Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Các Nhân Vật Hồ Chí Minh Tự Thú: Tôi Nhận Tiền Và Chỉ Thị Của Quốc Tế Cộng Sản Thành Lập Đảng Cộng Sản Xiêm - Mã Lai!

Hồ Chí Minh Tự Thú: Tôi Nhận Tiền Và Chỉ Thị Của Quốc Tế Cộng Sản Thành Lập Đảng Cộng Sản Xiêm - Mã Lai! PDF Print E-mail
Tác Giả: Trần Gia Phụng   
Thứ Hai, 22 Tháng 12 Năm 2008 13:22

01-12-2008
 
Lần trước chúng ta đã bàn đến việc Hồ Chí Minh nhận chỉ thị cũng như tiền do Quốc Tế Cộng Sản cung cấp để đi Thái Lan, và Mã Lai thành lập đảng cộng sản tại hai quốc gia này nhằm phục vụ cho chủ trương bành trướng của đế quốc Liên Xô. Lần này chúng ta khảo sát những hoạt động của Hồ tại Xiêm.

Hồng Hà, trong "Bác Hồ Trên Đất Nước Lê Nin", chỉ nói mơ hồ rằng Hồ Chí Minh đến Xiêm vào một ngày "mùa thu năm 1928". Có lẽ Hồng Hà bằng lòng với sự chính xác của năm; còn ngày tháng , chắc ông để cho bốn mùa chi phối! Sử sách viết theo lối ấy, ta có thể nói mà không ngượng rằng ba "đảng cộng sản (An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn) đã hợp nhất vào một ngày muà Xuân"!

Hoàng Văn Hoa thì chính xác hơn. Trong quyển hồi ký cách mạng "Giọt Nước Mắt Trong Biển Cả", Hoàng Văn Hoan xác nhận HCM đến Xiêm hai lần: "lần thứ nhất từ tháng 8-1928 đến tháng 9-1929. Lần thứ hai từ tháng 3 đến tháng 4-1930"

Đến Xiêm, Hồ Chí Minh đến thẳng "Bản Đông, thuộc huyện Phi Chít, tỉnh Phít-xa-ni-lốc" Từ đó, Hồ bắt đầu cuộc hành trình trên đất Thái, từ Nam đến Bắc, "đến tất cả những nơi có kiều bào để tuyên truyền, giáo dục, xây dựng cơ sở cách mạng", không phải vì lợi ích gì cho dân tộc Việt Nam, mà "nhằm góp phần có ích nhất vào phong trào cách mạng của vùng Đông Nam Châu Á (Hồng Hà - sđd), có nghĩa là tích cực phục vụ chủ trương bành trướng của đế quốc Liên Xô trong vùng. Nói khác đi, Hồ đến Xiêm mở đường góp phần vào nỗ lực bảo vệ đế quốc Liên Xô đang bị bao vậy đánh phá tư mọi phía, cho dù nỗ lực này đồng nghĩa với sự hy sinh quyền lợi dân tộc.

Hồng Hà cho biết là Hồ "nhận được thông báo về đại hội lần thứ sáu Quốc Tế Cộng Sản với bản đề cương về cách mạng ở các nước thuộc địa và nữa thuộc địa" trong lúc ở Thái Lan. vẫn theo Hồng Hà thì đề cương này "nhấn mạnh rằng yếu tố dân tộc có ảnh hưởng rất lớn với quá trình cách mạng của các nước thuộc địa và nữa thuộc địa. Đại hồi lần thứ 6 Quốc tế Cộng Sản soi sáng thêm cho anh Nguyễn (tức HCM) con đường cách mạng Việt Nam và thúc dục anh cùng những ngưòi cách mạng Việt Nam tiên tiến nhất nhanh chóng thành lập đảng cộng sản ở nước mình"

Những dòng Hồng Hà viết chỉ đúng một nửa. Đế quốc Liên Xô quả thật có chỉ thị cho các nhóm cộng sản bản xứ nhanh chóng xây dựng cơ sở, thành lập đảng, nhưng không phải vì "con đường cách mạng Việt Nam" mà vì tham vọng bành trướng của đế quốc Liên Xô, các tham vọng được thể hiện rõ rệt qua những văn kiện của đại hội lần thứ 6 Quốc Tế Cộng Sản. Đồng ý là HCM không tham dự đại hội này. Nhưng qua cung cách của các đại hội QTCS - đại hội mà các đại biểu của các đảng cộng sản bản xứ "được" gọi đển để thông qua chính sách chủ trương, đường lối do đế quốc Liên Xô vạch ra - ta có thể khẳng định mà không sợ sai lầm rằng HCM đã được học tập đầy đủ về chính sách của đại hội lần thứ 6 QTCS trước khi sang Thái Lan.

Trong bài này, ta ghi nhận lại những nét lớn của đại hội lần thứ 6 QTCS (xin xem bài tìm hiểu HCM đăng trên Vietnamexodus. org), phân tách những hoạt động của HCM ở Thái Lan dưới ánh sáng của đường lối đại hội lần thứ 6 QTCS. Khoảng thời gian HCM ở Thái Lan bị gián đoạn bởi một chuyến đi sang Hồng Kông để thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, theo chỉ thị của QTCS. Sự hình thành của ba tổ chức này và tiến trình hợp nhất của là đề tài của bài sau.

CÁCH MẠNG PHƯƠNG ĐÔNG: CÔNG CỤ BÀNH TRƯỚNG CỦA ĐẾ QUỐC LIÊN XÔ

Đại hội lần thứ 6 Quốc Tế Cộng Sản xác định hai điểm căn bản:

1/ Quyền lợi của đế quốc Liên Xô là quyền lợi của vô sản thế giới. Vị thế tối cao của Liên Xô trong phong trào cộng sản thế giới được đại hội nhìn nhận. Tất cả các đảng cộng sản đều bình đẳng, đều là các đảng anh em, nhưng lại có một đảng vượt hản lên trên sự bình đẳng của các đảng phái khác: đảng cộng sản Liên Xô

2/ Các nước thuộc điạ là nông thôn của thế giới, các nước kỹ nghệ là "thành thị" của thế giới. Bởi vì Lênin đã phán rằng "thành thị đương nhiên lãnh đạo nông thôn", hệ luận "tất yếu"của mô hình thế giới "nông thôn - thành thị" là cách mạng phương đông lúc nào cũng phải nhìn về giai cấp vô sản của các nước kỹ nghị để xin xỏ sự lãnh đạo.

Quốc Tế Cộng Sản cởi bỏ các mặt nạ hiền lành của đại hội lần thứ 5: không còn những liên minh rộng rãi với giới tư sản; cũng không còn sự dễ dãi chấp nhận vào hàng ngũ cách mạng những phần tử tư sản. Đại hội khẳng định: ở khắp nơi các đảng cộng sản ban xứ phải nắm quyền lãnh đạo ở các nước thuộc điạ và bán thuộc điạ, các đảng này phải xây dựng tổ chức, gậy rối loại, đánh phá thực dân để bảo vệ. ... Liên Xô.

Dưới đề mục "Những nhiệm vụ của vô sản quốc tế đối với Liên Xô", chương trình của Quốc tế Cộng Sản khẳng định:

"Liên Xô là tổ quốc của vô sản, cột trụ vững chắc nhất của những thực hiện của vô sản, thành tố chính của sự giải phóng vô sản thế giới. Điều này đòi hỏi vô sản quốc tế phải đẩy mạnh sự xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và bảo vệ bằng mọi cách đất nước của vô sản chuyên chính chống lại những tấn công của các thế lực đế quốc..."

"Trong trường hợp các đế quốc tấn công, hoặc phát động chiến tranh chống Liên Xô, vô sản quốc tế phải quyết liệt phát động những phong trào quần chúng đấu tranh để lật đổ các chính quyền đế quốc...Khẩu hiệu của vô sản quốc tế phải là vô sản chuyên chính và liên minh với Liên Xô"

"Các thuộc điạ, nhất là ở thuộc địa của một đế quốc đang gấy hấn với Liên Xô, cần phải lợi dụng triệt để sự kiện quân đội của đế quốc bận chiếm đóng những nơi khác mà phát động cuộc đấu tranh chống đế quốc, tổ chức hoạt động cách mạng, lật đổ ách thống trị của đế quốc và giành độc lập".

Đoạn trích dẫn ở triên là một đoạn tiêu biểu trong những tài liệu của đại hội lần thứ 6 QTCS. Tiền đề đại hội dựng lên là: quyền lợi Liên Xô là quyền lợi vô sản thế giới. Hệ luận "tất yếu": nhiệm vụ hàng đầu của các cộng sản bản xứ phải nổ lực bảo vệ Liên Xô. Công cuộc đấu tranh giành độc lập - nếu có - chỉ được phép xẫy ra ở một thuộc điạ của "một đế quốc đang gây hấn với Liên Xô" . Phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và bán thuộc điạ - nếu được Liên Xô cho phép sống dậy - phải "dính liền vào cuốc đấu tranh vĩ đại của thời đại: đấu tranh giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa".

Đây là điểm mà ta phải nhận định và suy gẫm cho thật rõ: ngay tù khởi thuỷ, Hồ Chí Minh và tổ chức mà ông ta gầy dựng ra là đảng CSVN không bao giờ đấu tranh cho quyền lợi của quốc dân Việt, họ chỉ phục vụ quyền lợi củq đế quốc Liên Xô. Ngay từ lúc lập đảng, cộng sản VN đã không bao giờ đứng trong dòng sử của quốc dân Việt; chổ đứng của họ là đằng sau lưng đế quốc Liên Xô, là hàng ngũ của các đảng cộng sản chư hầu, các đảng mà sự sống và cung cách hành động được điều kiện hoá bởi chủ trương bành trướng của đế quốc Liên Xô.

Qua những sự thật hiễn nhiên không thể chối cải ấy, ta thấy gì?

Ta thấy rằng ngay từ năm 1928, đế quốc Liên Xô đã gieo mầm cho những cuộc chiến tranh tay sai. Ta thấy rằng chế độ thực dân kiểu mới mà đế quốc Liên Xô đang áp đặt lên đất nước Việt Nam ngày nay bắt rễ từ khi Hồ Chí Minh và tổ chức của ông ta xếp hàng đằng sau lưng quan thầy., chấp nhận đem mâu thuẫn giữa các đế quốc vào lòng quốc dân Việt Nam: mâu thuẫn giữa tư bản và cộng sản!

Ta hãy trở lại với đại hồi lần thứ 6 của QTCS. Để giải toả phần nào áp lực của các nước tư bản thù nghịch, đế quốc Liên Xô chỉ thị cho đảng cộng sản bản xứ phải gây rổi loạn ở các nước thuộc địa và bán thuộc địa, phải gây áp lực để tạo mầm hổn loạn ngay bên trong các nước tư bản. Nhiệm vụ mà Liên Xô giao cho các đảng cộng sản bản xứ thật nặng nề. Họ phải xây dựng đảng, xâm nhập cảc tổ chức nghiệp đoàn, tổ chức nông dân, sửa soạn thành lập "chính quyền Xô Viết", nếu cần, bằng nổi dậy vũ trang. Khẩu hiệu mà họ phải hô là "đấu tranh giai cấp" vô sản chuyên chính.

Chấp hành chỉ thị quan thầy, Hồ Chí Minh mải miết chạy ngược, chạy xuôi trên đất Thái để gầy dựng cơ sở, rồi sang Lào, sang Mã Lai thành lập các đảng cộng sản, rồi phải quay về thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Trong nước, theo đúng đường lối mới của quan thầy Liên Xô, các tổ chức cộng sản thi nhau phát động phong trào "vô sản hoá", tung cán bộ vào hoạt động trong giới công nhân, kết nạp đảng viên từ "giai cấp vô sản". Tất cả những nổ lực tận tuỵ phục vụ...đế quốc Liên Xô đạt cao diểm của nó vào năm 1930 với cuộc nổi loạn ở Nghệ Tỉnh. Cuộc nổi loạn này, qua tên gọi của nó - Xô Viết Nghệ Tỉnh - ta thấy thể hiện trọn vẹn bản chất tay sai của tập đoàn cộng sản VN ngay từ những ngày thơ ấu của đảng này.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ Ở THÁI LAN TỪ 1928 ĐẾN 1930

Tại sao đế quốc Liên Xô chọn Thái Lan làm đầu cầu đi vào Đông Nam Á? Những lý do thuận lợi có thể kể:

1/ Thái Lan là một nước trái độn giữa một bên là các nước Đông Dương thuộc địa của Pháp và một bên là Miến Điện, thuộc địa của Anh. Thái Lan được cả Anh lẫn Pháp để cho yên thân, vì cả hai thế lực thực dân đều không muốn trực diện đối đầu nhau. Trong chiều hướng đó, gây dựng những cơ sở của quốc tế cộng sản ở Thái Lan tương đối được yên ổn hơn cả so với những nước khác trong vùng Đông Nam Á. Quảng Châu thì đã bị Tưởng Giới Thạch càn quét.

2/ Từ Thái Lan, về phía Đông và Nam, sẽ tiện cho việc phát triển qua Lào và Miên.

3/ Về phía tây và Bắc sẽ dễ liên lạc phát triển qua Miến Điện, Mã Lai.

4/ Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả là ở Thái Lan đã có nhiều Việt kiều, môi trường cần thiết cho một tên tay sai có gốc Việt.

Với những thuận tiện nêu trên, xâm nhập Đông Nam Á, QTCS đã chọn Thái Lan để làm bàn đạp bành trướng.

Khối người Việt ở đó là kho nhân sự khổng lồ để Hồ cấy mầm cộng sản chủ nghĩa và kết nạp đảng viên. Đến Phi Chít, Hồ mở những lớp huấn luyện cho các thành viên của Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (TNCMĐCH). Lớp huấn luyện rập khuôn theo những khoá học ở Quảng Châu dạo trước.

Hồng Hà tóm tắt những nẽo đường Thái Lan mà Hồ Chí Minh đã đi qua như sau:

"Hồi anh rời Phí Chít đi U-đon một vùng rất đông kiều bào ở Đông Bắc Xiêm. Anh đi bộ theo đường rừng, gánh hai thùng đựng quần áo, gạo muối, tài liệu, đeo bên người con dao và thịt băm rang mặn. Và cứ như thế, anh lại đi từ U-Đon đi xa Xa Vang dài 71 cây số, từ Xa-vang đi Xa-côn, từ Xa-côn đi Na-khon, Pha-nom, Noong-khai.. . mãi miết trên các nẻo đường Xiêm, đến tất cả những nơi có kiều bào để tuyên truyền, giáo dục, xây dựng cơ sở cách mạng".

Để làm gì?

Không phải là để mở lối ngày mai cho công cuộc Quốc Dân Cách Mạng Việt Nam mà là "nhằm góp phần có ích nhất vào phong trào cách mạng của vùng Đông Nam Á", nghĩa là nhằm thúc đẩy chính sách bành trướng của đế quốc Liên Xô trong vùng. Nhiệm vụ của Hồ trong chuyến đi Đông Nam Á lần này là để gầy dựng cơ sở thành lập các đảng cộng sản ở Đông Nam Á theo đúng chủ trương, đường lối của đại hội lần thứ 6 QTCS.

Đến U-đo, Hồ lấy tên là Chín, thường làm việc ở "Nơng-bua, địa điểm chính của các Tổ Hợp Tác". Lúc Hồ đến U-đon, các cơ sơ của Việt kiều ở đó đã phát triển mạnh. Theo Hoàng Văn Hoan thì "các Tổ Hợp Tác có tới dăm chục người. Hội Việt kiều thân ái có hàng mấy trăm hội viên" . Việt kiều ở Thái Lan có tinh thần yêu nước cao, có nhiệt tình cách mạng và luôn luôn ước mong thấy đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

Sự phát triển tốt đẹp này do đâu mà có? Theo Hoàng Văn Hoan, trong hồi ký "Giọt Nước Trong Biển Cả" thì đó là nhờ sự đóng góp của nhiều người, kể cả những bậc tiền bối như phan Bội Châu. Đẳng Tử Kính, cho đến những thanh niên mới từ trong nưóoc ra và những em nhỏ đang học ở các lớp thiếu niên. Nhưng người có công lao to lớn nhất về việc xây dựng cơ sở Việt kiều lâu dài ở Xiêm thì phải nói là Đặng Thúc Hứa, mà kiều bào đã quen gọi với một các tiên rất tôn kính và triều mến là "Cố Đi" hay "Thầy Đi"

Đặng Thúc Hứa đã từng tham gia phong trào Cần Vương, đã từng theo Cường Để, sáng lập ra Viẹt Nam Quang Phục Hội cùng với Phan Bội Châu.

Ở U-đon, Hồ cải tổ lề lối làm việc của TNCMĐCH. Phân biệt rõ thế nào là tổ chức ngoại vi dùng để thu thút những ngưòi yêu nước và tổ chức nội vi bao gồm những người đã thấm nhuần đường lối "quốc tế vô sản", sẵn dàng xem quyền lợi của Liên Xô trên cả quyền lợi tổ quốc. Tháng 8 năm 1928, Hồ thành lập tỉnh uỷ U-đon để thống nhất việc lãnh dạo. Theo Hoàng Văn Hoan, tỉnh uỷ gồm 5 người: Đặng Thái Tuyến tức Canh Tân, Võ Vân Kiều tức Đình, Trình Văn Chấn tức Tặng, Nguyễn Văn Dụ tức Hải và Hoàng Văn Hoan lấy tên là Nghĩa. Trong thời gian này Hồ dịch cuốn Duy Vật Sử Quan mà ông ta lấy nhan đề là lịch sử tiến hoá của loài người và quyển cộng sản ABC.

Từ U-đon, Hồ ra Xa -Côn, đi Na-kho, đi dọc theo sông Cửu Long để quan sát sinh hoạt người Việt bên Lào, tìm hiểu tình hình bên Lào và sự khả dĩ thành lập đảng cộng sản Lào.

Tháng 5, 1929, đại hội TNCMĐCH do Hồ Tùng Mâu triệu tập ở Hương Cảng bị xâu xé bởi những đảng cộng sản anh em, đảng nào cũng tự cho là chính thống, đòi hỏi đảng khác phải tự giải tán và đảng viên sẽ được cứu xét kết nạp vào đảng "chính thống" trên căn bản cá nhân. Thế nào là "chính thống"? Theo Hồ cắt nghĩa thì chính thống cộng sản là cộng sản nào được Quốc Tế Cộng Sản thừa nhận. Phải đợi Hồ nhân danh QTCS phân xử mơí minh bạch được ai là cộng sản "chính thống" ở Việt Nam.

Đầu tháng 9-1929, theo chỉ thị của QTCS, Hồ rời Thái Lan đi Hương Cảng với nhiệm vụ thống nhất ba "đảng" cộng sản VN (chúng ta sẽ thảo luận về đề tài này trong bài tới"

Theo Hoàng Văn Hoan thì vào khoảng cuối tháng 3-1930, Hồ đến Bangkok gặp "các đồng chí cộng sản người Hoa để trao đổi ý kiến, rồi đi U-đon gặp tỉnh uỷ TNCMĐCH ở U-Đon để thông báo tình hình về việc thống nhất các nhóm cộng sản Việt Nam và truyền đạt tinh thần của Quốc Tế Cộng Sản về việc thành lập cộng sản Xiêm"

Tinh thần đó như thế nào?

Xử dụng ngôn từ của những tài liệu Quốc Tế Cộng Sản, đó là tinh thần "Quốc Tế Vô Sản". Giản dị hơn, Hoàng Văn Hoan giải thích:

Đối với bộ phận Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Xiêm, Bác nói: Theo tinh thần nghị quyết của Quốc tế Cộng sản thì người cộng sản cư trú ở nước nào sẽ tham gia hoạt động vì sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản ở nước đó. Vì vậy người cộng sản Việt Nam ở trên đất Xiêm cũng có trách nhiệm giúp đỡ nhân dân bị áp bức, bóc lột Xiêm làm cách mạng. Đó là tinh thần quốc tế vô sản. Người cộng sản không thể chỉ lo toan sự nghiệp cách mạng của riêng nước mình, mà phải góp phần vào công cuộc cách mạng của giai cấp vô sản trên toàn thế giới [10]

Trong thực chất, tinh thần đó có nghĩa là các đảng cộng sản bản xứ phải chấp hành có điều kiện chủ trương, chính sách ,đường lối của đế quốc Liên xô, phải tận tuỳ và triệt để phục vụ quyền lợi của đế quốc Liên Xô, dù có phải hy sinh quyền lợi của dân tộc như "Bác Hồ vĩ đại" vừa giải thích ở đoạn vừa trích dẫn.

Giải thích thêm về tinh thần quốc tế vô sản, Hoàng Văn Hoan viết: "Đó là nghị quyết của quốc tế cộng sản từ trước. Năm 1943, quốc tế cộng sản giải tán thì nghị quyết đó cũng không còn là yêu cầu chung đối với các người cộng sản trên thế giới nữa"

Phải chăng lời giải thích này có nghĩa là sau năm 1943, người cộng sản không càn phải "góp phần vào công cuộc cách mạng của giai cấp vô sản trên toàn thế giới nữa? Nếu hiểu như thế thì "mối tình hữu nghị Việt Hoa trước là đồng chí, sau là anh em" thể hiện là tinh thần gì?

Phải chăng lời giải thích này có nghĩa là kể từ sau năm 1943, người cộng sản chỉ còn phải "lo toan sự nghiệp cách mạng của riêng nước mình?" Nếu hiểu như thế thì cuộc chiến vừa ở Việt Nam -cuộc chiến mà cả Hồ lẫn Hoàng Văn hoan đã cùng ngồi ở chóp bu, cuộc chiến mà tập đoàn CSVN rêu rao là để bảo vệ "tiền đồn của vô sản quốc tế", cuộc chiến tranh đó, nhìn từ Hà Nội thì nó thể hiện tinh thần gì? Nếu hiểu như thế thì phải chăng sau năm 1943, người cộng sản được phép theo đuổi "chủ nghĩa độc lập hẹp hòi"? Nếu hiểu như thế, thì Hoàng Văn Hoan nhân danh tinh thần gì để ngồi ở Bắc Kinh hô hào chống Hà Nội?

Những câu hỏi trên cho thấy là lời giải thích của Hoàng Văn Hoa không giải thích được gì cả. 1943, QTCS bị Stalin giải tán. Nhưng việc giải tán QTCS- một công cụ không còn cần thiết trong bối cảnh của thế chiến thứ 2 - đã được các lãnh tụ Liên Xô thảo luận từ giữa thập niên 30.

Tại Sao?

Không phải bởi vì tinh thần quốc tế vô sản " không còn là yêu cầu chung đối với các người cộng sản trên thế giơí" như Hoàng Văn Hoan cố giải thích mà bởi vì Liên Xô không cần phải xử dụng một hình thức trung gian để kết nạp chư hầu. Đến giữa thập niên 30, QTCS đã đóng xong vai trò của nó như là bước đầu trong chủ trương đế quốc của Liên Xô.

Mọi giải thích theo kiểu Hoàng Văn Hoan chỉ là những lập luận gượng gạo nhằm che dấu bản chất tay sai Liên Xô của HCM cùng đảng CSVN.

Trở về U-đon năm 1930, Hồ chỉ thị tỉnh uỷ U-đon "chọn một số người rất tốt trong Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội chuyển thành người cộng sản để tham gia vào đảng cộng sản Xiêm"

Được "chuyển thành người cộng sản", được cái "vịnh dự" làm tay sai phục vụ cho quyền lơị của đế quốc Liên Xô là những cái "được" để làm các "đồng chí torng tỉnh uý U-đon đều sức phấn khởi (H.V. Hoan sđd)

Sau đó Hồ chuyển tỉnh uỷ TNCMĐCH thành tỉnh uỷ cộng sản. Theo Hoàng Văn Hoa thì sau đó, Hồ " đề nghị tỉnh uỷ của đồng chí Tăng thay mặt nhóm cộng sản người Việt cùng Bác đi tiếp xúc với nhóm cộng sản người Hoa, bàn việc thành lập đảng cộng sản Xiêm".

Khi thành lập đảng cộng sản Xiêm, Hồ Chí Minh lại không kết nạp những người Thái vào đảng mà lại vơ vét hết cả cán bộ người Việt của TNCMĐCH để thành lập đảng CS Xiêm, như Hoàng Văn Hoan kể: "Sau khi nghe Bác giải thích và giới thiệu, các đồng chí trong Tỉnh ủy U-đon đều hết sức phấn khởi, vì được biết trong nước đã có Đảng cộng sản để lãnh đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng, đồng thời được biết bản thân mình cũng được chuyển thành đảng viên cộng sản. Có điều lần này chúng tôi không chuyển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, mà là đảng viên của Đảng Cộng sản Xiêm."

Tại sao lại có chuyện kỳ lạ như thế? Sao chúng tôi lại chuyển thành đảng cộng sản Xiêm? Phải chăng vì HCM không có khả năng thành lập đảng cộng sản Xiêm bằng với chính những người Xiêm nên phải vớ đại những cán bộ người Việt của ông ta để thành lập đảng cộng sản Xiêm? và qua đó mới có thành quả mà báo cáo lại với QTCS. HCM đã kẹt nhận tiền công tác rồi mà nếu không thành lập được đảng cộng Xiêm thì ăn nói làm sao với QTCS khi trở về mẫu quốc Liên Xô!

Đâu phải khi bị kết nạp vào đảng cộng sản Xiêm rồi thì ai cũng mừng; Hoàng Văn Hoan kể: "Một số đồng chí ngần ngại rằng chuyển sang Đảng Cộng sản Xiêm thì không góp phần được vào cách mạng Việt Nam, sợ kiều bào không đồng tình. Bác lần lượt giải đáp các câu hỏi, anh em đều thỏa mãn."

Chúng ta chỉ có thể giải thích về hiện tượng ngần ngại của các cán bộ bị Hồ khi bị chuyển thành đảng cộng sản Xiêm bằng hai lý lẽ:

1/ HCM cần có người trong tố chức cộng sản Xiêm để có thành quả mà báo cáo với QTCS vì đã nhận tiền của QTCS để thực hiện điều này.

2/ HCM tận tuỵ hy sinh làm tay sai cho đế quốc Liên Xô dù có phải hy sinh quyền lợi của dân tộc, và điều này đã được Hoàng Văn Hoan kể lại rất rõ: "Bác cũng giải thích lại những điều đã giải thích với chúng tôi mấy hôm trước. Bác nói người cách mạng Việt Nam ngày nay ở trên đất Xiêm phải vì lợi ích của cách mạng Xiêm mà hoạt động. Về tình hình xã hội nước Xiêm, Bác phân tích: Lúc này nước Xiêm là một nước phong kiến và nửa thuộc địa, chưa thể tiến hành ngay cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền kiểu mới do giai cấp vô sản lãnh đạo. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ mới, nhờ sự giúp đỡ của lực lượng cách mạng thế giới, cách mạng Xiêm cũng có thể chuyển lên chủ nghĩa xã hội, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa."

Tại sao người Việt Nam lại tranh đấu hy sinh cho quyền lợi của nước Xiêm???!!!!

Đầu tháng 4-1930, Hồ đi Bangkok. Trước khi đi, hồ chỉ thị tỉnh uỷ U-đon chuyển TNCMĐCH ở Lào sang thành chi bộ cộng sản Lào.

Ngày 20 tháng 4-1930, với tư cách là dại diện QTCS, Hồ chủ toạ đại hội sáng lập đảng cộng sản Xiêm. Đại hội cử ra ban chấp hành trung ương lâm thời trong đó có "Ngô Chính Quốc, một người Việt Nam sinh ở Xiêm, và Tăng, uỷ viên tỉnh uỷ U-đon".

Sau khi thành lập đảng cộng sản Xiêm, theo HV Hoan, Hồ đi Mã Lai để thành lập đảng cộng sản Mã Lai. Từ tháng 4-1930 về sau, H.V. Hoan khẳng định Hồ "không trở lại đất Xiêm một lần nào nữa"

Ngày 18-12-1930, Hồ viết báo cáo gởi Quốc Tế Cộng Sản:

A. 1) Nhận được chỉ thị của Quốc tế Cộng sản về công tác ở Đông Dương, tôi từ giã nước Đức vào tháng 6 và đến Xiêm vào tháng 7-1928. Tôi đã làm việc với một số người An Nam di cư ở đấy tới tháng 11-1929.
2) Những điều kiện ở Xiêm (đúng hơn là cả ở Lào).
(a) Dân cư rất phân tán, hầu hết theo đạo Phật, một số ít theo đạo Thiên chúa.
.......
B. Công tác của tôi ở Lào.
1) Do những điều kiện của người An Nam (nông dân tự do, thợ thủ công, tiểu thương), họ chỉ có thể được tổ chức vào "Hội ái hữu" với tư tưởng yêu nước và chống đế quốc. Trước đây, họ có hơn 1000 người. Nhưng hiện nay ít hơn vì những người An Nam theo đạo Thiên chúa bị các giám mục người Pháp đe doạ rút phép thông công nên họ đã rút ra khỏi Hội ái hữu.

Hồ Chí Minh toàn tập - tập 3.

Sau hai lần hoạt động trên đất Thái Lan, Hồ đã thể hiện trọng vẹn bản chất tay sai hết lòng vì quan thầy, chỉ biết miệt mài phục vụ quyền lợi của đế quốc Liên Xô. Ở mỗi bước đi của Hồ, ta đều thấy dấu vết chủ trương bành rướng của đế quốc Liên xô. Ở mỗi hành động của Hồ, ta đều ghi nhận thêm một chứng tích phản quốc dân, nghịch lịch sử. Hồ đã bồi dưỡng và gầy dựng cả một tầng lớp tay sai, cả một tầng lớp cán bộ nô tì trong ý thức và hành động; cả một guồng máy đảng mà nhịp thở và cung cách suy tư đều do quan thầy định đoạt.

(HCM sẽ còn tiếp tục tự thú)

Bản tin này được đăng tại Vietnam Review
http://www.vietnamr eview.com

URL của bản tin này:
http://www.vietnamr eview.com/ modules.php? name=News&file=article&sid=8307
.