Tượng năm Tướng lãnh VNCH tuẫn tiết 30/04/75 Điêu Khắc Gia Phạm Thế Trung tạc tượng chân dung năm Tướng lãnh VNCH tuẫn tiết 30/04/75 Thiếu Tướng Nguyễn khoa Nam (1927 – 1975) Thiếu Tướng Phạm văn Phú (1929 – 1975) Chuẩn Tướng Lê văn Hưng (1933 – 1975) Chuẩn Tướng Lê nguyên Vỹ (1933 – 1975) Chuẩn Tướng Trần văn Hai (1926 – 1975) Tác Phẩm của Điêu Khắc Gia Phạm Thế Trung http://www.phamthetrung.blogspot.com
This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it
Là bạn lâu năm với Phạm Thế Trung nên mỗi khi có sáng tác mới anh thường email cho xem rồi chúng tôi bàn xa tán gần với nhau về những tác phẩm mà anh đã hoặc sắp thực hiện. Sau một thời gian dài không có dịp gặp lại, tuần qua anh điện thoại mời tôi lên để xem những sáng tác mới mà anh đã dành hơn một năm để hoàn tất. Từ nhà tôi tới Studio chỗ anh làm việc mất gần 2 tiếng lái xe nhưng tôi đã không ngại xa xôi để tìm tới thăm … Phải nói là tôi đã không dám nghĩ tới có một ngày được nhìn thấy tượng chân dung của năm Tướng lãnh đã vì danh dự của Tổ Quốc , trách nhiệm cùng toàn dân, dùng độc dược , hoặc những viên đạn cuối cùng tự kết liễu đời mình như dóng lên tiếng nói đầy quả cảm ,theo gương của các bậc tiền nhân , khi đất nước bị xâm lăng nếu đã không gìn giữ được bờ cõi thì ” Thà chết theo Thành chứ không chịu đầu hàng ”, Đó là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ và Chuẩn Tướng Trần văn Hai . Những vị anh hùng đã quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng… Bằng chất liệu đất sét, ĐKG Phạm Thế trung đã tạc 5 chân dung nói trên với kích thước : cao 52 inches, ngang 33 inches , anh dùng lối tả chân hiện thực để khắc ra được những nét kiêu hùng , oai nghi và mãnh liệt…, thêm vào đó anh còn diễn đạt rất rõ nét những cá biệt trên từng gương mặt, từng ánh mắt cương quyết và đầy quả cảm của mỗi vị . Quân phục , cấp bậc, mũ nón và huy hiệu khắc rất tinh vi , phát tiết ra phong thái can trường của các Tướng chỉ huy nơi chiến địa .Khi được hỏi vì sao Tướng Phú lại mang quân phục “nhẩy dù”, hoặc Tướng Trần Văn Hai mang quân phục “Cảnh Sát ‘’ , tôi đã được anh giải thích : - Tướng Phạm Văn Phú xuất thân là một sĩ quan trong binh chủng Nhẩy Dù và Tướng Trần Văn Hai đã nổi tiếng với toàn quân dân khi ông là Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia trước đó, nên tác giả muốn ghi lại những hình ảnh đặc biệt này. Sự cảm xúc khi nhìn thấy những tượng chân dung điêu khắc quá giống , khiến tôi nghe ra như có tiếng la xung phong đang vang dội cả một góc trời của các trận đánh khốc liệt năm xưa , những An Lộc , Kontum , Lai Khê…những trận chiến đã tạo ra nhiều trang sử oai hùng được viết bằng máu xương và nước mắt.! Tôi nhìn sững chân dung của năm vị Tướng Lãnh , những vị mà 35 năm qua kể từ biến cố 30/4/1975 , đã có rất nhiều bài viết , văn, thơ nói đến, viết về …nhằm ngợi ca tinh thần trách nhiệm, nghĩa khí của những vị anh hùng đã tuẫn tiết cùng với nỗi đau chung của dân tộc . Trong cùng tinh thần đó qua nghệ thuật tạo hình , PhạmThế Trung đã làm sống dậy tinh thần bất khuất của các chiến sĩ đã hy sinh máu xương, tiến về phía trước để giữ gìn từng tấc đất của Cha Ông , bằng cách tạc chân dung 5 vị anh hùng đã tự sát trong ngày 30/4/1975. Tượng đài của các Tướng lãnh cũng là một biểu tượng hùng hồn nói lên tính chất quả cảm và oai hùng của toàn thể quân dân cán chính trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa . Và trên hết mọi điều, những hình tượng này mang ý nghĩa của lòng ngưỡng mộ …đây là một sự tưởng niệm của toàn thể chiến sĩ và đồng bào đối với những Anh Hùng dân tộc đã sống và chết cho chính nghĩa của quê hương, một quê hương với nhiều điêu linh tan tác , nhưng đã từng có những trang sử đầy hiển hách và hùng tráng … Phạm thế Trung đang tạc tượng Chuẩn Tướng Lê nguyên Vỹ
Nguồn: http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=1686:1686&catid=37:bandoc&Itemid=56 Tướng Lãnh VNCH 30/04/1975 Những Vị Tướng Tự Sát : * Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 (1927-1975) Vào lúc 11 Giờ 30, ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Nam sau khi từ giã các binh sỉ đã tự kết liễu đời mình. * Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 4 (19??-1975 ) Tướng Hưng đã được vinh danh “Anh Hùng An Lộc” trong mùa hè đỏ lửa 1972 ở chiến trường An Lộc Bình long. Tướng Hưng đã tự sát vào tối ngày ngày 30.04.75 tại văn phòng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4 (đồng thời là nơi gia đình Tướng Hưng tạm cư trú), sau khi nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt tất cả quân sĩ bảo vệ bộ chỉ huy. Sau đó, ông đã quay vào văn phòng, khóa chặt cửa và tự sát bằng súng lục vào lúc 8 giờ 45 phút tối. * Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh (1933-1975) Sau khi nhận được lệnh phải đầu hàng, Tướng Vỹ đã tự sát bằng súng lục vào lúc 11 Giờ, ngày 30.04.75 tại tổng hành dinh ở Lai Khê. * Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh (1925-1975) Vào đêm ngày ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Hai đã tự sát tại trung tâm Ðồng Tâm. * Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 (1928-1975) Thiếu Tướng Phú là người trách nhiệm trong cuộc hành quân triệt thoái quân dân khòi ba tỉnh Cao Nguyên, đã bị thất bại nặng nề và đau đớn nhất trong quân sử cận đại. Tướng Phú tự tử tại nhà vào ngày 30.04.75. * Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn (1940-1975) Ðại Tá Hồ ngọc Cẩn đã anh dũng chiến đấu tới cùng và không chịu đầu hàng. Ðại Tá Cẩn đã bị quân cộng sản đem ra xử trước công cộng và sau đó bị xử bắn tại chỗ. * Ðại Tá Ðặng Sĩ Vinh Vào lúc 2 giờ ngày 30.04.75, hai tiếng đồng hồ sau khi Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng, Ðại Tá Vinh, cùng gia đình gồm vợ và bảy người con đã tự tử bằng súng lục. * Trung-Tá Cảnh-Sát Nguyễn-Văn-Long Trung-Tá Cảnh-Sát Nguyễn-Văn-Long tuẩn tiết sáng 30-4-75 dưới chân tượng đài Thủy quân lục chiến. Những Vị Tướng đã rời Việt Nam trước ngày mất nước 01. Trung Tướng Nguyễn văn Thiệu, Tồng Thống kiêm Tư Lệnh Việt Nam Cọng Hoà. Lúc từ chức (ngày 21 tháng 4, 1975), ông tuyên bố là ông trở về quân đội để tiếp tục chiến đấu. Ngày 25,4,1975 ông Thiệu cùng ông Trần Thiện Khiêm rời Việt Nam trên một chuyến bay do Toà Ðại Sứ Hoa Kỳ tổ chức. 02 Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng Kiêm Tồng Trưởng Quốc Phòng – từ chức thượng tuần tháng tư 1975 và rời Việt Nam cùng lúc với Nguyễn văn Thiệu . 03 Ðại Tướng Cao văn Viên, Tồng Tham Mưu Trưởng, Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà. 04 Trung Tướng Ðặng văn Quang, Phụ Tá An Ninh Quốc Gia, Phủ Tổng Thống. 05 Trung Tướng Lê Nguyên Khang, Phụ Tá Tồng Tham Mưu Trưởng, Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà. 06 Trung Tướng Ðồng văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng, Tổng Tham Mưu, Kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. 07 Trung Tướng Trần văn Trung, Tổng Cục Trưởng, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. 08 Trung Tướng Phan Trọng Chinh, Tổng Cục Trưởng, Tổng Cục Quân Huấn. 09 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, Quân Khu 1. Người hùng của chiến trường Thành nội Huế hồi Tết Mậu Thân 1968 và chiến trường Huế-Quảng Trị trong trận chiến Mùa Hè đỏ lửa 1972. 10 Trung Tướng Nguyẽn văn Toàn, Tư Lệnh Quân Ðoàn 3, Quân Khu 3. 11 Trung Tướng Nguyẽn văn Minh, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô. 12 Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 1. 13 Thiếu Tướng Hoàng Lạc, Tư Lệnh Phó Quân Khu 1. 14 Chuẩn Tướng Trần văn Nhựt, Tư Lệnh Sư Ðoàn 2 Bộ Binh. 15 Thiếu Tướng Nguyễn duy Hinh, Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 Bộ Binh. 16 Chuẩn Tướng Phan Ðình Niệm, Tư Lệnh Sư Ðoàn 22 Bộ Binh. 17 Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù. 18 Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến. 19 Phó Ðề Ðốc (Trung Tướng) Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân. 20 Trung Tướng Trần văn Minh, Tư Lệnh Không Quân. 21 Thiếu Tướng Võ xuân Lành, Tư Lệnh Phó Không Quân. 22 Chuẩn Tướng Ðổ Kiến Nhiễu, Ðô Trưởng Sài Gòn. 23 Thiếu Tướng Nguyẽn Khắc Bình, Tư Lệnh Cảnh Sát kiêm Ðặc Uỷ Trưởng Tình Báo Trung Ương, cùng các vị Tướng nắm giữ các ngành của lực lượng Cảnh Sát. Những Vị Tướng đã rời Việt Nam trong ngày mất nước : 01 Thiếu Tướng Nguyễn cao Kỳ, cựu Tư Lệnh Không, cựu Phó Tổng Thống. Những ngày cuối cùng, ông tuyên bố là sẽ rút về đồng bằng sông Cửu Long tổ chức tử thủ. 02 Trung Tướng Vĩnh Lộc, nhận chức Tồng Tham Mưu Trưởng, Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà lúc 3 giờ chiều 29.04.1975. 03 Chuẩn Tướng Nhuyễn Hữu Tần, Tư Lệnh Sư Ðoàn 4 Không Quân, kiêm Tư Lệnh Không Quân từ ngày 29.04.1975. 04 Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức, nhận chức Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận lúc 5 giờ chiếu 29.04.1975. Khi nhận chức ông nói rằng: Nếu không xong thì ông xuống Cần Thơ đem Liên Ðoàn 7 Công Binh Kiến Tạo lên Thất Sơn (tỉnh Châu Ðốc) tổ chức chiến đấu. Những Vị Tướng đã bị Kẹt Lại Những Vị bị Cộng Sản đày đọa trong các trại tù tập trung từ 12 năm đến 17 năm 01 Trung Tướng Nguyễn vĩnh Nghi, Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Ðoàn 3 tại chiến trường Phan Rang, bị bắt khi thất thủ. 02 Chuẩn Tướng Phạm ngọc Sang, Tư Lệnh Sư Ðoàn 6 Không Quân, bị bắt cùng Trung Tướng Nguyễn vĩnh Nghi khi chiến trường Phan Rang thất thủ. 03 Chuẩn Tướng Trần văn Cẩm, Tư Lệnh Phó, Quân Ðoàn 2. 04 Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn 3. 05 Chuẩn Tướng Huỳnh văn Lạc, Tư Lệnh Sư Ðoàn 9 Bộ Binh. 06 Thiếu Tướng Lê minh Ðảo, Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh. 07 Chuẩn Tướng Mạch văn Trường, Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh. 08 Thiếu Tướng Lý tòng Bá, Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh. 09 Ðại Tá Nguyễn Ðình Vinh, Tư Lệnh Phó Quân Khu 4. 10 Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai, Chỉ Huy Trưởng binh chủng Biệt Ðộng Quân. 11 Chuẩn Tướng Phạm duy Chất, Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân Quân Khu 2, chỉ huy cuộc hành quân rút bỏ tỉnh Cao Nguyên hồi tháng 3.1975. 12 Ðại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến. 13 Ðại Tá Lê hữu Ðức, Quyền Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến. 14 Chuẩn Tướng Lê văn Thân, Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Ðộ. Nhận chức chiều 29.04.1975. 15 Chuẩn Tướng Lê trung Trực, Trường Cao Ðẳng Quốc Phòng. 16 Ðại Tá Nguyễn xuân Hường, Tư Lệnh Lữ Ðoàn 1 Kỵ Binh. 17 Ðại Tá Nguyễn đức Dung, Tư Lệnh Lữ Ðoàn 2 Kỵ Binh. 18 Chuẩn Tướng Trần quang Khôi, Tư Lệnn Lữ Ðoàn 3 Kỵ Binh. 19 Ðại Tá Trần ngọc Trúc, Tư Lệnh Lữ Ðoàn 4 Kỵ Binh. 20 Thiếu Tưóng Trần bá Di, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. 21 Chuần Tướng Vũ văn Giai, cựu Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 Bộ Binh. 22 Chuần Tướng Lê văn Tư, cựu Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh. 23 Thiếu Tướng Văn Thành Cao, Tổng Cục Phó Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. 24 Thiếu Tướng Ðoàn văn Quảng, cựu Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Biệt. Chết tại trại tù cải tạo Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh. 25 Trung Tá Bùi thế Dung, Thứ Trưởng Quốc Phòng trong thành phần chánh phủ chưa kịp trình diện. 26 Hải Quân Ðại Tá Nguyễn văn May, Tư Lệnh Vùng 5 Duyên Hải. 27 Hải Quân Ðại Tá Nguyễn bá Trang, Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Nhiệm Thủy Bộ 211. 28 Hải Quân Ðại Tá Nguyễn văn Tấn, Quyền Tư Lệnh Hải Quân vào những giờ cuối cùng. 29 Thiếu Tướng Cảnh Sát Bùi văn Nhu, Tư Lệnh Phó Cảnh Sát. Chết tại trại tù cải tạo Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh. 30 Cựu Thiếu Tướng Huỳnh văn Cao, Nghị Sĩ. 31 Chuần Tướng Hồ trung Hậu, Binh Chủng Nhảy Dù, Chánh Thanh Tra Quân Ðoàn 3. 32 Ðại Tá Nguyễn khắc Tuân nhận chức Tham Mưu Trưởng Tổng Tham Mưu chiều 29.04.1975. Chết tại trại tù cải tạo Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh. 33 Ðại Tá Lại Ðức Chuẩn, Trưởng Phòng Nhất Tổng Tham Mưu 34 Ðại Tá Phạm bá Hoa, Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. 35 Ðại Tá Ngô văn Minh, Tham Mưu Trưởng Biệt Khu Thủ Ðô. 36 Ðại Tá Vũ Ðức Nghiêm. Những Vị bị Cộng Sản đày đọa trong các trại tù tập trung trên 10 năm 01 Cựu Trung Tướng Nguyễn hữu Có. 02 Cựu Ðề Ðốc Trần văn Chơn. 03 Cựu Thiếu Tướng Nguyễn chấn Á. 04 Cựu Thiếu Tướng Phan Ðình Thứ, Tự Lam Sơn. 05 Ðại tá Ðàm Trung Mộc cưụ Viện Trưởng Học Viện Cảnh Sát QG. Sau 30-4, ông bị giam tại Chí Hòa để rồi tháng 2/1976, ông bị đưa ra Vĩnh Phú rồi về Hà Tây, và ông mất tại đó vào ngày 14/11/1982, thọ 65 tuổi. Những Vị bị Cộng Sản bị giam chưa đến 3 năm 01 Thiếu Tướng Quân Y Vũ ngọc Hoàn, cựu Cục Trưởng Cục Quân Y. 02 Chuẩn Tướng Quân Phạm bá Thanh, Cục Trưởng Cục Quân Y. 03 Ðại Tá Nguyễn văn Lộc, Tư Lệnh Sư Ðoàn 106 Biệt Ðộng Quân. Sư Ðoàn này thành lập vào những ngảy cuối tháng 4.1975 và bảo vệ vùng Phú Lâm, cửa ngõ phía Tây Sài Gòn. Thời gian trong tù chưa đến một năm. 04 Ðại Tá Dương thanh Sơn, em ruột Tổng Thống Dương văn Minh. Trong danh sách trên, điều nham nhở nhất là: 01. Trung Tướng Nguyễn văn Thiệu, Tồng Thống kiêm Tư Lệnh Việt Nam Cọng Hoà. Lúc từ chức (ngày 21 tháng 4, 1975), ông tuyên bố là ông trở về quân đội để tiếp tục chiến đấu. Ngày 25,4,1975 ông Thiệu cùng ông Trần Thiện Khiêm rời Việt Nam trên một chuyến bay do Toà Ðại Sứ Hoa Kỳ tổ chức.
|