Pháp sư hành nghề trong bệnh viện hiện đại Mỹ |
Tác Giả: Doanh Anh (New York Times) | |||
Thứ Hai, 30 Tháng 11 Năm 2009 15:50 | |||
Một bệnh viện ở California, Mỹ, đã cho phép pháp sư hành nghề chính thức ngay trong bệnh viện. Tuy nhiên, luật mới chỉ cho phép các pháp sư này thực hiện 9 loại cúng bái cho bệnh nhân trong bệnh viện. Pháp sư được đi lại không hạn chế Bệnh nhân Chang Teng Thao, ở phòng 328, của bệnh viện Mercy, tại hạt Merced, California, Hoa Kỳ, bị tiểu đường và huyết áp cao, đang được pháp sư Va Meng Lee xoay vòng một cuộn chỉ xung quanh bụng để đuổi tà ma khỏi bụng bệnh nhân. Pháp sư Va Meng Lee đang "chữa trị" cho Bệnh nhân Chang Teng Thao Pháp sư hành nghề trước sự chứng kiến của các bác sĩ bệnh viện. Ông nói: "Thể xác của Thao thì các bác sĩ lo, còn tôi lo phần hồn cho anh ấy!". Một pháp sư Hmong khác, ông Ma Vue, đang lúi húi đốt giấy để làm lễ cúng cho một em bé sơ sinh, tại nhà riêng khi người mẹ vừa rời bệnh viện về nhà. Sau đó, Ma Vue, cũng lầm bầm như mê sảng để giao tiếp linh hồn của thế giới bên kia. Các pháp sư này thường không nhận tiền mà chỉ nhận một con gà sống. Mỗi ngày, bệnh viện Mercy tiếp nhận khoảng 4 bệnh nhân người dân tộc Hmong - dân tộc phía Bắc nước Lào di cư đến Mỹ. Những bệnh nhân này hầu hết đều tin rằng ma quỉ khiến họ đau bệnh. "Đôi khi, một bệnh nhân Hmong bị tiểu đường đã được điều trị thuyên giảm nhưng họ cứ cảm thấy chưa an tâm. Lúc này, không còn gì có thể giúp họ ngoài việc mời 1 pháp sư đến cúng cho họ là tốt nhất", một y tá tại bệnh viện Mercy nói.
Theo một cuộc thăm dò mới đây tại 60 bệnh viện lớn ở Mỹ, cho thấy họ sẵn sàng chấp nhận các tín ngưỡng của bệnh nhân. Bệnh viện phụ sản Good Samaritan ở Los Angeles cho phép sản phụ Hàn Quốc được thêm rong biển giàu canxi và sắt vào thực đơn của họ. Hay như ở thành phố Minneapolis, bệnh viện cho phép một bà mụ dân tộc Somali gọi là Birth Doula vào đứng bên cạnh sản phụ để yểm trợ tinh thần mà người Somali tin rằng sẽ giúp "mẹ tròn con vuông". Xây dựng lòng tin cho đôi bên Tại hạt Merced, khoảng 120 dặm về phía đông nam San Francisco, bệnh viện Mercy đã mở 1 chương trình huấn luyện 7 tuần cho 89 pháp sư Hmong về những vấn đề cơ bản của tây y, bao gồm cả lý thuyết về vi trùng học. Các pháp sư được tham quan phòng phẫu thuật, nhìn vào kính hiển vi để thấy những "chú vi trùng nhỏ xíu" đang hoạt động như thế nào. Một pháp sư nữ lớn tuổi khi nhìn thấy một trái tim thật, bà đã yêu cầu hãy cho bà xem một trái tim còn đang sống?! Pháp sư Ma Vue đang làm lễ đón em bé về nhà với heo sống và đốt giấy. (Ảnh: NYT) Chương trình huấn luyện này nhằm giúp gia tăng niềm tin giữa bác sĩ và cộng đồng người Hmong ở đây. Giám đốc bệnh viện chương trình huấn luyện của bệnh viện Mercy, tiến sĩ John Paik-Tesch, cho biết: "Chương trình mang tên ’Xây dựng lòng tin cho đôi bên’ đã nói lên tính chất cầu thị của chúng tôi". Pháp sư Ma Vue đang xếp hình nhân giấy để đốt trong lễ cúng bái. (Ảnh: NYT) Thật ra, khi cộng đồng người Hmong đến định cư cách đây 30 năm, y tá trưởng Marilyn Mochel đã đưa ra ý tưởng này. Bà Mochel đã nhận thấy những khó khăn khi áp dụng các phương pháp tây y cho những bệnh nhân này. Giải phẫu, gây mê, truyền máu và một số phương pháp thông dụng khác đều bị coi là cấm kỵ đối với tín ngưỡng người Hmong, tiến sĩ John Paik-Tesch kể. Quyển "Sự đụng độ của 2 nền văn hóa" (The Collision of Two Cultures), của tác giả Anne Fadiman, xuất bản năm 1997, đã mô tả những xung đột giữa bác sĩ Mỹ và bệnh nhân Hmong xung quanh tín ngưỡng Hmong. Câu chuyện kể về các bác sĩ Mỹ đã thất bại cứu sống một bé gái Hmong bị động kinh chỉ vì 2 bên xung đột về cách chữa trị. Sự việc sau đó được mổ xẻ cặn kẻ và đi đến kết luận: Nếu bệnh viện chấp nhận những tín ngưỡng của Hmong - cho là tà ma đã hành hạ cô bé - và họ cứ áp dụng những phương pháp tây y song song với những thủ tục cúng bái của Hmong thì cô bé đã được cứu sống. Pháp sư Va Meng Lee mặc áo thêu, đeo thẻ nhân viên để tham dự Người Hmong tin rằng, linh hồn luôn luôn "vất vưởng" xung quanh người sống. Các lễ cúng bái của người Hmong thường kèm theo cồng chiêng, chuông, trống, heo, gà sống, làm bệnh viện trở nên náo loạn. Janice Wilkerson, giám đốc bệnh viện Mercy cho biết, bệnh viện lo lắng vấn đề nhiễm trùng cho nên phải có chương trình huấn luyện cho các pháp sư. Câu chuyện xảy ra cách đây đúng 10 năm trước, năm 1999, khi một lãnh tụ thị tộc Hmong bị hoại thư ruột phải nhập viện tại đây. Khi đó, tiến sĩ Jim McDiarmid, gíam đốc nội trú bệnh viện đích thân chữa cho bệnh nhân này, kể lại, dưới áp lực của hàng trăm người Hmong, bệnh viện chấp nhận cho phép pháp sư tiến hành một buổi lễ cầu độ cho vị lãnh tụ tinh thần này. Một thanh gươm dài được đặt ngay cửa ra vào phòng bệnh của vị lãnh tụ. Vài ngày sau, sức khỏe của ông ta hồi phục nhanh đến không ngờ. "Sự kiện đó đã gây ấn tượng mạnh với các bác sĩ, đặc biệt đối với những bệnh nhân khác", tiến sĩ Jim McDiarmid nói. "Thật ra, chuyện này không có gì huyền bí cả, đó là liệu pháp tâm lý mà tây y chúng tôi vẫn áp dụng khi cho bệnh nhân uống các loại giả dược (placebo)", Jim McDiarmid giải thích thêm. Kathie Culhane-Pera, giám đốc trung tâm y tế West Side tại Saint Paul, cho biết bà đã làm việc không chính thức với các pháp sư và yêu cầu bệnh viện tắt hệ thống báo cháy để các pháp sư đốt nhang. Một số bệnh viện ở phía Bắc Arizona, nơi nhiều người da đỏ đang sinh sống cũng thỏa thuận không chính thức với một số pháp sư để tiến hành các thủ tục của thị tộc ít người trong bệnh viện. Lesley Xiong, 26, bác sĩ nội trú của bệnh viện Mercy, là một người Hmong chính gốc, cháu gái của 2 vị pháp sư, đã thừa nhận: "Khi tôi bệnh, tôi vẫn muốn có 1 pháp sư đứng kế bên, nhưng tôi vẫn phải đến bệnh viện". Tay phải ông Thao gắn các loại thuốc tây y, tay trái vẫn cho phép đeo bùa Hmong của pháp sư. (Ảnh: NYT)
|