Những Ngày Cuối Cùng của Việt Nam Cộng Hòa |
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm | |||||
Thứ Bảy, 28 Tháng 3 Năm 2009 02:34 | |||||
Dịch từ: "Việt nam Cộng hoà bị bức tử" cuả Đại tuớng General Vanuxem (Quyển "Saigon Et Moi" được giới thiệu ngày 23/3/1985 tại khách sạn La Fayette, quận 6, Paris. Trong hàng cử tọa ngày hôm đó có một số nhân vật quan trọng lúc bấy giờ như cựu Tổng Thống Giscard d' Estaing, thị trưởng Jacques Chirac, Ông Pierre Mesmer v.v... nhưng sau đó hình như tác giả không được phép của Bộ Ngoại Giao (hay của chánh phủ Pháp) nên không có thể phổ biến quyển sách nầy ra thị trường. Và cho đến giờ nầy không còn ai tìm thấy tung tích quyển sách nầy nữa ở bất cứ thư viện nào bên Pháp, kể cả Thư Viện Quốc Gia Pháp ở Paris, cũng như sau nầy chính Ông Mérillon đã đính chánh ông không phải là tác giả của quyển "Saigon Et Moi" hay bất cứ quyển nào khác viết về Việt Nam. Tuy nhiên các báo Việt Nam tại Pháp lúc bấy giờ đều có đăng bản tóm lược của quyển sách nầy, mà bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ tại Paris là một. Hy vọng một ngày nào đó nếu có duyên may tìm được quyển sách quý "Sài Gòn et Moi" thì chúng tôi sẽ xin tiếp tục dịch để cống hiến cho quý vị độc giả. Bây giờ thì xin giới thiệu quý vị phụ bản đặc biệt nầy, trích từ tập san ĐA HIỆU). NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA Ông Martin đã lưỡng lự rất nhiều rồi mới nói cho nước Pháp hay rằng Hoa Kỳ sẽ bỏ rơi Miền Nam . Còn nước Pháp thì muốn cố giữ Miền Nam bằng một chánh phủ trung lập giả định, biết rằng đó chưa hẳn là một liều thuốc hồi sinh cho toàn thể chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa một cách công hiệu, nhưng chẳng còn phương thức cấp cứu nào phù hợp với tình thế lúc đó. - "Điều mà ông yêu cầu, tôi sẽ thõa mãn cho ông 5 tiếng nữa nếu không có gì trở ngại trong việc liên lạc. Tuy nhiên tôi phải phúc trình lên chánh phủ của tôi, vậy ông Đại Sứ gởi cho tôi một công hàm ủy thác làm việc nầy." - "Không thể được" người ta không muốn lưu lại bằng chứng. - "Như thế từ giờ phút nầy nước Pháp sẽ đãm nhận vai trò hòa bình cho Việt Nam theo chủ thuyết của Pháp." - "Chúng tôi cám ơn nước Pháp. Với tư cách cá nhơn tôi hoàn toàn chống lại chủ trương của Hoa Kỳ dành trọn quyền thắng trận cho Việt Cộng." Sau đó chúng tôi chuyển sang phần tâm sự gia đình, hỏi thăm sức khỏe bà Đại Sứ v.v... Đại Sứ Martin cho biết nước Mỹ quá chán ngấy những vụ đão chánh trước kia nên để cho ông Thiệu từ chức rồi ra đi hơn là đão chánh. Vai trò của Nguyễn cao Kỳ không còn cần thiết sau khi Hoa Kỳ đã tặng phần thắng cho Việt Cộng. Ngày 30/4, trước 3 tiếng đồng hồ hạ cờ Hoa Kỳ sau 20 năm bay trên vòm trời Việt Nam, Đại Sứ Martin gọi điên thoại vấn an, chúc tôi ở lại xứ sở nầy tiếp tục sứ mạng hòa bình, đồng thời khuyến khích tôi "còn nước còn tát." Công việc đầu tiên của tôi là liên lạc với Phan Hiền trong trại Davis (Tân sơn Nhất) cho biết chánh phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam của Huỳnh tấn Phát muốn ấn định rõ thời hạn Mỹ rút quân khỏi Việt Nam . Phan Hiền bèn hỏi lại tôi là nên ấn định vào ngày nào? Sự giàn xếp người Mỹ ra đi cũng làm phiền phức tôi không ít. Ông trưởng phòng CIA xúi ông Tổng Giám Đốc Liên Đoàn Lao Công Việt Nam kiếm khoảng 20.000 người mặc quần áo nông dân biểu tình trước Tòa Đại Sứ Mỹ đòi Mỹ phải ở lại giúp Việt Nam. Ông Trần quốc Bửu hứa sẽ làm được, nhưng rồi chẳng thấy biểu tình chi cả. CIA chưa muốn đi vội, có vẻ muốn ở lại để tổ chức phá rối cộng sản như họ đã từng làm ở ngoài Bắc sau Hiệp định Genève 1954. Trưởng phòng thương mại Mỹ xin gia hạn đến tháng 6 để giúp các hảng thầu,ngân hàng, các nhà kinh doanh di tản các dụng cụ xí nghiệp, cơ xưởng máy móc về Mỹ. Nhưng rồi Đại Sứ Martin nhận được lệnh của Tòa Bạch Ốc là người Mỹ và tất cả những gì liên hệ đến Mỹ phải rời khỏi Việt Nam chậm lắm là cuối tháng 4/75. Đại tướng Pháp Vanuxem chạy chỗ nầy chỗ kia với thiện chí cố vấn cho ông Thiệu phản công, nhưng vô ích. Tôi được thông báo Mỹ đã sắp xếp ngày đi cho ông Thiệu đâu vào đó cả rồi. Tướng Vanuxem, người từng chỉ huy ông Thiệu, than thở với tôi: "Thiệu "lủy" không nghe "moa", đánh giặc theo kiểu Mỹ sẽ thua không còn một mảnh đất để thương thuyết với Việt Cộng." Ngày 18 tháng 4 chúng tôi xác nhận ngày di tản của Hoa Kỳ với Phan Hiền. Trước khi lập chánh phủ giả định, tôi xét phản ứng của Nga Sô và Trung Cộng. Nước nhiệt thành đầu tiên là Trung Cộng. Thủ Tướng Chu ân Lai điện cho Bộ Ngoại Giao Pháp là sẵn sàng hợp tác với Pháp để xây dựng một chánh thể trung lập tại Miền Nam nếu có thành phần MTGPMNVN tham dự. Tại Hànội, cuộc vận động với Đại Sứ Nga được xem là mấu chốt của vấn đề. Nhưng Đại Sứ Nga, ông Malichev từ chối, nói rằng: "Chủ quyền xây dựng chính thể Việt Nam do đãng cộng sản Bắc Việt quyết định. Ngoài tình hữu nghị cũng như các sự giúp đở Việt Nam, Nga chẳng có quyền hạn gì cả." Lời tuyên bố đó giống như một kẻ ăn trộm nho bị bắt quả tang rành rành mà vẫn cứ chối bai bải là mình chỉ đi dạo mát trong vườn nho mà thôi. Chẳng là vì chúng tôi có đủ tin tức tình báo nói rõ có 5 vị tướng lãnh Nga có mặt trong Bộ Chỉ Huy chiến dịch Hồ chí Minh tại chiến trường Long Khánh. Không lẽ các vị ấy chỉ ngồi uống trà nói chuyện chơi với Văn tiến Dũng hay sao ? Toàn thể các nước Đông Nam Á lo ngại một nước Việt Nam độc lập dù dưới một chánh thể nào trong tương lai. Đối với họ, Việt Nam mãi mãi có chiến tranh bao giờ cũng có lợi hơn một Việt Nam hòa bình thống nhất. Theo quan điểm đó, khối Đông Nam Á tán thành Việt Nam được đình chiến trong trung lập hơn là thống nhất trong độc lập. Quan niệm nầy lan rộng cả Á Châu, đặc biệt là Nhật Bản, nước Nhật sẽ hết mình đóng góp cho Đông Dương trung lập. Duy có Nam Dương cực lực phản đối. Nam Dương chưa nguôi mối thù Trung Cộng đạo diễn cuộc đão chánh hụt năm 1965, nên bác bỏ giải pháp đình chiến tại Việt Nam có Trung Cộng tham dự. (Mãi đến năm 1978, tướng Suharto có gởi cho tôi một bức thơ tỏ ý hối tiếc là lúc đó chánh phủ ông đã có nhận xét sai lầm về những ý kiến của chúng tôi). Mao thì ghét cay ghét đắng Lê Duẫn thân Nga, thành thử những điều kiện Bắc Kinh đặt ra là phải hạ bệ đảng viên thân Nga, cầm chân quân Bắc Việt để dành cho MTGPMN tiến vô Sài Gòn. Thực ra nền trung lập đối với chúng tôi chỉ coi như tạm thời ngăn cản dòng nước lũ, cho Việt Nam Cộng Hòa tạm dung thân. Lời giao ước chánh trị khác hẳn với lời giao ước ngoại giao. Bắc Kinh chỉ giao ước bằng miệng là sẽ tìm cách cản trở Bắc Việt chậm nuốt Miền Nam , biện pháp quân sự coi như yếu tố cần phải có. (Rất tiếc chờ mãi đến năm 1978 Trung Cộng mới dùng biện pháp nầy để dằn mặt Việt Nam). Phần chúng tôi là phải đáp lời hứa là thành lập chánh phủ liên hiệp gồm 3 thành phần: Quốc gia, Đối lập, và MTGPMN. Chu Ân Lai đưa ra một danh sách: Trương như Tảng, Nguyễn thị Bình, Đinh bá Thi, thiếu tướng Lê quang Ba, trung tướng Trần văn Trà, ngỏ hầu làm lực lượng nồng cốt thân Tàu trong chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc Việt Nam. Điều kiện họ đưa ra thoạt nhìn thì không thấy có gì trở ngại, nhưng thực hiện lại vô cùng khó khăn. Vì những người nầy không có thực lực hay quyền hành gì cả. Toàn thể quyền hòa hay chiến đều do Lê Duẫn nắm cả. Trên Lê Duẫn một bực là Mạc tư Khoa. "Dường như đã từ lâu phe quốc gia lẫn phe cộng sản Việt Nam đều đã không có quyết định gì về số phận đất nước của họ" Tôi đi ngay vào vấn đề hỏi chung trước mặt mọi người là: "Chúng tôi hết sức ủng hộ người Việt Nam thành lập một chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc. Vậy trong những ngày sấp tới có những cuộc thương thuyết xảy ra, quí vị có đồng ý nhận quí vị là đại biểu các khuynh hướng chánh trị ở Miền Nam không ? Chiến tranh đang đến hồi dứt khoát phải có kẻ thua người thắng. Hảy cho chúng tôi biết, chánh phủ quí vị tới đây sẽ thua hay Việt Nam Cộng Hòa thua, hoặc MTGPMN thua ? " Huỳng tấn Mẫm cướp lời Dương văn Minh nói trước: - "Thưa ông Đại Sứ Pháp, cuộc chiến nầy Mỹ đã thua, Tất cả người Việt Nam chúng tôi thắng trận" Căn cứ theo lời của Huỳnh tấn Mẫm, tôi đoán ngay hắn là một thứ bung xung trước thời cuộc, háo danh, sẵn sàng làm tôi mọi cho bất cứ chế độ nào chịu cấp phát tước quyền cho hắn. Nếu biết khôn và khách quan nhận định thì hắn phải nói như vầy: "Bọn phản chiến Mỹ thua trận, và tất cả người Việt Nam thắng trận trong một nền hòa bình rơi nước mắt." Bà ni sư Huỳnh Liên nói nhiều lắm. Bà kể lể "tín đồ Phật Giáo bị kềm kẹp từ 20 năm qua, nếu cộng sản thắng thì đó là lời cầu nguyện của hàng triệu phật tử Việt Nam " Luật sư kiêm chánh trị gia Vũ văn Mẫu có vẻ già dặn hơn. Ông đặt tiếng "nếu" ở mỗi mệnh đề để thảo luận. "Nếu" chính phủ tương lai mà trong đó có ông làm thủ tướng thì viễn ảnh hòa bình sẽ nằm trong tầm tay dân tộc Việt Nam v.v.." Ông cũng ngỏ lời cam ơn tôi dàn xếp thời cuộc để lập ván bài trung lập tại Việt Nam . Đây là buổi thăm dò quan niệm, nhưng những con cờ quốc tế đã gởi cho tôi từ trước không có Huỳnh tấn Mẫm, Ngô bá Thành, Huỳnh Liên, Vũ văn Mẫu và Lý quý Chung. Tôi lễ phép mời họ ra về, ngoại trừ đại tướng Dương văn Minh để thu xếp nhiều công việc khác. Tiển ra tận thềm sứ quán, tôi có nói mấy lời để họ khỏi thất vọng sau nầy : - "Thưa quí vị, thiện chí thành lập tân chánh phủ, điều đó không ai chối cải công lao của quí vị. Tuy nhiên thẩm quyền tối hậu giờ phút nầy nằm trong tay Hànội. Nước Pháp chỉ làm một việc có tính cách trung gian hơn là chủ động' Mọi người trợn ngược tròng mắt nhìn tôi hết sức ngạc nhiên. Ông Vũ văn Mẫu nói nhỏ với tôi một câu bằng tiếng Latinh; "Tôi muốn đi Pháp nếu tân chánh phủ không đuợc Hànội nhìn nhận." Khi trở vào, Đại tướng Dương văn Minh ngồi đó chờ tôi, nét mặt sung mãn, tự hào là đã nắm vững thời cuộc. Vừa nghe chuông điện thoại reo, tùy viên giao tế của chúng tôi giới thiệu người bên kia là Võ đông Giang. Đường dây điên thoại viễn liên nầy kêu qua tòa Đại Sứ Pháp ở Tân gia Ba rồi cũng dùng đường dây nầy chuyển về Bộ Ngoại Giao Hànội. Tại Hànội họ sẽ móc đường dây tiếp vận vô Nam để tiếp xúc với vị Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, vì ông nầy muốn gập tôi có chuyện gấp. Tôi đồng ý nhưng phải chờ hai tiếng đồng hồ nữa mới bắt xong đường dây như thế. KẾ HOẠCH THỨ NHẤT Thành phần chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc , đồng chủ tịch là hai ông Dương văn Minh và Trần văn Trà. Ba phó chủ tịch là Vũ văn Mẫu, Trịnh đình Thảo và Cao văn Bổng. Tổng trưởng quốc phòng Phạm văn Phú. Tổng trưởng ngoại giao Nguyễn thị Bình. Tổng trưởng tư pháp Trương như Tảng. Tổng trưởng nội vụ Vũ quốc Thúc. Tổng trưởng kinh tế Nguyễn văn Hảo. Tổng trưởng thương mại Lê quang Uyễn. Tổng trưởng tài chánh Trần ngọc Liễng. Xen kẻ nhau nếu tổng trưởng quốc gia thì Đổng lý văn phòng là người của MTGPMN, và ngược lại. Hội đồng cố vấn chánh phủ có: Nguyễn hữu Thọ, Huỳnh tấn Phát, Thích trí Quang, Lương trọng Tường, Hồ tấn Khoa, Linh mục Chân Tín, Cựu thủ tướng Trần văn Hữu. Hai mươi bốn giờ sau khi công bố thành phần chánh phủ, nước Pháp sẽ vận động các nước Âu Châu, Á Châu và các nước phi liên kết công nhận tân chánh phủ hòa giải Việt Nam, làm chậm lại bước tiến xe thiết giáp Liên Xô mưu toan đè bẹp Sài Gòn. KẾ HOẠCH THỨ HAI- "Thưa Đại tướng, ông Nguyễn văn Thiệu để lại quân đội nầy còn bao nhiêu người? Hoa Kỳ để lại vũ khí nếu dùng được ở mức độ phòng thủ thì đuợc bao lâu ? Đại tướng Dương văn Minh trả lời là ông chưa nắm vững quân số vì hơn chín năm ông không có dịp biết các bí mật quốc phòng. - "Thưa Đại tướng, đại tá tùy viên quân sự của chúng tôi sẽ phúc trình cho đại tướng biết sau. Theo chúng tôi, quân lực Việt Nam Cộng Hòa còn đủ khả năng chiến đấu thêm 10 tháng nữa, nếu các nhà quân sự chịu thay đổi chiến thuật từ quy ước sang du kích chiến. Ngay từ bây giờ Đại tướng còn 2 Quân đoàn. Phải dùng hai Quân đoàn nầy mặc cả cho thế đứng của phía quốc gia. Tôi tung liền giải pháp trung lập đồng thời tạo áp lực ngoại giao ngừng bắn 7 tiếng đồng hồ. Trong khi đó Đại tướng kịp thời chỉnh đốn quân đội và chọn các tướng lãnh có khả năng trường kỳ phản công. Tôi tin tuởng Việt Nam Cộng Hòa chưa thể thua và đích thực Bắc Việt đang lúng túng chưa biết họ sẽ chiến thắng bằng cách nào đây. KẾ HOẠCH THỨ BA Cùng lúc mời thành viên MTGPMN hợp tác trong chánh phủ trung lập, Đại Tướng tuyên bố sẳn sàng bang giao với Trung Quốc và các nước theo chủ nghĩa xã hội, dĩ nhiên trong đó có cả Liên Xô. Trung Quốc sẽ chụp lấy cơ hội nầy để cử Đại Sứ đến Sài Gòn ngay sau 24 giờ cùng với tiền viện trợ 420 triệu Mỹ kim là tiền sẽ trao cho Hànội mà nay trao cho chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc. Kế hoạch nầy đánh phủ đầu Hànội bằng cách đưa đứa con nuôi của họ là MTGPMN lên nắm chính quyền (một lực lượng mà từ trước đến nay Hànội vẫn ra rã trước dư luận là dân Miền Nam đứng lên chống Mỹ, chớ Hànội không có dính dáng gì hết). Quả thật Trung Quốc muốn cứu sống MTGPMN để xây dựng ảnh hưởng của mình tại Đông Dương. Phe quốc gia cũng muốn cứu cấp Sài Gòn đừng lọt vào tay cộng sản . Như vậy hai quan niệm cùng có một mục đích, còn có thể dàn xếp được là tốt hơn cả, vì đừng để cho bên nào thắng. Tôi cũng thông báo cho ông Minh hay là tôi đã liên lạc với thành viên MTGPMN. Hầu hết đều tán thành giải pháp giúp họ thoát khỏi vòng quỷ đạo của Bắc Việt. Họ chạy theo HàNội là muốn tiến thân sự nghiệp chánh trị bằng con đường hợp tác với cộng sản, nếu giúp họ nắm được chánh quyền Miền Nam thì phương tiện dùng cộng sản Bắc Việt đã quá lỗi thời. Nước Pháp sẽ trao 300 triệu quan chuyển tiếp từ chế độ Việt Nam Cộng Hòa giao cho tân chánh phủ để nuôi sống giải pháp trung lập. Chúng tôi sẽ quyên góp các nước bạn đồng minh Âu Châu một ngân khoảng độ 290 triệu mỹ kim cho các chương trình viện trợ kinh tế, văn hóa, phát triển nông nghiệp, nhân đạo v.v...tổng cộng cũng gần bằng viện trợ của Hoa Kỳ trước đây. Bấy nhiêu đó cũng đủ nuôi dưỡng tạm thời chánh phủ Dương văn Minh Trần văn Trà, để rồi người quốc gia tranh thủ với cộng sản duy trì một Miền Nam không nhuộm đỏ màu cờ. - "Dưới hình thức nào tôi thay thế cụ Trần văn Hương để thành lập nội các để thương thuyết với phía bên kia?" - "Thưa Đại tướng, cụ Trần văn Hương hôm qua vừa thảo luận với chúng tôi là sẽ trao quyền chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa lại cho Đại tướng, nếu Đại tướng có một kế hoạch không để mất Sài Gòn ." Sự thực từ lúc ông Thiệu tuyên bố từ chức, ông Minh đã nhiều lần thúc hối chúng tôi tiến dẫn ông nắm chánh quyền ngay lúc ấy. Chúng tôi chưa nhận lời yêu cầu nầy. Chúng tôi chưa nhận lời yêu cầu đó vì chưa tiếp xúc được với thành phần MTGPMN. Hơn nữa ông Minh ra lãnh đạo guồng máy quốc gia không mang điều mà thế giới mong đợi sau khi Hoa Kỳ rút đi. Khi chúng tôi giới thiệu tướng Minh sẽ là nhân vật cho ván bài trung lập của Pháp tại Việt Nam thì cụ Trần văn Hương sửng sốt và tỏ vẻ phiền trách: "Nước Pháp luôn luôn bẻ nho trái mùa! Tưởng chọn ai chớ chọn Dương văn Minh, nó là học trò tôi, tôi biết nó quá mà. Nó không phải là hạng người dùng trong lúc dầu sôi lửa bỏng... Tôi sẽ trao quyền lại cho nó nhưng nó phải hứa là đừng để Sài Gòn thua cộng sản ." Có sự hiện diện của ông Trần chánh Thành là người rất am tường thực chất cộng sản, chúng tôi giải thích với cụ là Bắc Việt rất sợ MTGPMN đoạt phần chiến thắng, công khai ra mặt nắm chánh quyền. Chúng ta nên nắm ngay nhược điểm của họ mà xoay chuyển tình thế. Nếu để một nhân vật diều hâu lãnh đạo, Bắc Việt sẽ viện cớ Việt Nam Cộng Hòa không muốn hòa bình rồi thúc quân đánh mạnh trong lúc quân đội chưa kịp vãn hồi tư thế phản công. Tạm thời dùng công thức hòa hoãn thôi. Cụ Trần văn Hương thông cảm kèm theo lời thở dài tỏ ra mất tin tưởng. Kế hoạch của chúng tôi vô tình đã đè bẹp tin thần chống cộng sắt đá của cụ. Theo cụ thì giải pháp hữu hiệu là bỏ ngỏ Sài Gòn, tổng động viên những vùng đất còn lại để tiếp tục đánh cộng sản. Chọn giải pháp nầy sẽ đổ máu thêm, nhưng chiến tranh nào mà không đổ máu, ít nhất Việt Nam Cộng Hòa không thua một cách mất mặt. Mười năm sau tôi thấy kế hoạch của cụ Trần văn Hương đúng. Nếu lúc bấy giờ các nhà lãnh đạo quân sự Miền Nam đừng bỏ chạy quá sớm, yểm trợ cụ, thì có thể gở gạc được thể diện người Quốc gia Miền Nam. Tôi kính mến cụ già Trần văn Hương, Người Việt Nam nhận xét cụ bất tài, già nua lẩm cẫm, song chúng tôi thấy cụ là một người Việt Nam trung tín, sống chết cho lý tưởng, can đãm trước mọi tình huống. Năm 1976, nghe cụ bị bệnh nặng, thiếu thốn phương tiện chữa trị, chúng tôi yêu cầu Tổng lảnh sự Pháp ở Sài Gòn vận động với nhà cầm quyền HàNội cho cụ sang Pháp chữa bệnh. HàNội còn cần Pháp làm giao điểm tuyên truyền chủ nghĩa xã hội, sẽ không làm khó dễ trong việc cấp giấy xuất cảnh, nhưng cụ từ chối, quyết định ở lại chết tại Việt Nam . Chúng tôi vẫn nhớ lời cụ nói năm 1975: "Ông Đại Sứ à, tui đâu có ngán Việt Cộng, nó muốn đánh tui đánh tới cùng. Tui chỉ sợ mất nước, sống lưu đày ở xứ người ta. Nếu trời hại nước tui mất, tui xin thề ở lại đây và mất theo nước mình." Cụ Trần văn Hương đã giữ lời hứa. Đại tướng Dương văn Minh ra về, chúng tôi hẹn gặp lại nhau. Trong lúc nầy, về phía Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi không quên nhắc nhở đại tướng Dương văn Minh gấp rút tổ chức lại quân đội, liên lạc thường xuyên với tướng Nguyễn khoa Nam, khuyến khích vị tướng nầy giữ vững các vị trí phòng thủ để còn một mảnh đất làm địa bàn ăn nói khi thương thuyết với phía bên kia. Ngay lúc đó tôi biết ông Dương văn Minh cách đây hai ngày đã liên lạc với người em ruột là thiếu tướng Dương văn Nhật, nhờ môi giới để nói chuyện thẳng với Bắc Việt. Vì hấp tấp, nông cạn, ông tưởng em ông có đủ tư cách đại diện cộng sản ngưng bắn tại Miền Nam . Từ chỗ móc nối sai lệch, tình thế đã xỏ mũi ông đến chỗ phá nát bấy hết kế hoạch hòa bình Việt Nam . (GHI CHÚ của dịch giả DHN: Dương văn Nhật không phải là một thiếu tướng mà chỉ là một thiếu tá thường, trực thuộc MTGPMN nên không phải là một nhân vật quan trọng. Cộng sản đã cho về liên lạc thường xuyên với Dương văn Minh trước đó như là một liên lạc viên xoàng để săn tin mà thôi, và đã được lệnh kín đáo nằm luôn tại nhà Dương văn Minh từ khi chúng tiến chiếm tỉnh Banméthuột. Có lẽ ông Dương văn Minh muốn đưa em ông lên hàng tướng vì lý do thể diện chăng? Sau 30/4/75 mới là trung tá)) LÊ ĐỨC THỌ THÓA MẠ TÔI Chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia tự giới thiệu: - "Chào ông Đại Sứ, tôi là B trưởng B2 đây." Tôi chào lại và rất ngạc nhiên không biết B trưởng B2 là nhân vật nào. Thái độ thiếu lịch sự xã giao qua lời giới thiệu tên họ chức phận bằng bí danh của đầu dây bên kia chứng tỏ họ coi thường chúng tôi. Tôi gằn mạnh từng tiếng: - "Nếu đầu dây bên kia muốn trao đổi câu chuyện với tôi thì nên tỏ ra lịch sự một chút. Khi tiếp xúc với một nhà ngoại giao thì dù thù hay bạn cũng vậy. Thưa ông B trưởng B2, chắc ông thừa hiểu ông đang nói chuyện với Đại sứ nước Pháp, và bắt buộc tôi phải cúp nếu ông không nói tên họ, chức phận. Nguyên tắc của ngành ngoại giao đối lập với ngành gián điệp là không tiếp xúc với hạng người bí mật." B2 xin lỗi tôi liền khi đó, bảo rằng ông ta sợ CIA phát hiện sự có mặt của ông ở Miền Nam trong lúc hoàn cảnh chưa cho phép ông xuất đầu lộ diện. Ông cũng rất phiền khi bị ép buộc nói tên họ: - "Thưa ông Đại sứ, tôi là Lê đức Thọ, Tổng tư lệnh chiến dịch Hồ chí Minh." Thì ra Lê đức Thọ, con người khuynh đảo trong các cuộc hòa đàm Paris . Tiểu sử Thọ từ năm 1937 chúng tôi có đầy đủ trong tay, duy tôi chưa gặp mặt nên không nhận được giọng nói qua điện thoại. Sau Tết Mậu Thân, Phòng nhì Pháp đã có đủ tài liệu để biết Lê đức Thọ là Tổng chỉ huy bộ máy chiến tranh tại Miền Nam . Y từ Nga trở về hồi tháng giêng 1975, và đi thẳng vào Nam trực tiếp chỉ huy tổng tấn công Sài Gòn. Mà Phòng nhì biết thì CIA cũng biết. Tôi nói: - "Chào ông Tổng tư lệnh, qua vai trò trung gian và với thiện chí lớn lao nhất, nước Pháp hết lòng đứng ra hòa giải các phe tranh chấp để sớm đạt được một nền hòa bình tại Việt Nam. Ông Tổng tư lệnh có cần gởi đến chúng tôi những quyết định gì từ phía Bắc Việt nhằm tức khắc giải quyết chiến tranh không? Chúng tôi sẽ chào mừng quyết định của quí vị.’ Thấy mình là kẻ chiến thắng trong canh bạc về sáng, Lê đức Thọ tố xa láng, không cần che đậy bề trái của sự thật nữa: - " Quyết định của đãng cộng sản chúng tôi là đánh gục Mỹ, thống nhất hai miền Nam Bắc, xây dựng nước Việt Nam theo con đường Mác xít Lê nin nít". - "Thưa ông Tổng tư lệnh, đó là mục đích. Còn quyết định chấm dứt cảnh cốt nhục tương tàn của người Việt, chưa thấy đãng cộng sản Việt Nam nói tới ?" Lê đức Thọ hùng hồn giảng thuyết (chỗ nầy ông Mérillon không cho biết Lê đức Thọ nói bằng tiếng gì, vì y nói tiếng Pháp còn kém lắm: - "Thưa ông Đại sứ, tôi xin nói về chính danh và ý nghĩa cuộc chiến đấu của chúng tôi. Sau khi đánh bại bọn đế quốc Pháp, đãng và nhân dân chúng tôi tiếp tục sự nghiêp đánh bọn ngoại xăm đế quốc Mỹ. Cuộc chiến đấu nầy từ lâu đã được nhân dân thống nhất thành một phong trào chống Mỹ. Từ ngữ "cốt nhục tương tàn" tôi bảo đãm với ông đại sứ là do bọn tay sai ngụy quyền Sài Gòn khơi lên để kêu gọi lòng thương hại của chúng tôi, chớ không phải lời oán than từ phía nhân dân. Xác nhận như vậy để ông đại sứ thấy rằng chúng tôi chưa hề chính thức hóa một nghị trình hòa giải nào với bất cứ đãng phái nào tay sai trong Miền Nam với quyết định của chúng tôi là để thắng chớ không phải để hòa giải." - "Thưa ông Tổng tư lệnh, trường hợp nầy thì vị trí của MTGPMN ở đâu?" - "Nó sẽ đứng ở chỗ giải tán khi: một là Đại sứ Mỹ bị bắt, hai là cuốn cờ bỏ chạy trước khi người cộng sản yêu nước tiếp thu Sài Gòn". - "Nếu đúng như thế, M TGP MN không phải là một thực thể riêng biệt, tách rời quyền lực HàNội đứng lên chống Mỹ từ 15 năm qua, và các ông đã lừa gạt dư luận quốc tế." - "Thưa ông Đại sứ, dư luận quốc tế hả ? Mà dư luận nào mới được chớ? Nếu dư luận quốc tế thuộc khối tư bản thì không xứng đáng để phẩm bình. Đối với nước Pháp chúng tôi xem là bạn. Thưa ông Đại sứ, chúng ta sẽ bang giao trong tình hữu nghị giửa hai nước." - "Trung Quốc đang yêu cầu chúng tôi dàn xếp một cuộc đình chiến tại Việt Nam, ông nghĩ sao? - "Trung Quốc thuộc bọn xét lại, đã biến thể và phản bội nghĩa vụ giải phóng nhân loại qua chủ nghĩa Lênin. Mọi việc nhúng tay vào của Trung Quốc chúng tôi xem đó là hành động thù nghịch. Riêng ông Đại sứ, ngay bây giờ xin ông nhận lời cảnh cáo của chúng tôi. Nếu ông Đại sứ còn tiếp tay với Trung Quốc và các thế lực ngoại bang khác ngăn cản đà chiến thắng chống đế quốc Mỹ ở Miền Nam , thì 24 giờ sau khi tôi đặt chân vào Sài Gòn tôi sẽ trục xuất ông Đại sứ ra khỏi Việt Nam." - "Làm như vậy ông không ngại gây sự hiềm khích giữa hai nước sao?" - "Không, Chánh trị và quyền lợi không chú ý tới những vấn đề nhỏ nhặt giữa hai nước . Pháp còn quyền lợi tại Việt Nam . Pháp đừng nên gây hấn với Việt Nam bằng giải pháp trung lập nầy nọ, cũng đừng nên chen vào nội bộ của chúng tôi." - "Thưa ông Tổng tư lệnh, ông nên nhớ Pháp ngày hôm nay không phải là Pháp đô hộ ngày hôm qua. Pháp chẳng có quyền lợi gì nếu phải bang giao với một nước Việt Nam cộng sản. Nếu ông cảnh cáo chúng tôi , bù lại xin ông và đãng cộng sản Việt Nam tiếp nhận lời cảnh cáo của chúng tôi là số tiền 300 triệu hằng năm viện trợ Miền Nam va 200 triệu viện trợ nhân đạo cho Bắc Việt sẽ không được chuyển giao nếu giải pháp trung lập bị bác bỏ một cách vô nhân đạo." Lê đức Thọ có vẻ căm tức, nhưng lần nầy vì lịch sự, y nói vài lời cáo lỗi rồi cúp điện thoại, đúng với ý muốn của tôi. Thật ra chúng tôi cũng vẫn biết cuộc chiến tranh nầy do tập đoàn HàNội quản lý từ đầu đến cuối, nhưng không trắc nghiệm được phản ứng ngang tàng của họ mà đại biểu chánh thức là Lê đức Thọ, nhất định nuốt Miền Nam bằng lá bài quân sự. Sự kiện nầy đã khuyến khích tôi tìm kiếm những phương pháp cấp thời chỉnh đốn lại quân đội Việt Nam Cộng Hòa giữ vững phòng tuyến để kéo dài thời gian mặc cả. Khi xe tăng Nga vượt hàng rào Dinh Độc Lập lúc 11 giờ sáng thì tới 3 giờ chiều Lê đức Thọ ngồi trên xe Falcon đến tòa Đại Sứ Pháp xấc xược đi thẳng vô phòng tôi nói: - "Mérillon, tôi đến đây tống cổ ông rời khỏi Sài Gòn trước 9 giờ sáng mai " Tôi gật đầu. Sáng hôm sau ngày 1-5-75 , Thọ còn hạ nhục tôi bằng cách cho công an xét va li và bắt tôi phải ra HàNội trước khi về Pháp. Tôi phản đối. Khi phi cơ cất cánh, tôi ra lệnh cho phi công bay luôn sang Bangkok thay vì ra HàNội . Hành động sỉ nhục một Đại sứ, Lê đức Thọ và công an Việt Nam phải trả một giá rất đắt. Tổng số ngân quỷ viện trợ nhân đạo hằng năm nước Pháp quyết định để dành mua sinh mạng người Miền Nam Việt Nam không hề cho HàNội một cắt nào suốt 10 năm sau. Chiều ngày 27/4/75, tôi nhận được tin rất phấn khởi: Tướng Trần văn Trà bắn tin nhờ tôi cấp tốc thành lập chánh phủ trung lập và ông gởi gấp hai nhân vật thân tín của ông vào chánh phủ, là bà Nguyễn thị Bình và ông Đinh bá Thi (ông này bị HàNội giết vài năm sau bằng tai nạn xe hơi tại vùng Rừng Lá Phan Thiết, sau khi bị Hoa Kỳ trục xuất về tội mua tài liệu tình báo kỹ thuật cho Liên Xô - Lời dịch giả). Tùy viên quân sự của chúng tôi cũng xác nhận là 2 sư đoàn tập kết của Trần văn Trà sẽ vào tiếp thu Sài Gòn, phỏng tay trên của đạo quân Văn tiến Dũng. CÁC TƯỚNG LÃNH Bị NHỐT TẠI BỘ TỔNG THAM MƯU Chứng cớ mà Trần văn Trà lấn quyền HàNội trong mưu đồ Miền Nam tự trị được thể hiện ngay sau ngày 30/4/75 . Trần văn Trà chạy nước rút, tự ý thành lập Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn Gia Định hầu làm bàn đạp cho MTGPMN nhảy lên nắm chánh quyền trước khi Bắc Việt an bài chế độ cộng sản. Chung một mục đích: Bắc Việt đoạt chánh quyền để bành trướng chủ nghĩa cộng sản, còn MT GPM N cướp chánh quyền với thâm ý tạo sự nghiếp danh vọng cá nhân. HàNội có Nga Sô làm điểm tựa, có toan tính theo từng sách lược, còn MT là những chánh trị gia thời cuộc có tính cách giai đoạn nên cuối cùng bị thua trắng tay, bị cưỡng bức phải giải tán, cán bộ bị hạ từng công tác (hay thanh trừng) trong thầm lặng. Dựa theo quan niệm "còn nước còn tát", chúng tôi không bỏ lở một cơ hội nào có thể duy trì nhịp thở của Việt Nam Cộng Hòa đang hấp hối vào giờ cuối của cuộc chiến. Lúc 9 giờ tối ngày 27/4/75 , chúng tôi họp với các tướng lãnh De Séguins, Pazzi, Bigeard, Langlais, Vanuxem, Gilles, Pierre Bodet. Các tướng nầy đến Sài Gòn ngày 16/4 trong hảo ý phối hợp với các tướng lãnh Việt Nam từng được Pháp đào tạo trước kia để phản công lại Bắc Việt. Họ đến với tư cách cá nhân. Qua lời xác nhận của tướng Gilles, chỉ huy quân đoàn nhảy dù Pháp trong trận Điện biên Phủ, thì thiếu tuớng Phạm văn Phú không phải thuộc hàng tướng lãnh bỏ lính khi thua trận và chạy dễ dàng như vậy. Tướng Gilles yêu cầu tôi can thiệp với chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa trả tự do cho tướng Phú lúc đó đang bị ông Thiệu nhốt chung với các tướng lãnh khác trong Bộ Tổng Tham Mưu. Ông Thiệu đã làm một việc quá nguy hiểm. Đang lúc quân đội cần tướng mà tướng lãnh bị tống giam, như vậy là có ác ý đập tan nát Bộ Tham Mưu Hành Quân của Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 29/4, tướng Phú nằm trong bệnh viện Grall. Tôi điện thoại trấn an ông, yêu cầu ông đừng bỏ đi sẽ tạo thêm tình trạng hỗn loạn hoang mang cho binh sĩ. Ông húa sẽ không bỏ chạy, nếu không phản công giữ được Sài Gòn thì ông thề bỏ xác tại bệnh viện nầy. Tướng Phú đã giữ lời hứa. Ông là một tướng lãnh mà chúng tôi hết sức tin tưởng trong ván bài trung lập sau Dương văn Minh. Tối 29/4, được tin Dương văn Minh sẽ đầu hàng cộng sản vào sáng mai, ông đã dùng độc dược tự sát. Các tướng lãnh Pháp cũng đề nghị tôi thực hiện kế hoạch bỏ trống Sài Gòn qua 2 giai đoạn: Phân nữa kia, gồm Hải quân và Không quân di chuyển về miền Tây để dùng cho các trận chiến sông ngòi, cắt đường tiến của cộng sản tràn xuống Quân khu 4 . Mời hai tướng Dương văn Minh và Trần văn Trà công bố chánh phủ trung lập. Sài Gòn là vùng phi quân sự nơi chỉ nói chuyện, thương thuyết bằng giải pháp chánh trị. Sài Gòn không có quân, cộng sản không có cớ đễ tàn phá. - Giai đoạn 2..- Phản công trên cơ sở du kích, chiếm lại lần hồi đất đai đã mất và chờ quân viện mới. Thay thế chánh phủ trung lập bằng một chánh phủ lưu vong Việt Nam Cộng Hòa. Vai trò Dương văn Minh đến đây coi như chấm dứt. Các tướng Phạm văn Phú, Nguyễn khoa Nam, Lê nguyên Vỹ, Ngô quang Trưởng được xem là thành phần chủ lực cho chiến trường tương lai. Các tướng lãnh hồi hưu Pháp quả quyết sẽ tìm được nguồn quân viện chẳng mấy khó khăn, qua sự đóng góp của các cựu quân nhân Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Do Thái... nếu có lời kêu gọi của Hiệp Hội Cựu Quân Nhân Thế Giới Tư Do. Sáng ngày 28/4/75 , tôi chuyển hết kế hoạch nầy cho Dương văn Minh và định tối 28 thì sẽ hoàn tất kế hoạch. KẾ HOẠCH CHƯA ĐƯỢC THỰC HIỆN? Đại tá tùy viên quân sự của chúng tôi trình bày tỉ mỉ về quân số của đôi bên. - Quân cộng sản Bắc Việt hiện đang bao vây Sài Gòn gồm các sư đoàn 304, 308, 312, 320, 322, 325 và 2 sư đoàn MTGPMN, 300 thiết giáp, 600 đại bác đủ loại. Tổng cộng quân số khoảng 70.000, tính cả lực lượng trừ bị. Đúng như lời Trung Quốc thông báo, HàNội tung hết quân, bỏ ngỏ HàNội . Giá lúc ấy Trung Quốc chỉ cần cho một vài sư đoàn diễn binh trên biên giới Hoa Việt thì lập tức HàNội sẽ tự ý ngưng chiến và tán thành chánh phủ trung lập rất mau lẹ. Rất tiếc. - Quân số Biệt khu Thủ đô có khả năng tác chiến, có vũ khí trong tay ước được 100.000. Can cứ vào vũ khí đạn dược, hỏa lực nặng, tiếp liệu, và tinh thần chấp nhận chiến đấu thì Sài Gòn có thể phòng thủ, cầm cự được chừng 7 tháng. Trong 7 tháng đó biết đâu tình hình lại chẳng thay đổi theo chiều hướng khác? Chúng tôi đưa ra sự kiện nầy nhằm bác bỏ lập luận nói rằng cộng sản Việt Nam sẽ thiêu hủy Sài Gòn với số quân gấp 5 lần. Kinh nghiệm bọn Khmer Đỏ chiếm Phnom Penh ngày 17 tháng 4/75, đã xảy ra tình trạng chém giết hỗn loạn nguy hiểm đến sinh mạng Pháp kiều và các phóng viên ngoại quốc, cần Tòa Đại sứ Pháp che chở. Vì vậy ngày 19/4/75 tôi đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Pháp tăng phái cho chúng tôi một trung đội thủy quân lục chiến từ Nouvelle Calédonia đến Sài Gòn để bảo vệ sứ quán. Lại yêu cầu các vị Lãnh Sự ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Đà Lạt, Hué gấp rút kiểm tra lại tổng số Pháp kiều, và phải tiếp tục ở lại nhiệm sở để trấn an dư luận. Khi đó có 722 người là người Pháp chính gốc, 9500 người có quốc tịch Pháp, 11.000 trẻ em lai Pháp sống tại các cơ quan từ thiện. Tất cả 21.000 người nầy sẽ được đưa về Pháp định cư. Tuy nhiên để cứu thêm mạng người, chúng tôi sẽ gởi cho HàNội danh sách đăng ký cho hồi hương thêm những người hồi tịch Pháp, cựu quân nhân tham dự bên cạnh quân đội Pháp trong hai thế chiến, công chức thời Pháp và nhân viên làm việc trong các cơ sở tư nhân Pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi người hội đủ điều kiện như vừa quy định có thể kéo thêm gia đình anh em ruột thịt, con cháu dâu rể bên ngoại cũng như bên nội. Kết quả chúng tôi đem về Pháp tất cả 80..000 người. Để mua thêm người cộng tác với Pháp, mỗi năm chánh phủ Pháp phải trả cho cộng sản máy cày, dược phẩm, các bộ phận bảo trì công ty nhà đèn, thủy cục, nông phẩm v.v... Chiều 28/4, tướng Pazzi xuống Cần Thơ gặp tướng Nguyễn khoa Nam . Sau đó khi trở về tướng Pazzi cho biết miền Tây rất khả quan, chỉ có quốc lộ 4 tạm thời bị cắt đứt. Tướng Nguyễn khoa Nam đã hai lần yêu cầu ông Dương văn Minh cho phép ông đem quân giải tỏa Quốc lộ 4, phản công.., nhưng Dương văn Minh dặn đi dặn lại mấy lần là đừng phản công mạnh, tạm thời ở tư thế chờ, để ông tìm giải pháp chánh trị tại Sài Gòn. Tướng Nam than thở với tướng Pazzi: "Nếu tôi đánh mạnh là bất tuân thượng lệnh, nếu tôi đánh nhẹ thì tinh thần binh sĩ mất hết. Đến giờ nầy mà bức màng chánh trị còn bịt mắt quân đội. Ông nói lại với tướng Minh giùm là nước tràn bờ mà không cho đắp đê ngăn lại! Ông làm chứng giùm tôi: Quân đoàn 4 chúng tôi không thua. Chính trị Sài Gòn đã trói tay chúng tôi bắt buộc chúng tôi phải thua." Sáng ngày 30/4/75, sau khi nghe Dương văn Minh đọc bản "trao nước cho giặc", tướng Nguyễn khoa Nam cùng nhiều tướng lãnh liêm sĩ khác đã chọn câu nói của Voltaire để giữ danh dự của người làm tướng; "Còn giữ được danh dự là chưa mất mát nhiều." Trời đã vào đêm rồi. Đại bác, súng liên thanh nổ gần hơn. Làn sóng người ngơ ngác tìm đường chạy trốn cộng sản nghẹt cứng cả thành phố. Ông Đại tướng Dương văn Minh đâu? Tướng Trần văn Trà đâu? Tại sao những người nầy không xuất hiện để thành lập chánh phủ liên hiệp? Tôi tự hỏi như thế. Tôi lo lắng, gọi điện thoại về nhà ông Dương văn Minh. Người trả lời là trung tá Đẩu, chánh văn phòng: "Dạ thưa ông Đại sứ, Đại tướng chúng tôi hiện đi lên Xuân Lộc thương thuyết với người phía bên kia." Bỗng nhiên đầu óc tôi căng cứng từng mạch máu, tay chân bủn rủn. Ông Minh lên Xuân Lộc có nghĩa là gặp trực tiếp thượng tướng Lê đức Anh, phụ tá Văn tiến Dũng, nơi đây đang có mặt Lê đức Thọ. Tức là ông Đại tướng đi thẳng với phe Bắc Việt. Ông Minh đi trên tư thế nào? Quân không có, quan cũng không, chánh phủ chưa có gì hết. Như vậy chỉ là đi đầu hàng Bắc Việt. Công việc nầy không cần đến một Đại tướng! Trao cho một em bé đánh giầy 10 tuổi cũng làm được. Cái hướng mà ông Minh cần đi là hướng Củ Chi, nơi thượng tướng Trần văn Trà đang chờ... Chờ đến kiếp sau ! Những gì mà ông Minh hứa với chúng tôi đã như nước đổ lá khoai. Bao nhiêu kế hoạch, bao nhiêu công trình vận động, phút chốc ông Minh làm tiêu tan hết. Lại còn dối gạt các tướng lãnh yêu nước khác, gây ra sự chậm trể phản công giờ chót, bởi đa số đều tưởng ông Đại tướng có phép lạ, sáng chế được công thức ngưng bắn tại chỗ để phe quốc gia không bị thua trong nhục nhã. Thâm ý của ông Minh là muốn đầu hàng, sau đó ngồi ăn, hưởng cho đến già. (Lời dịch giả D.H.N.: Thật đúng như ông Mérillon đã nói, từ ngày 30/4/1975 cho đến ngày nay 1996, Dinh Hoa Lan của ông Minh không mất một chiếc đủa, không mất một cành hoa, một bụi cỏ nào. Khi ông rời Việt Nam để đi định cư ở Pháp với toàn bộ gia đình, ông được tự do mang theo bất cứ thứ gì ông muốn, từ những món đồ cổ đến những kỹ vật, thượng vàng hạ cám... cộng sản phải dùng mấy xe vận tải đưa các thùng tài sản của gia đình ông xuống bến tàu cho ông. Dinh Hoa Lan ở đường Testard, bất động sản riêng của ông được ông giao cho trung tá Khử giữ gìn và quản lý, đến giờ nầy không một tên cộng sản nào dám đụng đến. Trung tá Khử hiện là chủ một vườn trồng lan tại Thủ Đức, cuối thập niên 80 là tổng thơ ký của Hội Hoa Lan Việt Nam ). Ngày 29/4/1975, 8.00 giờ tối, sau khi nhận lãnh chức Tổng Thống do cụ Trần văn Hương bàn giao lại, ông Minh điện thoại xin lỗi chúng tôi, bày tỏ sự hối tiếc đã không hợp tác được với chánh phủ Pháp. Cách duy nhất mà ông phải chọn là đầu hàng Bắc Việt mới mong cứu sống được thủ đô Sài Gòn. Tôi lạnh lùng trả lời một câu duy nhất: - "Thưa Đại tướng, chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc. Giờ cuối cùng của chiến tranh Việt Nam cần có một người lãnh đạo cương quyết, dám dấn thân, nhưng chúng tôi lại đi chọn lầm một bại tướng." Tôi cúp điện thoại ngay, và từ 10 năm qua tôi không hề và cũng không muốn liên lạc với ông ta nữa. NGÀY 1 THÁNG 5 Lúc phi cơ xoay qua một độ nghiêng, lấy hướng qua Bangkok , tôi nhìn xuống Sài Gòn lần chót. Tự nhiên trong lòng tôi dâng lên một niềm ngậm ngùi thương tiếc tất cả những gì đang xảy ra dưới đất. Tôi như người bại trận, hay nói cách khác, tôi xin được làm bạn với người bại trận, một người bạn đã không chia xẽ mà còn bắt buộc Việt Nam Cộng Hòa phải gánh chịu hết tất cả .... trong những ngày sắp tới. Việt Nam và tôi có rất nhiều kỹ niệm, có quá nhiều quan hệ mật thiết suốt đời không phai lạt. Sống ở Việt Nam lâu năm, tôi cảm thấy thương xứ sở nầy. Tội nghiệp cho họ, họ có thừa khả năng dựng nước, nhưng cái quyền làm chủ quê hương đã bị các cường quốc chuyền tay nhau định đoạt. Tôi xin lỗi người Việt Nam . Tôi đã làm hết sức mình nhưng không cứu vãn được nền hòa bình cho dân tộc Việt. Vĩnh biệt Sài Gòn, Sài Gòn vẫn hồn nhiên với những mạch sống dạt dào ơn nghĩa, một khi đã chọn bạn hữu thâm giao. Năm 1979, Đại sứ Võ văn Sung có thư mời tôi trở lại thăm Sài Gòn. Tôi từ chối với lý do không quen với cái tên Hồ chí Minh. Sài Gòn đã mất, tôi trở lại đó thăm ai? Ở đời có khéo lắm cũng chỉ gạt được người ta lần thứ hai, làm sao lừa dối được người ta lần thứ ba? Người cộng sản giả bộ ngây thơ (ở một khía cạnh nào đó) nên tưởng nhân loại cũng đều ngây thơ như họ. Liên tục nói dối hàng bao nhiêu năm, tưởng như vậy quần chúng sẽ nhập tâm tin là thật. Họ lầm. Nói láo để tuyên truyền chỉ có lợi trong chốc lát, nhưng về lâu về dài thì chân lý của loài người sẽ đè bẹp họ. Ngày xưa Liên Xô đã xiết chặt sai khiến họ, dùng Việt Nam làm phương tiện đóng góp cho Nga. Họ có muốn thoát ly, có muốn nhờ Tây Phương tháo gở cho họ cũng không được nữa, vì đã từng phạm lỗi lớn là đã lường gạt Tây Phương.. Mỗi năm, vợ chồng chúng tôi đều đi xuống Lourdes để kính lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Luôn luôn tôi nhắc nhở nhà tôi, chúng tôi cùng cầu nguyện cho người Việt Nam đạt được nền hòa bình theo sở nguyện của họ. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời và Đức Mẹ không bỏ rơi dân tộc Việt Nam . Jean Marie MÉRILLON
|