Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Các Nhân Vật Bản Chất Thật Sự cuả Thích Trí Quang

Bản Chất Thật Sự cuả Thích Trí Quang PDF Print E-mail
Tác Giả: Tôn Nữ Hoàng Hoa   
Thứ Bảy, 12 Tháng 12 Năm 2009 10:54

Bài viết này không mang một hàm ý phản biện lại bài viết " Con Người Thật của TT Thích Trí Quang" cuả tác giả Đào Văn Bình

một bài viết rất công phu bao hàm nhiều thiện chí dung hoà sư mâu thuẩn cuả quần chúng chung quanh nhân vật Thích Trí Quang.

Riêng cá nhân chúng tôi khi viết về Thích Trí Quang, tôi thật tình phải tìm một cung cách trong ứng xử đối với một nhân vật gọi là Tu sĩ nhưng bản chất là một tướng trận đã nhập nhằng giữa lợi và danh.

Thú thật ngay khi còn nhỏ mỗi lần nghe giọng nói cuả Thích Trí Quang vang lên trên đài phát thanh Huế đã làm tôi vô cùng xúc động. Nhưng sau khi cái chết cuả một phật tử trước đài phát thanh Huế mà dư luận cuả quần chúng cố đô lúc bấy giờ cho rằng có hai thế lực đã nhúng tay vào: Một là cuả Việt Cộng, hai là của chính phủ Hoa Kỳ, đã được Thích Trí Quang dùng xác chết đó để xách động sự căm phẫn cuả Phật tử trong công cuộc tranh đấu cho Phật giáo đối với chính quyền thời Đệ Nhất VNCH. Chính vì sự xách động lộ liễu phản ảnh trái ngược bản chất chân chính cuả một tu sĩ Phật giáo, đã làm những nhà chính trị của nam VN lúc bấy giờ và quần chúng cẩn thận với Thích Trí Quang hơn.

Nếu như Thích Trí Quang biết dừng lại sau biến cố thãm sát cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì nhân vật Trí Quang sẽ là một nhà sư xả thân bảo vệ cơ đồ Phật Giáo. Nhưng tiếc thay, Thích Trí Quang đã đi quá xa trong vai trò chủ động qua  Biến cố Miền Trung đã cho phần đông người dân VN có cảm nhận Thích Trí Quang có cộng tác với CSVN trong công cuộc phá rối chính quyền Đệ Nhất VNCH.

Ngoài những trích dẫn cuả tác giả Đào Văn Bình trong  ‘Only Religions Count in Vietnam:” Thich Tri Quang and the Vietnam War cuả JAMES McALLISTER , chúng tôi cũng xin trích dẫn vài đoạn nói về Thích Trí Quang để rộng đường dư luận:

Trích “In the aftermath of the coup, American analysts understandably returned to the question of whether Tri Quang’s efforts were inspired by communist sympathies or connections. Moyar (*) suggests that the American Embassy in Saigon was becoming more sympathetic to the argument that the Buddhist movement was communist inspired: American embassy officials continued to believe that most of the top Buddhist leaders opposed the Communists, but more and more of them entertained suspicions that at least Tri Quang was collaborating with the Communists . (hết trích)

(Trong hậu quả cuả biến cố , những nhà nghiên cứu chính trị tại Hoa Kỳ đã đặt lại vấn đề  về nghi vấn hoặc cho rằng Thích Trí Quang đang có sự đồng tình với CSVN trên nỗ lực tạo ra biến cố 1963 hay là Thích Trí Quang có quan hệ với CSVN. Ông Moyar có gợi ý là Toà Đại sứ Mỹ taị Saigon đã bắt đầu đồng tình với những lý lẽ  cho rằng những hoạt động cuả Phật giáo đã có sự xúi dục cuả CSVN: Tuy nhiên những nhà ngoại giao cuả Hoa Kỳ tin tưởng rằng phần đông hàng Giáo Phẫm cuả Phật Giáo chống đối CSVN , nhưng họ vẫn nghi ngờ Thích  Trí Quang đã có những cộng tác với CSVN.)

Mark Moyar là tác giả cuốn , “Political Monks: The Militant Buddhist Movement During the Vietnam War là người luôn luôn cho rằng Thích Trí Quang không phải là đảng viên CS.

Trong khi đó Marguerte Higgins đã mãnh liệt đề xướng một luận án cho rẳng Thích Trí Quang là một đảng viên CS. Hãy đọc cuốn Our Vietnam Nightmare do nhà xuất bản Harper & Row xuất bản tại New York vào năm 1965 . Ngoài ra còn có Richard Critchfield trong cuốn The Long Crusade: Political Subversion In The Vietnam War do nhà xuất bản Harcourt, Brace & World xuất bản tại New York vào năm 1968. Cũng như ông Robert Shaplen trong cuốn The Lost Revolution cũng do nhà xuất bản Harper & Row xuất bản tại New York vào năm 1965.

Marguerite Higgins was the most vigorous proponent of thesis that Quang was a communist agent. See Our Vietnam Nightmare (New York: Harper & Row, 1965).See also Richard Critchfield, The Long Crusade: Political Subversion in the Vietnam War (New York: Harcourt, Brace & World, 1968); and Robert Shaplen, The Lost Revolution (New York: Harper & Row, 1965).

Trở lại vụ biến động Miền Trung do Thích Trí Quang chỉ huy chiến trường bạo động:

Chúng ta nhận thấy rằng sau vụ thảm sát cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào ngày 2 tháng 11 năm 1963 . Ngay sau đó, Thích Trí Quang và Liên phái Phật Giáo họp tại chùa Xá Lợi vào 2 ngày 31 tháng 12 năm 1963 và ngày 1 tháng 1 năm 1964 để thành lập Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất và đã được ông Dương Văn Minh ký giấy cho phép hoạt động ( Tất cả qúi Thầy chánh tâm cầu đạo và Sư Quốc Doanh (trong thời gian này chưa lộ mặt)  đã cùng chung một mái nhà Giáo Hội.

Sau hai ngày ký giấy phép hoạt động cho GHPGVNTN,Tướng Dương Văn Minh trong ngày 16 tháng 1 năm 1964 đã ra lệnh thả hết tù Việt Cộng trong đó có tên gián điệp Vũ Ngọc Nhạ và tên Bảy Liêm chí huy tổ đặc công của VC tại Sài gòn Chợ Lớn chuyên ám sát và phá hoại chính quyền VNCH.

Người Mỹ biết Tướng Dương Văn Minh là "Đệ tử thứ thiệt " của Thích Trí Quang và lấy chỉ thị của Thích Trí Quang để thi hành do đó họ rất quan tâm trước hành động thả tù VC của Dương Văn Minh. Trưóc hiện tình đó người Mỹ đã liên kết với Tướng Nguyễn Khánh để làm cuộc Chỉnh lý ngày 30 tháng 1 năm 1964 loại trừ những Tướng VN thân với Giáo Hội Phật Giáo lúc bấy giờ.

Trước cuộc Chỉnh Lý chớp nhoáng của Tướng Nguyễn Khánh, Thích Trí Quang rất tức giận và hụt hẫng cho kế hoạch tiếp nối . Sau khi tiêu diệt Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cách thành công tốt đẹp, Thích Trí Quang chỉ chờ Tướng Dương Văn Minh thi hành kế hoạch tiếp nối thì Miền Nam cũng từ tay Tướng Dương Văn Minh đã bị "Giãi Phóng" sớm hơn 10 năm.

Trong chương 761 cuả “ Only Religions Count in Vietnam”: Thich Tri Quang and the Vietnam War cuả JAMES McALLISTER : đã có viết là:

Một vài sử gia như ông George Mct Kahin và ông Robert Top Miller cho rằng Tướng Minh bị rời khỏi chức vụ vì sự cố gắng cuả Tướng Minh trong việc chấm dứt chiến tranh VN để đạt được mục tiêu biến Nam Viet Nam thành một nước Trung Lập

“Some historians, such as George McT. Kahin and Robert Topmiller,argue that Minh was removed from power because of his efforts to end the war and his willingness to accept a neutralized South Vietnam.”

Như  đã  nói ở  trên, vai trò cuả Thích Trí Quang trong biến cố 1963 cũng có thể dễ dàng lãnh hội là Thích Trí Quang tranh đấu cho Phật Giáo. Nhưng trong những hành vi cuả Thích  Trí Quang qua Biến Động Miền Trung thì Thích  Trí Quang đã không còn thể hiện là một nhà tu chân chính mà là một Tướng trận trong mục tiêu gây rối loạn cho chính quyền Nam Việt Nam tiếp nối trong hệ quả cuả Lý tưởng Quốc Gia qua sự hiện diện cuả chính quyền Đệ Nhị VNCH.

Chính vì lẽ đó mà Cựu Đại Sứ Mỹ tại Nam VN ông Cabot Lodge và nhi ều quan chức cuả Hoa kỳ đã quan tâm đến Thích Trí Quang trong khả năng cuả một kẽ gây rối loạn và lo lắng ông ta sẽ lộ diện ra một tên chống Thiên Chuá giáo hơn là chống Cộng sản:

" Lodge and other officials were concerned that Tri Quang was a ‘potential troublemaker’ and worried that he appeared to be more anti-Catholic than anticommunist" ( Thich Tri Quang and Vietnam War cuả Jame Mc Allister)

Thường tình trong cuốc sống, bất cứ một sự việc gì xảy ra cũng có người binh , kẽ chống. Nhưng trên tác phong đạo đức Thích Trí Quang chưa thể hiện được rõ ràng chức năng cuả một giáo sĩ nhà Phật qua Bát Chính Đạo cuả Pháp lý Phật Giáo. Trong biến cố miền Trung Thích Trí Quang đã thể hiện vai trò cuả một tướng trận gây rối cho chính quyền Nam Việt Nam qua những chiêu bài xách động Phật tử đi vào chỗ chết được mệnh danh là Tranh Đấu cho Phật Giáo. Một ông Tướng Trân thì không thể là một nhà tu nhất là một vị Tu sĩ cuả Phật Giáo VN.

Tuy rằng cũng có một vài tác giả ở Hoa Kỳ như ông Mark Moyar trong cuốn Political Monk, ông Robert Topmiller trong cuốn  The Lotus Unleashed: The Buddhist Peace Movement in South Vietnam 1964-1966, xuất bản tại Lexington Kentucky có cùng một luận cứ là Thích Trí Quang không phải là một đảng viên cuả CSVN. Họ cũng tỏ ra tội nghiệp cho Thích Trí Quang trong vai trò tranh đấu cho Phật giáo qua Biến cố 1963. Nhưng qua Biến Động Miền Trung 1964-1966 tôi nghĩ rằng họ sẽ không còn có sư cảm nhận đó với Thích Trí Quang.

Tuy nhiên phải nói người hiểu rõ về Thích Trí Quang nhiều nhất là Cựu Đại Sứ Cabot Lodge vì ông này đã từng ủng hộ Thích Trí Quang trong giai đoạn biến cố Phật giáo 1963 nhất là trong nỗ lực thảm sát Cố Tổng Thống Ngô Đinh Diệm. Ấy vậy mà trong “Only Religions Count in Vietnam”: Thich Tri Quang and the Vietnam War cuả  Jame McAllisson” đã có một đoạn như sau:

Trích: “ Maxwell Taylor, whose term in Saigon was marked by recurrent government crises sparked by the Buddhists, thought that Lodge needed to convey to the GVN leaders ‘our sense of the importance of destroying Tri Quang as a political force’. Taylor had rejected the idea thatTri Quang was a communist when he was the Ambassador to South Vietnam, but he now thought that Lodge and the GVN ‘should develop a plan to expose Tri Quang to the Vietnamese public and the international world as a Communist-supported rebel intent upon destroying the non-Communist government in Saigon for the benefit of the VC and Hanoi’. (hết trích)

(Ông Maxwell Taylor, cựu Đại sứ Mỹ tại VN trước tình hình khủng hoảng cuả biến động miền Trung đối với chính quyền lúc bấy giờ ông Taylor thiết nghĩ ông Lodge cần truyền đạt với cấp lãnh đạo chính phủ Nam Việt Nam trong ý thức thíết thực phải triệt tiêu Trí Quang như một quyền lực chính trị. Ông Taylor trong thời gian làm Đại sứ tại VN cũng đã có lần bác bỏ cho rằng Thích Trí Quang là cán bộ Cộng sản , nhưng bây giờ ông nghĩ rằng Đại sứ Lodge và Chính phủ nam Việt Nam cần phải cho quần chúng VN và toàn thế giới biết: CSVN đã yễm trợ cho một tên phiến loạn trên mục tiêu tiêu diệt một chính phủ không Cộng Sản tại Saìgòn để làm lợi cho Việt Cộng và tập đoàn CS tại Hà nội.)

Như chúng tôi đã trình bày ở trên bài viết cũng chỉ trich dẫn một vài đoạn trong Only Religions Count in Vietnam”: Thich Tri Quang and the Vietnam War cuả  Jame McAllisson” để rộng đường dư luận. Chúng tôi cũng cầu mong qúi vị thức giả trên các diễn đàn tha thứ nếu có những thiếu sót xảy ra.

Riêng cá nhân tôi chỉ có thắc mắc một điều là nếu Thích Trí Quang là một nhà đấu tranh để bảo vệ Phật giáo thì tại sao hiện nay CSVN đang đàn áp dã man tôn giáo tại VN và nhất là các hàng Giáo sĩ cuả Phật Giáo VN đã bị bắt bớ và giam cấm mỗi ngày mỗi đông thì không thấy Thích Trí Quang tranh đấu mà chỉ "trụ trì" tại Ôn Già lam trong việc điều hướng hai Thích Tuệ Sỹ và Trí Siêu trong chiến dịch Sư Về Nguốn??