Vấn đề chủ quyền và vai trò của Pháp |
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thứ Năm, 03 Tháng 6 Năm 2010 10:39 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tháng Ba năm 1954 Quốc gia Việt Nam do Thủ tướng Bửu Lộc đại diện mở cuộc điều đình với Pháp về chủ quyền của Việt Nam đòi hỏi Pháp phải ký hai hiệp ước riêng. Hiệp ước thứ nhất công nhận sự độc lập trọn vẹn của Quốc gia Việt Nam. Hiệp ước thứ hai sẽ minh định quan hệ giữa Việt Nam và Pháp.[10] Trong khi đó chiến trận ở Đông Dương càng tăng cường độ. Sự thất trận của Pháp tại Điện Biên Phủ vào Tháng Năm càng làm tình hình thêm thúc bách. Vào cuối Tháng Tư, 1954 thì Hiệp định Genève bắt đầu và kéo dài đến khi ký xong ngày 21 Tháng Bảy, 1954. Đây là hiệp ước có sự tham dự 9 phái đoàn của Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia để tái thiết hòa bình ở Đông Dương, trong đó có một số phái đoàn chỉ tham dự mà không ký vào hiệp ước. Hiệp ước bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp trên bán đảo Đông Dương, công nhận nền độc lập của các quốc gia bản xứ, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Ngoài ra Pháp còn ký riêng với Quốc gia Việt Nam một hiệp ước ngày 4 Tháng Sáu giữa Thủ tướng Joseph Laniel và Thủ tướng Bửu Lộc công nhận nền độc lập hoàn toàn của Quốc gia Việt Nam.[11]
NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM Ông là một thẩm phán thanh liêm, bị chính phủ Ngô Đình Diệm bỏ tù trên 3 năm sau cuộc đảo chính hụt 1960. Sau cuộc đảo chính 1963 lật chế độ Đệ nhất Cộng Hòa, ông không tham gia chính trị đến 1966 ông tham gia vào Quốc Hội Lập Hiến, tiếp tay xây dựng Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa 1967 mà ông đã giữ chức Chủ Tịch Quốc Hội Lập Hiến. Giáo dục Năm 1938, ông kết hôn với cô Trần Thi Kim Dung, con gái cụ An Thái, một gia đình công giáo ở Nam Đinh và được 4 con - 2 trai và 2 gái :Đinh Thị Tố Quyên (1941 - ) và chồng là Mai Viết Hiếu; Đinh xuân Quân (1943 - ), Đinh xuân Quốc (1946 – 1965) và Đinh Thị Tố Quỳnh (1950 - ) và chồng là Kiều Quang Chẩn. Tham Gia Phong Trào Tranh Đấu Dành Độc Lập trong phe quốc gia Sau khi đậu Cử nhân luật, ông không làm “tri huyện” mà thi vào ngành tư pháp và trở thành một trong những thẩm phán VN đầu tiên của ngành tư pháp lúc đó còn thuộc hệ thống tư pháp Pháp. Ông, cũng như một số trí thức khác muốn dùng giáo dục và văn hóa Tây Phương để canh tân VN và guồng máy quan lại VN thời đó trong công cuộc dành lại độc lập. Ông đã làm tại nhiều nhiệm sở - tòa án trong đó có thành phố Vinh, và sau nhiều năm ông trở thành Biện lý Tòa án Hanoi vào những năm đầu thập niên 1940. Năm 1953 và sau 1954 ông trở về nghành tư pháp - là thành viên Tòa Phá Án (Cour de Cassation) và Tòa Thương Thẩm Saigon. Vào những đầu thập niên 40, ông được bổ làm “Biện Lý Tòa Thượng Thẩm Hanoi.” Cũng như nhiều trí thức thời đó ông tham gia vào cuộc tranh đấu cho nền độc lập VN trong hàng ngũ Quốc Gia và ông cũng là một trí thực Công Giáo tranh đấu cho độc lập khác với phe Việt Minh có khuynh hướng Macxít. Là Biện Lý Tòa Án Hanoi, ông chất vấn Hô Chí Minh về các vụ “bắt bớ” nhiều thành phần không CS một cách bất hợp pháp. Cũng thời đó (1945-1946) các thành phần quốc gia bị Việt Minh truy lùng và ám sát dưới sự chỉ đạo của Võ Nguyên Giáp. Sau đó ông cũng bị truy lùng và để tránh ám sát ông đã phải trốn qua bên Trung Hoa trong khi gia đình ông đã về trú ẩn tại Phát Diệm, khu tự trị công giáo. [edit] Bối Cảnh Việtnam trong công cuộc Tranh Đấu Giành Độc Lập Họ tìm giải pháp độc lập VN qua những phương tiện “ôn hòa”, duy luật và thương thuyết với Pháp. Thương thuyết Pháp – Việtminh không thành công, và họ tìm một giải pháp với phe Quốc gia. Tại VN và tại TH, phe quốc gia lập một Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp vào 1947 để ủng hộ Cựu Hoàng (CH) Bảo Đại đàm phán với Pháp. Họ đòi việc bỏ Hiệp Ước Paternotre 1884, sát nhập Nam kỳ vào VN và hoàn toàn độc lập – xây dựng một quốc gia VN hiện đại. Phe quốc gia gây dựng chính phủ Lâm thời và Quốc gia VN để ký Hiệp định (HĐ) Vịnh Hạ Long với Pháp ngày 5 tháng 6 1948. HĐ Hạ Long và đi xa hơn bản Hiệp Định sơ bộ ký giữa HCM và Sainteny vào 6 tháng 3 1946. Trong quy trình này Hiệp Ước Elysée ngày 8 tháng 3 1949 hứa độc lập cho VN (VN có hành chính, tài chính, quân đội riêng và có quyền ngoại giao). Ngày 14/6/1949 ngày sát nhập Nam kỳ sát nhập vào QG VN. Ngày 4 tháng 6 1954, Pháp ký với QG VN Hiệp Ước Độc lập (Traité d’Independence) và Hiệp Ước Liên Kết (Traité d’Association Franco-Vietnamienne)[iv]/. Trong năm 1946, nhiều thành phần quốc gia cũng tìm một giải pháp độc lập cho một VN không CS qua những phương tiện “ôn hòa,” duy luật và qua việc thương thuyết với Pháp. Ông Đinh Xuân Quảng là một trong những người trí thức lên tiếng ủng hộ giải pháp không CS từ đầu thập niên 1940 và ông phải trốn qua bên Tàu để tránh bị ám sát. Với các bạn như Trần văn Tuyên, Phan Huy Đán, Nguyễn Tường Tam, Nghiêm xuân Thiện, vv., cố thuyết phục cựu hoàng (CH) Bảo Đại cầm đàu phong trào phe quốc gia đòi độc lập. Ông trỡ thành một trong hai cố vấn của CH Bảo Đại (Đinh xuân Quảng và Phan Huy Đán).[v]/ Phe quốc gia làm việc ráo riết để đi đến một giải pháp độc lập không CS và ôn hòa - một Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp được thành lập vào 1947 để ủng hộ Cựu Hoàng Bảo Đại đàm phán với Pháp. Tại HongKong, tại Trung Hoa và tại VN, ông Đinh xuân Quảng và các người quốc khác gia đã tham gia tích cực trong “Giải pháp Bảo Đại” ngược lại với chính phủ HCM được coi là giải pháp CS. Trong cuộc giành độc lập, phe “Quốc gia” đòi hỏi việc bãi bỏ Hiệp Ước Paternotre 1884, sát nhập Nam kỳ vào VN và giành độc lập - xây dựng một quốc gia VN hiện đại. Bước đầu tiên của phe quốc gia là Hiệp định (HĐ) Hạ Long được ký giữa phe quốc gia VN và Pháp vào ngày 5 tháng 6 1948. Ông Đinh xuân Quảng là một trong những thành viên ký kết [vi]/ bản HĐ này. Bản HĐ này đi xa hơn nhiều so với bản Hiệp Định sơ bộ ký giữa HCM và Sainteny vào 6 tháng 3 1946. Tiệp tục quy trình thương thuyết giành độc lập là Hiệp Ước Elysée ngày 8 tháng 3 1949 giành độc lập cho VN được ký kết với Pháp (VN có hành chính, tài chính, quân đội riêng và có quyền ngoại giao). Ngày 14/6/1949 Nam kỳ đã tái sát nhập vào QGVN. Ngày 4 tháng 6 1954, Thủ Tướng Joseph Laniel ký với TT Bửu Lộc một Hiệp Ước Độc lập (Traité d’Independence) trao lại hoàn toàn độc lập cho VN và một hiệp Ước Liên Kết (Traité d’Association Franco-Vietnamienne)[vii]/ một tháng sau khi bắt đầu thương thuyết Hiệp Đinh Geneve. Giải pháp “Bảo Đại” mặc dù ôn hòa giảm chính nghĩa cho phe Quốc Gia vì phải đồng minh với Pháp, và Pháp đã không thật tình giúp các thành phần không CS. Phe CS được sự trợ giúp ngày càng nhiều từ phía CSTQ/MTĐ và phe CS Quốc Tế. Chiến tranh giữa Pháp và CS/VM dẫn đến Điện Biên Phủ và Hiệp Định Geneve. Hậu quả là trên 1 triệu người miền Bắc đã phải di cư vào trong Nam tìm tự do – “đã phải bầu với chân của họ.” Mặc dù phe Quốc gia đã thành công giành độc lập qua các phương tiện “ôn hòa và đúng công pháp,” nhưng lúc đó thì đã quá trễ vì tình hình chính trị thế giới - quân sự đã thay đổi khá nhiều và không thuận lợi cho phe Quốc Gia. Một “chuyên gia” đóng góp vào việc xây dựng “Quốc Gia VN” Một trong những đóng góp của ông Đinh Xuân Quảng là việc xây dựng cơ cấu cho chính quyền “QGVN,” dựng bộ máy hành VN độc lập với bộ máy hành chính thuộc địa được áp đặt lên VN từ (1862-1954). Việc gây dựng cơ cấu, nền hành chính quốc gia gồm việc tiếp thu các cơ sở hành chính từ tay người Pháp – sát nhập hành chính thuộc địa (Công vụ, Y tế, vv.) dưới thời Pháp và xây dựng cơ sở cho một nền hành chính của một quốc gia độc lập. Có đi Geneve – Pháp với BĐ để thương thuyết với với Pháp trong thời gian 1947-1948? Năm 1/6/1948 ông tham gia vào chính phủ Trung Ương Lâm Thời - Nguyễn Văn Xuân với tư cách Thứ trưởng Phủ Thủ Tướng.[ix]/ Đây là một giai đoạn gay go trong cuộc thương thuyết Pháp – Việt. [x]/ Chức vụ có tính cách tổng hợp hành chính, giúp việc điều hành guồng máy chính phủ mới mẻ, chuyển tiếp cũng như giúp việc quản lý chính phủ trong một hoàn cảnh lâm thời chuyển đổi mau chóng đầy bất trắc, cố gắng sát nhập Nam kỳ lúc đó là một thuộc địa của Pháp vào QGVN. Ông đã từ chức Thứ Trưởng vào ngày 4/1/1949 để phản đối [xi]/ việc “chậm chạp và thiếu hợp tác” của Pháp trong việc chuyển giao các cơ quan hành chính cho VN. Nam kỳ được sát nhập vào QGVN vào ngày 14/6/1949. Chính phủ của Quốc Trưởng (QT) Bảo Đại (1/7/1949 – 22/1/1950 chỉ có 6 tháng tiếp tục thương thuyết với Pháp về việc sát nhập Nam kỳ và dành độc lập. Trong thời gian này, VN ban công dụ 1/7/1949 về “Tổ chức công quyền” và “Quy chế công sở” [xii]/. Nhiều nước và cơ quan quốc tế đã công nhận VN. Từ 21/1/1950 – 6/5/1950 (3 tháng 15 ngày) ông tham gia vào chính phủ Nguyễn Phan Long với tư cách “Bộ trưởng Phủ Thủ Tướng.” Nội các Nguyễn Phan Long gặp nhiều khó khăn từ nhiều phía kể cả Pháp và không đứng được lâu vì Pháp ủng hộ ông Trần Văn Hữu. Trong nội các thứ nhất của chính phủ Trần Văn Hữu (6/5/1950 -21/2/1951- 9 tháng 10 ngày) ông Đinh Xuân Quảng là Bộ trưởng Công vụ VN đầu tiên của QGVN. Trong cương vị này ông xây dựng và tiếp tục củng cố nền hành chính QGVN bắt đầu từ 1948 qua việc tiếp nhận các cơ sở của Pháp, tổ chức guồng máy công quyền, sát nhập công vụ VN, sát nhập công vụ thuộc địa Nam kỳ vào một nền công vụ quốc gia VN. Qua nhiều chức vụ ông đã tham gia vào việc xây dựng và củng cố các cơ cấu QGVN như - Quy chế công chức (14/7/1950), Quy chế Nghiệp Đoàn (16/1/1952), Hội Đồng Đô Thành (27/12/52), vv. Thiết lập ngạch Thẩm phán (SL số 10/TP) Ngoài việc gây dựng các “cơ cấu” cho QGVN, trong cương vị này ông đóng góp vào việc sát nhập nghành Y tế thuộc địa và gây dựng nghành Y tế VN. Ông cũng cho xây dựng một số cơ sở như “nhà thương Nhi đồng tại Saigon, vv. Trong nội các thứ 2 của chính phủ Trần Văn Hữu (21/2/1951-7/3/1952 - 12 tháng 14 ngày) ông Đinh Xuân Quảng tham gia với tư cách bộ trưởng Ngân Sách nhưng lại trở về phụ trách Bộ Công vụ. Việc này đã giúp củng cố công vụ VN. Trong nội các thứ 3 của chính phủ Trần Văn Hữu (7/3/1952 – 26/6/1952 – trên 2 tháng) ông tham gia với tư cách bộ trưởng Phủ TT. Sau, dưới thời nội các Nguyễn Văn Tâm đó ông trở về Tòa Thượng Thẩm Saigon làm thẩm phán. 17/1/1954 Trong nội các Bửu Lộc (11/1/1954-7/7/1954) ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ - trong đó có nhiều khó khăn vì Họp quốc tế bàn đình chiến tại Geneve . Chính phủ Bửu Lộc chỉ kịp ký với TT Laniel ký 2 HU - Hiệp Ước Độc lập và Hiệp Ước Liên Kết trao “hoàn toàn” độc lập cho chính phủ QGVN (4/6/1954). Sau khi phản đối Hội Nghị Geneve, chính phủ Bửu Lộc từ chức trao quyền cho Chính phủ TT Ngô Đình Diệm. Trong thời gian tháng 7 1949 đến tháng 7 1954 đã có 8 chính phủ với 5 Thủ Tướng. Trong thời gian này ông Đinh xuân Quảng đã được giữ làm trong 5 chính phủ vì khả năng chuyên môn, biết việc, không tai tiếng.[xiii] Sau khi Hiệp định Genève 1954 chia đôi Việt Nam, ông Đinh xuân Quảng trở về với ngành tư pháp làm thẩm phán cho Tòa Thượng Thẩm Saigon (Tribunal de Grande Instance de Saigon) và cũng là thanh viên Tòa Phá Án (Cour de Cassation) Saigon. Trong thời gian 1955-1956, ông không hợp tác với chính phủ Ngô đình Diệm ông bị “ám sát hụt” và phải đi trốn trong môt thời gian. Ông không cộng tác với chính phủ Việt Nam Cộng hòa vì nhận ra sự sa lầy của chế độ gia đình trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông tham gia vào phe đối lập “quốc gia” tranh đấu cho một VN không CS và một VN dân chủ. Trong giai đoạn này, ông cũng đóng góp viết cho nhiều báo chí tại miền Nam nhứt là tờ “Chính Luận” vào các tờ báo khác có khuynh hướng quốc gia không CS. Vào tháng 11 1960, sau vụ “đảo chính hụt” ông đã cho ông Phan Huy Đán trú trong nhà và cả gia đình ông, vợ và con trai (được thả sau 6 tháng) bị giam trong nhiều năm. Ông và vợ ông và các người khác đã phải ra Tòa án Quân sự Đặc Biệt sử ngày 11/7/1963 về việc này. Đệ Nhị Cộng Hòa Thời kỳ sau Đệ Nhất Cộng Hòa là thơi kỳ hỗn loạn tại Miền Nam, sự sống còn của Miền Nam bị đe dọa và chiến tranh lên cao với sự tham gia đông đảo của quân đội Mỹ vào VN. Trong thời gian 1964 đến 1966, ông Đinh Xuân Quảng không tham chính. Ngày 9/9/1966 ông ra tranh cử vào Quốc Hội Lập Hiến (QHLH) để thành lập Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa. Là luật gia và một trong 3 thành viên QHLH có background về luật ông đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng HP Đệ Nhị Cộng Hòa. Sau khi ông Phan Khắc Sửu từ chức, ông đứng ra làm chủ tịch QH lập hiến mởi trang mới cho Đệ Nhị Cộng Hòa. 3/4/1967 HP được công bố có cuộc bầu cử TT. [xiv]/ Ông từ trần ngày 17 tháng 2 năm 1971 tại Saigon sau một cơn đau thọ 62 tuổi. [i]/ Lê Xuân Khoa “Vietnam 1945-1995”, Tiên Rồng 2004, trang 31 [ii]/ Vũ Ngư Chiêu “The Other side of the 1945 Vietnamese revolution: The empire of VN”, Van Hoa, 1996 [iii]/ Lê Xuân Khoa “Vietnam 1945-1995”, Tiên Rồng 2004, Chapter 2 [iv]/ Đoàn Thêm “Những ngày khó quên” [v]/ Bao Đại “Le Dragon d’Annam,” Plon, Paris, 1980, page 170 [vi]/ Bao Đại “Le Dragon d’Annam,” Plon, Paris, 1980, page 203 [vii]/ Đoàn Thêm “Những ngày khó quên” [viii]/ Trần Trọng Kim “ Một cơn Gió Bụi, ” Vĩnh Sơn, Saigon 1969 page 143 [ix]/ Đoàn Thêm “ Hai Mươi Năm Qua-Việc Từng Ngày” 1945-1964, Xuân Thu, Saigon 1960, page 45 [x]/ Trần đức Minh, “Một Thời Nhiễu Nhượng 1945-1975, ” 2006 page 163 [xi]/ Đoàn Thêm “ Những Ngày Chưa Quên” 1939-1954, Xuân Thu, Saigon 1960, page 168 [xii]/ Đoàn Thêm “Những ngày khó quên” Xuân Thu, Saigon 1960, page 202 [xiii]/ Đoàn Thêm “Những chưa quên” Đại Nam, Saigon page 184-2005 [xiv]/ Nguyễn văn Chức, “Việtnam chính sử” Alpha 1992, page 507 Nhóm nghiên cứu Lịch sử cạn và hiện đại’“VN cuộc chiến tranh Quốc Cộng: tập 1 2002
|