Dấu tuyết năm xưa, "Dương Văn Minh hèn hạ và phản trắc" |
Tác Giả: Nguyễn Văn Chức | |||
Thứ Bảy, 26 Tháng 9 Năm 2009 22:03 | |||
- Đầu Thu 2009 Nói đến Duơng văn Minh, là nói đến cái "cái hèn hạ và cái phản bôi gia truyền" của ông ta. Lịch sử còn đó. Vụ giết Ba Cụt. Vụ giết tổng thống Ngô Đình Diệm. Vụ trao Miền Nam VN cho CS Bắc Việt. Hồi còn Miền Nam VN Quốc Gia, tôi từng gặp Duơng Văn Minh , tại sân số 4, câu lạc bộ thể thao ( cercle sportif ) Saigon, mỗi sáng thứ hai và sáng thứ tư của tuần lễ. Nhiều lần, tôi hỏi ông: ai giết Ngô Đình Diệm? Mỹ hay Việt Cộng? Lần nào ông cũng tránh né không trả lời. Lúc đó, tôi là một luật sư và một nghị sĩ. 16 tháng 9/ 2009 * Không phải bây giờ, Dương Văn Minh nằm xuống, tôi mới viết và lên án ông. Cách đây 15 năm (năm 1986), trong cuốn Việt Nam Chính Sử của tôi -- chương 7, nói về cuộc đảo chánh 1963 và cái chết của TT Ngô Đình Diệm -- tôi đã viết và lên án ông. Cách đây 5 năm, ngày 30 tháng 4, 1997, khi Dượng Văn Minh tuyên bố sẽ trở về VN để "xây dựng dân chủ", tôi đã viết và lên án ông. Bây giờ ông nằm xuống, trong chiếc quan tài phủ lá cờ vàng ba sọc, tôi càng thấy có bổn phận phải viết và lên án ông. Những chiến sĩ đã chết trong tù cải tạo hoặc sống sót tù cải tạo, những chiến sĩ đã nằm xuống trên chiến trường miền Nam, những đồng bào đã chết trên biển cả khi đi tìm tự do, không cho phép tôi im lặng. Trong bài này, tôi chỉ nói về ba biến cố liên quan đến con người và phẩm cách của ông: cuộc đảo chánh 1963, vụ ám sát TT Ngô Đình Diệm, và cuộc đầu hàng ngày 30.4.1975. * Cuộc Đảo Chánh 1963. Cuộc đảo chánh này nhằm loại trừ Ngô Đình Diệm, một vị tổng thống VN dám bảo vệ chủ quyền quốc gia và không hèn đối với Mỹ. Đó là sự thật thứ nhất. Cuộc đảo chánh này là của Mỹ; nói rõ hơn: của chính quyền Kennedy. Đó là sự thật thứ hai. Những sự thật nói trên đã đi vào lịch sử. Lịch sử ấy đã được ghi lại trong những tài liệu chính thức của quốc gia Mỹ, đặc biệt những tài liệu sau đây : National Security Files, (J.F. Kennedy Library), The United States-Vietnam Relations III, The Pentagon Papers v.v. Tôi đả đọc những tài liệu đó. Lịch sử ấy cũng đã được ghi lại trong nhiều tác phẩm , như "Kennedy in Vietnam" của Villiam Rust, Một miền Nam hỗn loạn, mất kỷ cương. Ba cuộc binh biến trong thời gian hai năm: binh biến ngày 31.1.1964, binh biến ngày 13.9.1964, và binh biến ngày 19.2.1965. Sáu chính phủ nối tiếp nhau trong thời gian hai năm: chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ, chính phủ Nguyễn Khánh, chính phủ Trần văn Hương, chính phủ Phan Huy Quát, lại chính phủ Trần Văn Hương, và rồi chính phủ Nguyễn Cao Kỳ. Những tướng lãnh bất tài, múa may thề thốt, hết cạo râu đến cạo lông , làm nhục quốc thể. Những cuộc xuống đường bất tận. Sinh viên xuống đuờng, công chức xuống đường, sư sãi xuống đường, tăng ni xuống đuờng, phu xích lô xuống đường, những đống rác xuống đường, bàn thờ Phật cũng xuống đuờng. Rồi quân đội nổi loạn, quân đội xuống đuờng, quân đội ghìm súng trước quân đội. Trong cái hỗn mang đó, binh sĩ ngoại bang đổ vào Miền Nam càng ngày càng nhiều. Tệ đoan xã hội, đĩ điếm, cần sa, bạch phiến, bước nhịp theo gót chân chiến tranh, trên một mảnh đất không còn chủ quyền. * Ai Giết TT Ngô Đình Diệm? Những gì xẩy ra sau đó, đã trở thành lịch sử. Khi nhìn thấy hai xác chết của anh em ông Diệm, nhóm phản loạn đả hốt hoảng đến cực độ. Họ tuyên bố với báo chí rằng anh em ông Diệm đã tự sát. Lúc đó người Mỹ Lucien Conein nhắc cho họ rằng anh em ông Diệm là người Công Giáo, vì vậy lời tuyên bố " anh em ông Diệm đã tự sát" sẽ chẳng được ai tin. Nhóm phản loạn bèn đổi giọng, và tuyên bố: đó là một cuộc tự sát vì rủi ro. Lũ đầy tớ giết chủ, rồi lo sợ, rồi chối quanh. Hồi còn ở Thượng Nghị Viện Cộng Hoà Việt Nam, nghị sĩ Trần Văn Đôn--một tướng lãnh đầu nậu trong nhóm phản loạn-- có hứa với tôi : ngày nào đó ông sẽ cho tôi biết ai đã ra lệnh ám sát TT Diệm. Rất tiếc, ông đã không có dịp thực hiện lời hứa.. Nhưng, trong một bữa cơm gia đình, Trân văn Đôn đã vô tình phàn nàn với tôi về cái hèn của Dương Văn Minh. Lời phàn nàn ấy cũng được tìm thấy trong cuốn "Our Endless Wars" sau này của Trần văn Đôn . Chúng ta hãy nghe: Đổ lỗi cho nghị sĩ Trần Văn Đôn, chưa đủ. Big Minh còn đổ lỗi cho Nguyễn Văn Thiệu. Ứng cử viên Dương Văn Minh đỗ lỗi cho Nguyễn Văn Thiệu. Tài liệu ngày 20.7.1971 tại thư viện Quốc Hội Mỹ ghi như sau: "DươngVăn Minh nói: Thiệu, lúc đó một đại tá tham gia cuộc đảo chánh, đã không đem quân vào dinh Tổng Thống đúng thời điểm để ngăn chặn Ngô Đình Diệm trốn thoát. Theo Minh, nếu Diệm và người em bị bắt giữ trong dinh Gia Long, họ đã không bị giết. ("Minh said Thieu, then a colonel who had participated in the coup, had failed to bring his troops to the presidential palace in time to prevent Diem from escaping. Minh held that if Diem and his brother had been taken into custody at the Palace they would not have been murdered." ). Ứng cử viên Nguyễn Văn Thiệu--lúc đó là đương kim Tổng Thống--bèn lên tiếng . Tài liệu ngày 21.7.1971 tại thư viện Quốc Hội Mỹ, viết như sau :"Thiệu gọi Minh là thằng hèn và thằng nói láo khi liên hệ ông ta vào vụ ám sát ông Diệm. Thiệu còn nói: lúc đó ông ta được Trần Thiện Khiêm (bây giờ là thủ tướng chính phủ) , cho biết : Dương Văn Minh đã nói với Trần Thiện Khiêm rằng đảo chánh phiền phức và khó khăn , chi bằng áp dụng phương pháp dễ nhất, là ám sát Diệm". (Thieu called Duong Van Minh a coward and a liar when linking him to the Diem assassination. ..Thieu said at the time he had been informed by Tran Thien Khiem, now premier, that Minh had told him the coup was so complicated and difficult that the easiest way is to assassinate Diem.) Câu hỏi được đặt ra: tại sao Dương văn Minh phải chối tội và đổ lỗi cho người khác? Hồi ở Saigon, tôi từng có dịp nói truyện với Dương văn Minh . Lần nào tôi cũng hỏi ông về cái chết của TT Diệm. Và lần nào ông cũng tránh né không trả lời. Lần chót, tôi nói : cách mạng nào mà không giết, hoặc giết lầm, tại sao đại tướng phảiø chối tội và đổ lỗi cho ngươi khác? Liêm sỉ và khí phách của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng để đâu? Ông nhìn tôi, im lặng. Lúc đó, tôi là chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Định Chế kiêm Tổng Thư Ký Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Nghị Viện. * Cuộc Đầu Hàng Ngày 30/4/1975 Ngày 28.4.1975, cụ Hương trao quyền tổng thống cho Dương Văn Minh, mặc dù cụ Hương, cũng như quốc hội, không có quyền làm như vậy. Và Duơng Văn Minh trở thành tổng thống, một tổng thống de facto ( không phải de jure) của miền Nam VN. Việc đầu tiên của Dương Văn Minh là ra lệnh cho Quân Lực VNCH phải buông súng đầu hàng. Việc thứ hai của ông, là mũ mãng ra đầu hàng Việt Cộng tại dinh Độc Lập, ngày 30/4/1975. Dương Văn Minh gọi đó là bàn giao, là trao quyền. Chúng ta hãy tạm chấp nhận lời biện minh đó. Ông đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội khóa 4 của Việt Cộng năm 1976. Hình ảnh ông cầm lá phiếu, nhe răng tuyên bố được làm công dân của một nước độc lập, còn đó. Và còn đó, cái hèn của ông. Nhân dân Miền Nam bị bọn CS Bắc Việt đàn áp, cướp bóc và đối xử cực kỳ tàn tệ. Ông không có được một lời bênh vực. Các anh em trong Quân lực VNCH bị trả thù , bị hành hạ, bị tra tấn, bị chết trong tù, hoặc bị bỏ xác nơi nước độc rừng thiêng , với gia đình của họ bị tan nát và vợ con của họ bị làm nhục. Ông cũng không có được một lời bênh vực. Sử sách còn đó. Hoàng Diệu đã biết tuẫn tiết. Nguyễn Tri Phương đã biết tuẫn tiết. Tướng Nguyễn Khoa Nam đã biết tuẫn tiết. tướng Lê văn Hưng đã biết tuẫn tiết. Tướng Lê Nguyên Vĩ đã biết tuẫn tiết. Tướng Trần văn Hai đã biết tuẫn tiết. Tướng Phạm Văn Phú đã biết tuẫn tiết. . Tuẫn tiết để đền nợ nước. Tuẫn tiết để giữ tròn tiết tháo của người chỉ huy. Tuẫn tiết để khỏi chịu nhục trước quân thù. Và tuẫn tiết, như một hành vi tạ tội vô cùng cao cả trước lịch sử. Nếu sau khi đầu hàng "vì nhân dân và vì quân đội Miền Nam", Dương văn Minh đã biết tuẩn tiết! Anh hùng và khí phách biết bao ! Và tiếng thơm để đời . Dương văn Minh đã không có được cái anh hùng và khí phách đó. Tôi không trách ông. Nhưng tôi trách ông quá hèn. Tôi trách ông đã im lặng trước những tội ác tầy trời của CSVN. Im lặng trước những vụ đàn áp tôn giáo và bách hại tăng ni. Im lặng trước những hành động trả thù dã man của CS miền Bắc đối với nhân dân Miền Nam và các anh em chiến sĩ QLVNCH. Im lặng khi còn ở trong nước. Im lặng sau khi được bạo quyền Việt Cộng đặc ân cho sang Pháp (năm 1983). Im lặng suốt thời gian sống ở ngoại quốc. Và im lặng cho đến khi ngã gục hình hài trên nắp áo quan. * Lá Cờ Vàng Ba Sọc Một lá cờ vàng ba sọc của Người Quốc Gia đã được phủ lên quan tài của Dương Văn Minh. Trong mọi giả thuyết,, sự hiện diện của lá cờ vàng ba sọc mang ý nghĩa đặc biệt. Ý nghĩa của một vinh quang. Vinh quang cho kẻ đã chết, cũng như vinh quang cho gia đình kẻ đã chết. Thì ra : đứa phản bội, hèn hạ, vô liêm sỉ, không muốn hiện nguyên hình là đưá phản bội, hèn hạ,vô liêm sỉ. Nó không muốn để lại cho hậu thế bộ mặt thật của nó, bộ mặt một tên tay sai hèn hạ của bon chó đẻ Hồ Chí Minh cờ đỏ sao vàng. 6 tháng 9, 2001
|