Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Nén hương lòng

Nén hương lòng PDF Print E-mail
Tác Giả: Thi Cao   
Thứ Hai, 26 Tháng 7 Năm 2010 21:38

Tưởng niệm đến vong linh hai người bạn : Phan Chí Sĩ và Chung Hữu Hạnh

 
              Hài cốt của Cố Đại Úy Chung Hữu Hạnh 

Ông Cao đang thiu thiu ngủ ngoài salon sau hiên nhà thì được bà Cao đánh thức dậy, nhìn cử chỉ và giọng nói của bà hối thúc :

- Anh vào xem cái email này, có tin quan trọng lắm

Vừa nói bà vừa kéo tay ông chỉ vào screen computer để đọc. Hội HO đã nêu danh sách một số những ngôi mộ tù cải tạo nơi miền Bắc chưa có thân nhân bốc hài cốt.

Bản Tin : Nơi xã Cẩm Nhân thuộc tỉnh Hoàng liên Sơn hiện nay với 31 ngôi mộ chỉ duy nhất một mộ còn bia : Chung Hữu Hạnh

- Đúng rồi anh ơi tên thầy em đó mà, anh check lại dùm em xem có phải đúng nơi thầy chết không ?

Ông Cao ngồi đọc kỹ từng chi tiết trong đó và ông khẽ gật đầu : Đúng rồi, đúng rồi

Bao nhiêu kỷ niệm xưa chợt trở về xoáy mạnh trong tâm. Ông nhớ vào cái đêm 5/5/75 đó ông đã bị thảy vào trong nhà giam Trà Vinh chật chội tối tăm, ẩm mốc chung với một số người, trời thì tối dưới ánh đèn vàng vọt leo lét lờ mờ, may thay có một bàn tay kéo ông ngồi vào góc và nói nhỏ

- Chỗ này còn trống, ngồi ở đây để lát nữa còn có chỗ mà nghỉ lưng qua đêm

Họ biết nhau từ đó, người bạn nầy chính là Chung Hữu Hạnh. Những người bị giam giữ nơi đây đều là thành phần làm việc cho chính phủ VNCH, hầu hết là quân đội trước đây. Khi mà chưa có một chính sách nào rõ ràng, còn tranh tối tranh sáng...Bao nhiêu sự trả thù cá nhân, địa phương được diễn ra hàng ngày, lâu lâu lại có một vài người bị áp tải ra đi để rồi...không thấy trở lại. Chính vì thế mà chả người nào muốn nói chuyện với ai, ai ai cũng lặng im với những lo âu, sợ sệt như những người tử tù chờ đợi đến ngày hành quyết

Thời gian sau, vào một đêm tối họ đã bị trói thúc ké, xâu lại với nhau cứ 3 người thành 1 xâu như xâu cá và bị đẩy lên xe đưa về căn cứ trung đoàn 33 cũ tại Trà Nóc thuộc tỉnh Cần Thơ, nơi tập trung của các sĩ quan cấp bậc đại úy vùng 4 để...” học tập cải tạo“

Họ mất liên lạc nhau từ đấy dù rằng đều được chuyển về chung một trại.

*****

Một năm sau ông Cao được chuyển trại ra bắc bằng tàu thủy. Tù nhân được nén như cá mòi nằm sấp lớp bên nhau, một hầm tàu chứa gần trăm con người, không đủ chỗ nên họ phải nằm xen kẽ lên nhau mới đủ chỗ. Ai ai cũng chỉ còn dính trên người có cái quần xà lỏn: Ban ngày họ khổ sở vì phải chịu sức nóng đổ ập xuống từ trên bong tàu, bịt bùng, khó thở, nhầy nhụa, đêm đến họ phải thay phiên nhau người nằm kẻ ngồi mới có đủ chỗ trong hầm tàu.

Nửa đêm thỉnh thoảng lại có những tiếng la hét, càu nhàu:

- Trời ơi, sao lại đạp trúng tui vậy trời?

- Cha nội nào, đái vào thùng không đái lại đái trúng vào tôi thế này?

Lý do cũng dễ hiểu thôi: Hầm tàu quá chật chội do đó có những người phải chịu trận nằm gần nơi tiêu tiểu dã chiến bằng thùng sô lớn; Một dành để tiểu, một dành để đi tiêu và được bộ đội thòng dây xuống kéo lên vào mỗi buổi sáng. Đến trưa thì được thòng dây xuống để thả những thùng lương khô của Trung Cộng để anh em tù chia nhau phần ăn cho cả ngày. Cũng nhờ những khẩu phần lương khô này mà đám tù cũng giảm bớt đi tiêu tiểu một phần nào, đỡ bao nhiêu phiền toái... Địa ngục trần gian là đây, đúng là địa ngục trong bao nhiêu cảnh địa ngục dưới chế độ Cộng Sản, bút mực nào tả cho thấu nỗi gian truân của đoàn tù nằm ngồi la liệt dưới hầm tàu từ nam xuôi bắc. Sau 7 ngày khi đoàn tàu cập bến Vinh, nắp cửa hầm tàu mới được mở rộng ra đón những ngọn gió mát. Chiều hôm đó cứ từng tốp 10 người thay phiên nhau lên bong tàu tắm rửa qua vòi rồng được bơm nước từ sông lên. Mấy ngày ở dưới hầm tàu cáu bẩn, con người rít chịt, bây giờ ông Cao mới biết sự sung sướng thoải mái thần tiên nhất trên đời đó là được tắm... Những dòng nước mát đã giúp ông tỉnh táo, khoẻ được phần nào sau mấy ngày u tối

Và rồi đoàn tù ỗa được chất đầy lên xe lửa trong những toa chở hàng hóa để xuôi lên vùng thượng du Hoàng Liên Sơn. Tàu ngừng nơi ga Hàng Cỏ Hà Nội khoảng 1giờ, nhìn qua lỗ nhỏ nơi khoang tàu, ông Cao mới thấy sự điêu tàn, nghèo khổ của thủ đô Hà Nội, những mái nhà lụp xụp, những căn nhà xây từ thời Pháp để lại đầy loang lỗ, hư nát được che tạm bằng những tấm phên lứa. Ngoài đường nơi ngã tư được đặt những thùng phi nước chung quanh được tô xanh đỏ để công an đứng trên đó chỉ đường, thỉnh thoảng vẫn có những chiếc xe bò lạch cạch, hầu như phần đông là xe đạp trên phố phường....Hà Nội thủ đô văn vật 4000 năm văn hiến dưới XHCN  điêu tàn như thế đó sao!!

Trong lúc chờ đợi những tên cai tù chia tổ, chia đội thì cũng với cái nắm tay như năm xưa khi họ nhận ra nhau và nhất là họ lại may mắn được chia chỗ ngủ cách nhau có 1 chiếc chiếu của anh Phan Chí Sĩ.Từ đó nơi tổ 2, trại 2 Hoàng Liên Sơn. Nơi đây ông Cao có nhiều người bạn thân thiết.Trong những người bạn thân thiết xem nhau như anh em là ông Sĩ và ông Mầu mà các bạn tù đặt cho cái biệt danh là bộ tam sên Thi Sĩ Mầu, còn phải kể đến anh Hạnh. Những người bạn này mến và thích ông Cao bởi vì ông là người trẻ tuổi nhất và cũng có thể là do ông hay phát biểu... linh tinh, âu cũng là do nơi bản tánh...

Những lần lao động trên rừng chặt tre, đốn nứa... để lập trại mới vì khi bọn tù chúng tôi tới đây chỉ là 1 khu núi rừng đúng nghĩa, không người lai vãng, không một túp lều...nhờ vậy mà ông Cao có dịp tiếp xúc trò chuyện với anh nhiều hơn và rồi trong 1 lần lúc nghỉ trưa chỉ có 2 anh em bên nhau, anh Hạnh lên tiếng

- Chú mày tà tà quá, nghe lời anh cố gắng lao động để ùon về gặp lại Mai nữa chứ. Nhớ là uifnh phải nín thở qua sông.

Đến đây tìi ông Cao thật tình chưng hửng, ngạc nhiên không hiểu sao anh lại biết rõ tên bà vợ mình.

Qua nói chuyện thì anh mới thổ lộ cho biết là anh biết rõ mối tình ông Cao với Mai khi còn đi học vì Mai chính là cô học trò của anh trước đây khi anh còn là giáo sư 1 trường trung học trong tỉnh. Anh rất qúi mến Mai vì là cô học trò ngoan, chính vì vậy mà trong thời gian bị cầm tù mọi thư từ liên lạc với gia đình anh, Mai là người chạy thư dùm cho thầy qua địa chỉ ở nhà để đi giao tận tay cho chị Phương vợ anh. Cám ơn tình cảm anh đã ưu ái dành đến Mai, cô học trò. Mà ngày xưa thầy đã tặng 1 tấm hình lính khi mới bước chân nhập ngũ trong quân trường Thủ Đức

Theo nhận xét chung của anh em tù chung, anh rất đứng đắn, đàng hoàng và bao dung trong cách xử thế, phải chăng đó là tôn chỉ, cách sống của một nhà giáo chăng ?. Chính vì vậy không riêng ông Cao mà anh em chung trong đội tù ai ai cũng mến và kính trọng anh, vào những đêm khuya vắng, mùa đông nơi xứ lạnh miền Việt Bắc, cái lạnh như từ trong xương lạnh ra, bụng đói cồn cào chẳng tài nào mà ngủ được là những lúc anh em bò dậy nhúm lửa ngoài hiên,vây quanh sưởi và nhắc nhớ về gia đình, chuyền tay nhau cái điếu cày, chia nhau từng bi thuốc lào cho ấm lòng...mơ cho một ngày về bên mái gia đình

Nhớ khoảng 8 tháng sau, sau 2 ngày anh bị trở bịnh nặng, trại bèn cử 3 người thay nhau khiêng võng đưa anh đi ra xã Cẩm Nhân, cách trại khoảng 10 km đường rừng, nơi đó có 1 trạm xá để trị bệnh, trước giờ anh đi, ông Cao đã đến bên gường anh trao cho anh 1 hũ penicillin và vài viên thuốc cảm, thuốc này đã được dấu kỹ từ nam ra bắc, trải qua bao nhiêu lần khám xét, để dành phòng thân. Nhìn anh ốm đi, nước da vàng vọt cầm lòng không đặng...khi dúi xong vào túi xách của anh, ông Cao cầm tay anh nói lời chúc lành, mong ngày trở lại. Anh đã quá yếu rồi chỉ nhếch môi gật đầu

Ngờ đâu, đó chính là lần nhìn anh cuối cùng khi mà những người bạn đưa anh lên bệnh xá, chưa kịp về trại trở lại thì anh vội...ra đi trong âm thầm lặng lẽ. Khuya hôm ấy ông Cao đã lẳng lặng tưởng nhớ đến anh qua lời kinh nguyện trong đêm. Anh ra đi khi niềm mơ ước chưa thành là được trở về bên người vợ thương yêu, bên bầy con còn thơ dại như bao lần anh đã tâm sự...Thật là thương cho anh, bao nhiêu sự cố gắng lao động cực khổ để rồi sức khoẻ anh bị suy yếu dần, không đủ sức chống chỏi nổi nơi vùng ma thiêng nước độc đồi núi Việt Bắc này, niềm mơ ước và hy vọng cho một ngày trở về... đã theo mây khói. Ông Trời quả là khắc nghiệt với anh quá đổi, niềm mơ uớc nhỏ bé chân chính đó... đã theo anh về bên kia thế giới.

Nghìn Thu Vĩnh Biệt, Vĩnh Biệt anh.... Chung Hữu Hạnh, sanh Nam tử Bắc niềm đau chung của kiếp lưu đầy

Nén Hương Lòng Về Anh

 

Tính đến hôm nay đã là 32 năm kể từ ngày anh vĩnh viễn ra đi. Niềm may nào, cơ duyên nào đã xui khiến để cho cô học trò dễ thương ngày đó biết được anh vẫn còn nằm lại nơi miền rừng núi hoang vu lạnh lẽo âm u núi rừng trùng điệp Hoàng Liên Sơn, không Tình Người. Phải chăng đó là cơ duyên tâm linh, ngày xưa những bức thư trong tù anh gửi về gia đình vợ con, cô học tò. anh đã mau mắn chạy đi trao.... công việc đó có lẽ vẫn chưa hoàn tất xong? Nên anh còn lưu luyến trao đến cô học trò mà anh thương mến làm nốt phần nhiệm vụ còn lại sau bao năm dài... vì anh vẫn chưa được trở về bên mái ấm gia đình...Tôi tin như vậy, nhờ vậy mà chỉ mới 2 ngày đã liên lạc lại được với vợ con anh, nhờ thong tin nhanh chóng thời nay cộng thêm những người bạn của anh từ trong học đường đến đời quân ngũ, ai ai cũng nhiệt tình sốt sắng, hết lòng bằng mọi cách.... Ông Trời đã thấu hiểu cho Tấm Lòng Anh

 
Ông Nguyễn Đạt Thành và gia đình của Chung Hữu Hạnh trước mộ chôn của ông Hạnh. 

Anh Hạnh, chắc hẳn nơi miền miên viễn đó anh đã biết và đã hiểu. Bộ tam sên Thi Sĩ Mầu cuối cùng rồi cũng không nguyên vẹn. Anh Phan Chí Sĩ nằm giữa anh và tôi cũng đã từ bỏ ra đi vĩnh viễn tại trại tù Hà Tây, cái chết hào hùng đúng như cái tên mà cha mẹ anh đã đặt cho anh. Trong một lần trở về, tôi và Mai đã tìm đến vùng quê nhà anh Sĩ, gặp lại vợ con anh và được đốt lên nén nhang tưởng niệm trước nấm mồ anh Sĩ đã được bốc hài cốt từ bắc về. Còn anh Mầu sau thời gian tù tội trở về, từ khi bước chân qua xứ Mỹ và thấy cuộc đời là cõi phù du nên đã ăn chay trường từ đó đến nay đúng như tên của anh : Phù Dung Mầu. Riêng tôi thì đang tập tành viết về các anh, đó cũng là một cách để Tưởng Nhớ về nhau, sao cho đúng với cái tên mà anh em trong tù đặt cho bộ tam sên : Thi Sĩ Mầu. Bốn người chúng ta nằm chung kế bên nhau đã ra đi vĩnh viễn 2 người. Với anh, tương lai không xa thì anh cũng sẽ được trở về bên mái ấm gia đình trong hương khói, không biết rằng tôi có dịp đốt nén hương trước vong linh anh hay không....Tương lai thì vô định, thôi thì anh Hạnh ơi, anh cứ xem đây như là : NÉN HƯƠNG LÒNG MUỘN MÀNG

Thưa chị Hạnh và các cháu

Khi tôi dâng lên anh Nén Hương Lòng, tôi thật sự xúc động đến rơi nước mắt. Tôi không nhớ ngày xưa khi âm thầm đọc kinh cho anh nơi trại tù lúc anh mất tôi có xúc động chảy nước mắt như bây giờ hay không nữa ?. Được tin chị qua phone được biết một năm sau ngày anh mất chị mới nhận được giấy báo tử, và rồi chị đã cùng 3 cháu nhỏ vượt biên thành công để xây dựng tương lai cho các cháu. Thật cảm phục những hy sinh và chịu đựng cam khổ, cao quí của chị bên đàn con dại nơi xứ người...Ngày tôi được tha trở về nhà vội tìm đến gia đình thì hay tin chị và các cháu đang sống ở vùng đất tự do xa xôi, chỉ gặp lại người thân trong gia đình chị. Rất là mừng...Cũng thêm một điềm lạ nữa là khi biết được số phone của chị, tôi lên net để xác định chị đang ở vùng nào nhờ theo cái post code trên số phone, hầu tránh bị phiền toái giữa đêm khuya. Khi con chuột đầu tiên click trên bản đồ thì screen lại hiện ra đúng ngay nơi vùng chị đang cư ngụ. Thật là diệu kỳ làm sao...Vui mừng biết bao khi trực tiếp nghe giọng nói chị và cháu trên phone. Quá xúc động...Vợ chồng tôi nguyện cầu hương linh anh sẽ giúp chị và các cháu được sớm tìm gặp lại phần mộ anh để đưa trở về với mái ấm gia đfnh. Như email chị mới báo tin là sẽ cùng hội HO về bốc mộ khoảng tháng 6... Cầu mong mọi sự tốt đẹp đến với chị và các cháu hằng mong ước, chờ đợi bao năm qua.Hy Vọng và Niềm Tin đ. thực sự đến với gia đình chị. Mừng lắm thay

Thi Cao 28 -2 - 2010 Australia

Thay mặt gia đình chị Hạnh xin gửi lời Chân Thành Cám Ơn đến :

Diễn đàn Võ Bị : qua email của Thai Đang và Hà Tham k25

Anh Nguyễn Đạc Thành Hội Trưởng Hội HO, Nữ sĩ : Nguyên Nhung, Trần Tự Qúi, Huỳnh Tâm Hoài và một số thân hữu hội đồng hương Trà Vinh, cùng bạn bè đã tận tình giúp đỡ bằng mọi phương tiện

Đặc biệt anh Huỳnh Tâm Hoài đã gửi tặng bài thơ : Người Ở Lại Hoàng Liên Sơn, bài thơ đã được anh sáng tác năm 79 khi nhận tin bạn Hạnh ra đi :

NGƯỜI Ỏ LẠI HOÀNG LIÊN SƠN

huỳnh tâm hoài

Tôi và Hạnh gặp nhau ở hậu cứ Trung đoàn 33 nằm ở Trà Nóc tỉnh Cần Thơ. Khi tất cả sỉ quan cấp đại úy ở các tỉnh thuộc vùng 4 chiến thuật tập trung về đây,chừng khoảng 3000 người,chia làm 3 trại.Tôi và Hạnh ở trại 2 nhưng khác láng. Láng của Hạnh và tôi nằm song song, hai phòng đâu mặt và cách nhau cái rào thấp.

Cách hai tháng sau Tết 76,trại chia làm 2.Trại 1 đi Bắc.Trại 2 xuống Nam. Chúng tôi gặp nhau trước khi Hạnh đi Bắc. Tôi cho tất cả số thuốc B1 của tôi cho Hạnh, và biết Hạnh đang bị bịnh phù thủng và phong thấp. Không ngờ đó là lần cuối cùng gặp nhau.. Hạnh ra đi và vĩnh viễn nằm ở lại Hoàng Liên Sơn !

Ngày chia tay buồn ơi! rơi nước mắt
Mầy ra ngoài Bắc tao ở phương Nam
Chung phận tù ngày tháng đó sao quên
Chung hữu Hạnh! gặp nhau lần cuối đó
Lịch sử sang trang bọn m.nh tuyệt lộ
Ôi vô cùng bầm nát trái tim đau
Ba ngàn tên hào khí một buổi nào*
Nay đành nuốt mối sầu thân chiến bại
Ngày tháng đi qua- mấy lần chuyển trại
Tao U Minh mầy ở Hoàng Liên Sơn
Rừng núi bao la vai áo đã sờn
Mầy ở đó chắc vùng cao gió lạnh
Rét miền Bắc núi đồi ôi! buốt tận
Mầy ngoài kia sao chịu thấu cơn đau
Miền núi cao xơ xác bóng mây sầu.