sự” (theo Khiêm nói thì chỉ là tài liệu hướng dẫn về tập đội ngũ quân sự) bán cho Trung Quốc bị án gián điệp 14 năm tù đã ở được gần 10 năm; Hoàng Đồng dân tộc Tày quê Lạng Sơn làm nghề xe ôm bị án gián điệp 14 năm do chở mấy người mang tài liệu về kinh tế của Việt nam đi bán cho công an tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Hai người nữa là Nguyễn Thế Truyền 63 tuổi, kỹ sư đã từng tốt nghiệp ở Liên Xô với 2 bằng đại học, là giám đốc một công ty của nhà nước, bị xử tội “tham ô do làm trái các quy tắc và chế độ chính sách của nhà nước”, bị án 20 năm tù, quê Thái Nguyên, và một người còn lại là Trần Hữu Dũng, lái xe tư nhân quê Hồng Bàng-Hải Phòng, bị án 18 năm tù vì tội buôn lậu gỗ pơ-mu. Đồng thời anh này cũng là buồng trưởng buồng số 6 do ban giám thị cử ra để giám sát và báo cáo mọi động tĩnh hàng ngày của anh em tù trong buồng với ban giám thị . Mấy tù nhân buồng số 6 phân trại I chuyển sang là những người đã cùng ở mấy năm liền với những người tù chính trị quê gốc phần lớn ở miền Nam mà án tù rất dài, thấp nhất là 18-20 năm đến chung thân và tử hình. Đúng như tên, tuổi các tù nhân mà ông Phạm Văn Thành, Trần Nam Bình ở Paris là những cựu tù nhân chính trị đã viết ngày mồng 3 Tết năm Bính Tuất vừa rồi trong bài báo: “Về một người tù mang tên Trương Văn Sương” và sau đó được đăng trên trang website VietLand ngày 26-02-2006. Trong bài báo đó cả hai ông Trần Văn Thành và Trần Nam Bình đã nêu một danh sách cụ thể. Tôi xin trích nguyên văn: “Chân thành tri ân ông Nguyễn Khắc Toàn. Chúng tôi đã chờ sự lên tiếng của các anh chị từ lâu về sự kiện có những tù chính trị miền Nam đang bị giam giữ cùng trại Nam Hà với các anh. Họ đã bị bắt giam từ năm 1982 đến 1985 như: a - Vũ Đình Thụy, tù cải tạo 1975-1980, tù vì tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” năm 1983, án 20 năm; tội danh “làm thơ phản động gởi ra nước ngoài”, năm 1990 án 10 năm, án này là án cộng thêm với bản án 20 năm xét xử năm 1983”. Tên thật của ông là Võ Lâm Tề, quê Phú Yên, cựu sĩ quan BDD Q VNCH xuất thân Thủ Đức. Ông sinh khoảng năm 1952/1953. b - Trương Văn Sương, án chung thân, bắt giam năm 1984 cùng với ông Trần Văn Bá về Việt nam từ Pháp (tử hình 1/1985 cùng với ông Hồ Thái Bạch (Cửu Long) và Lê Quốc Quân. Ông cũng là người bị bắt tù cải tạo từ 1982. Tuổi ông Sương nay khoảng 65, người quê Cửu Long. c - Phan Văn Bàn, án chung thân bị bắt giam năm 1985 khi vừa rời trại cải tạo được 1 năm (1975-1984). Tuổi ông Bàn nay trên dưới 70. Ông quê Quảng Ngãi, gia đình hiện ở Long Thành, tỉnh Đồng Nai. d - Bùi Thúc Nhu, sinh khoảng 1950, án chung thân bị bắt khoảng năm 1989. Quê Phú Yên, người xuất thân từ Đảng Đại Việt/Phú Yên. e - Nguyễn Đình Văn Long, người miền Trung, bị bắt khoảng năm 1985. f - Trần Tư, về từ Hoa Kỳ, bị bắt 1993, án chung thân. Đây là một số cụ thể những tù nhân mà chúng tôi biết chắc chắn đang còn bị giam giữ tại Trại Nam Hà, nơi ông Nguyễn Văn Lý cùng hầu như tất cả các anh em trong lực lượng dân chủ ngoài Bắc đã hoặc đang bị giam giữ. Một lần nữa, chúng tôi xin phép được thay mặt các anh em miền Nam đang còn trong vòng lao lý vì các tội danh từng được gọi là “tù phản động-phản cách mạng”, tại trại giam Nam Hà, chân thành tri ân sự ngay thẳng và can đảm của ông Nguyễn Khắc Toàn. Ghi chú: Bài do Nguyễn Khác Toàn gửi cho DCV Phạm Văn Thành VIỆT NAM: VÙNG TRỜI ĐAU THƯƠNG VÀ UẤT HẬN Em trót sinh ra sau ngày "giải phóng" Em đi học, qua đồng khô cỏ cháy Sáng đi học bụng em còn thấy đói Em không hiểu, nhưng cúi đầu im lặng Em tự hỏi nếu đảng không "CHIẾN THẮNG" Em thầm hỏi : "Ai đây là kẻ địch?" Nước Việt thụt lùi bao thế hệ Xã hội xuống dốc nhanh không tưởng được Đảng của "bác" biến nước ta lạc hậu Ôi tổ quốc, ôi quê hương nhung gấm Hết cộng nô, trời Việt Nam lại sáng Hương Sài-Gòn
|