Tìm hiểu một vài triệu chứng kỳ lạ về sức khỏe |
Tác Giả: SE sưu tầm | |||
Thứ Tư, 21 Tháng 12 Năm 2011 08:30 | |||
Đôi khi thấy choáng váng khi đứng dậy nhanh... 1- Đôi khi thấy choáng váng khi đứng dậy nhanh Lý do Bạn có thể bị mất nước nhẹ .Bạn cũng có thể bị giảm huyết áp do thể đứng ( othostatic hypotension) vì máu đổ dổn xuống bàn chân khi bạn đột nhiên đứng dậy (hiện tượng này thường hay xẩy ra cho những người bị bệnh áp huyết thẩp ) Cách giải quyết Uống nhiểu chất lỏng và nên đứng dậy từ từ.Nếu vẫn thấy choáng váng , phải tựa tay vào ghể để giữ thằng bẳng hoặc ngồi xuống Khi nào cẩn gặp bác sĩ Khi chứng choáng váng không dứt hoặc khi bạn bị ngất xỉu 2- Đôi khi thấy sưng và đau dưới cánh tay Lý do: Nguyên do có thể là một nang lông bị nghẹt hay một lông mọc đâm vào trong nách ( do cạo lông nách chẳng hạn) hoặc một hạch bạch huyết bị sưng (vì nhiễm khuẩn) Cách giải quyết: Đắp miếng gạc nóng ấm vào chỗ đau nhiểu lần trong ngày,và xem có khỏi sau một tuần lễ hay không Khi nào cẩn gặp bác sĩ: Khi chứng sưng đau kéo dài hoặc trở thành trầm trọng ( tấy đỏ hay bị kích thích).thì bạn cần đi gặp bác sĩ vỉ có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn vú, u nang hay khối u 3- Bàn tay toát mồ hôi trong một số trường hợp Lý do: Đôi lúc lòng bàn tay của ai cũng có thể toát mồ hôi,và đó là phản ứng tư nhiên khi chúng ta bị căng thẳng tâm thần (stress) hay bị kích động Cách giải quyết: Thư dãn trong một vải phút - bằng cách thở sâu (deep breathing), ngồi thiển (meditating) hay hình dung một nơi chốn yên tĩnh (visualizing a tranquil place)—có thể ngăn ngừa hay làm bớt sự toát mồ hôi Khi nào cần gặp bác sĩ: Khi bạn luôn luôn bị chảy mồ hôi tay thì bạn có thể bị bệnh tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis), một chứng bệnh làm bàn tay, bàn chân và nách tiết ra nhiểu mồ hôi..Theo bác sị Roshini Raj thuộc Đại học New York thì thuốc trị mồ hôi (antiperspirant) có thể chữa bệnh toát mồ hôi tay. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể phải giải phẫu để cắt bỏ phần dây thần kinh kích thích quá múc các tuyến mồ hôi 4- Bàn chân bị co cứng cơ vào đêm Lý do: Sự thiếu quân bình điện phân ( liên quan tới potassium, magnesium hay calcium) hoặc sự mất nước nhẹ (dehydration) có thể là nguyên nhân co cứng cơ bàn chân (foot cramp) Cách giải quyết Ra khỏi giường và đi lại trong nhà, sau đó xoa bóp các cơ để giúp cơ thư dãn Khi nào cần gặp bác sĩ Nếu cơ bàn chân bị co cứng hằng đêm hoặc trong khi bạn đang đi trong ban ngày thì bạn phải đi gặp bác sĩ vì bạn có thể bị rối loạn máu đông (blood-clotting disorder) hay tổn thương dây thần kinh. 5- Bàn chân bị tê trong khi đi máy leo thang (stairmaster) Lý do: Khi bạn đưa tới đưa lui bàn chân trong khi tập thể dục hoặc khi giầy chật quá hay dây giầy thắt quá chặt thì theo bác sị Sabrina Strickland thuộc Bệnh viện New York City “ các dây thần kinh nhỏ giữa các ngón chân có thể bị chèn ép khi bạn gây áp lưc trên bàn chân và điều này tạo cảm giác bàn chân bị tê” Cách giải quyết Trong khi tập thể dục bạn nên “ngọ nguậy” các ngón chân một vài lần—và nới lỏng dây giầy nếu dây thằt quá chặt Khi nào cần gặp bác sĩ Nếu bàn chân bị tê vào những hoạt động khác hay chứng tê kéo dài không hết ,bạn nên gặp bác sĩ vì dây thần kinh bàn chân có thể có vấn đề 6- Cơ thể bị giật trong khi bạn ngủ Lý do Các cơn giật trong khi ngủ có lẽ bắt nguồn từ việc các dây thẩn kinh “ngưng bắn” khi óc và cơ thể rơi vào tình trạng ngủ (sleep mode). Bác sĩ Clete A. Kushia thuộc Đại học Stanford giải thích “ Khi tín hiệu mà óc ra lệnh cho cơ thể thư dãn ngưng thì điểu này có thể làm cho chân tay và đầu bị giật.” Cách giải quyết: Bạn không có thể làm gì cả, vả lại các cơn giật này vô hại và chỉ kéo dài có vài giây Khi nào cần gặp bác sĩ Nếu cơn giât xẩy ra thường xuyên hay gây trở ngại cho giấc ngủ thì bạn cần gặp bác sĩ vì có thể là dấu hiệu của bệnh nghẹt thở trong giấc ngủ (sleep apnea) hay của rối loạn chuyển động định kỳ của tay chân ( periodic limb movement disorder) 7- Trong tai nghe tiếng o o Lý do Đây có thể là tiếng ù tai (tinnitus)thường gây ra bởi sự mất một phần thính giác do thuốc men (như aspirin và vài loại thuốc kháng sinh), dị ứng, và ráy tai Cách giải quyết Không có cách chữa trị ù tai do mất thính giác, tuy nhiên theo bác sĩ Cristina Cabrera-Muffly thuộc Cleveland Clinic thì các kỹ thuật giảm stress như tác động ngược sinh học (biofeedback) có thể giúp cho óc bớt “nghe” thấy âm thanh Khi nào cần gặp bác sĩ Bạn phải gặp bác sĩ nếu chỉ bị ù một bên tai hay ù tai có kèm theo chóng mặt, mất thăng bằng, hoặc mặt bị yếu. Các triệu chứng này có thể là do khối u trên dây thần kinh thính giác 8- Xương hàm kêu Lý do Khớp thái dương-hàm dưới ở phía trước tai là “thủ phạm” Xương hàm kêu khi khớp xương trên đây chuyển động không được chính xác.hay không trở vể ổ xương đúng cách. Cách giải quyết Xượng hàm tự điểu chỉnh lấy Khi nào cần gặp bác sĩ Bạn cần gặp bác sĩ khi thấy đau đớn, nhức đầu hay hàm bị khoá cứng. Các triệu chứng này có thể là do rổi loan khớp thái dượng-xượng hàm, viêm khớp, hay do một loại tổn thương khớp nào khác cần phải điều trị (chẳng hạn như với miếng bảo vệ miệng (mouth guard) dùng vào đêm) 9- Nhìn thấy “ ruồi bay “ ( floaters) trong mắt Lý do Theo bác sĩ Ruth D.William thuộc Viện American Academy of Ophthalmology thì các vệt trắng nhỏ “bay lượn” trong thị trường có thể chỉ là những mảnh mô nhỏ trôi dạt trong phòng dịch kính cũa mắt Cách giải quyết Mắt của bạn sẽ hấp nạp lại các mảnh mô này (hoặc bạn sẽ thôi không để ý đến chúng nữa) Khi nào cần gặp bác sĩ - Bạn cần đi gặp bác sĩ khi các vệt (floaters) có mầu đen hoặc có kèm theo loé sáng vì trong trường hợp này võng mạc có thể bị rách. 10- Luôn luôn hắt hơi liên hồi Lý do Bác sĩ Nathanael Home tại New York City cho biết “Hắt hơi là phản ứng bảo vệ tự nhiên. Khi trong đường mũi có gì gây khó chịu mà mũi muốn loại trừ thì bạn sẽ hắt hơi liên hồi cho tới khi nguyên nhân gây khó chịu biến mất Cách giải quyết Hắt hơi một lần,hai lẩn hay nhiều lần hơn đều là bình thường 11-Tim đập nhanh khi bạn tỉnh dậy bất chợt Lý do Khi bạn bị hoảng sợ, chất adrenaline sẽ được tiết ra và đáp ứng “chống trả hay chạy trốn” đột nhiên xuất hiện ( fight or flight response).Và khi bạn đột ngột thức dậy từ giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement sleep), nhip tim của bạn tự nhiên sẽ tăng nhanh. Giai doan ngủ REM với nhiểu giấc mơ Cách giải quyết Nhịp tim sẽ trở lại bình thường sau vài phút Khi nào cần gặp bác sĩ: Nếu ngoài ra bạn thấy đau ngực hay chóng mặt thì bạn phải gặp bác sĩ 12- Rét run toàn thân Lý do Có thể là cơ thể bị mất tạm thời khả năng điều chỉnh nhiệt độ, đặc biệt nếu cơn rét run chỉ tồn tại vài giây, ( Đối với phụ nữ thường hay xẩy ra nhiểu vào thời kỳ chuyển tiếp mãn kinh vì các thay đổi hormone có thể làm sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bị trục trặc) Cách giải quyết Cơn rét run sẽ hết trong vòng một hay hai phút Khi nào cần gặp bác sĩ Nếu cơn rét run kéo dài nhiểu ngày thì có thể là bạn bị nhiễm khuẩn, vì vậy cẩn phải gặp bác sĩ. Cũng giống như khi bạn bị sốt vì một số bệnh tật, bạn có thể bị lạnh vì các tế bào miễn dịch phóng thích những hóa chất chống lại các vi khuẩn. Khi bác sĩ chữa khỏi bệnh tiềm ẩn thì chứng rét run cũng hết theo 13- Mồm, lưỡi và lợi bị ngứa khi ăn một vài loại thực phẩm Lý do . Có thể là bạn bị dị ứng . Nếu chỉ bị ngứa nhẹ trong miệng thì là hội chứng dị ứng đường miệng. Những người bị hội chứng này có phản ứng với những thức ăn làm với thảo mộc chứa những protein tượng tự với các protein mà họ bị dị ứng. Tỉ dụ dị ứng với phấn hoa cây bạch dượng có thể gây phản ứng khi ăn táo, cà rốt và hạnh nhân. Phản ứng của bạn cũng có thể là do dị ứng với thực phẩm, và dị ứng thông thường nhất là dị ứng với cá có vây, sò ốc, đậu nành, trứng, lúa mì, các loại hạt và sữa. Thậm chí bạn có thể bị phát ban, ngứa ran hay sưng Cách giải quyết Các triệu chứng nhẹ xẩy ra trong miệng mà thôi sẽ biến mất sau vài phút Khi nào cần gặp bác sĩ- Nếu ngoài ra bạn thấy khó thở thì phải đi cấp cứu ngay vì sợ bị sốc phản vệ (anaphylactic shock) gây chết người 14- Ngón tay cứng đơ không gập được. Lý do Khi ngón tay ở vào một vị thế nào đó quá lâu—như khi bạn viết hay ngủ--thì các gân cơ gấp (flexr tendons) có thể bị sưng và trở thành mắc kẹt Cách giải quyết Dùng bàn tay kia bẻ gập ngón tay bị khoá cứng xuống trong vài giây. Bạn cũng có thể chườm đá khớp xương và uống thuốc chống viêm không có steroid như Advil để cho bớt sưng Khi nào cần gặp bác sĩ Nếu ngày hôm sau bạn vẫn không gập ngón tay được 15- Mí mắt bị giật Lý do Stress, mệt mỏi, và uống caffeine quá nhiều có thể là nguyên nhân làm cho cơ của mí mắt trên hay dưới co giật nhịp nhàng Cách giải quyết Nhắm mắt và thở xâu vài lẩn đổng thời thư dãn. Thường ra sư cơ giật (spasm) chấm dứt sau vài phút, nhưng nếu là do stress mạn tính thì có thể lâu hơn Khi nào cần gặp bác sĩ Khi sự co giật xẩy ra thường xuyên hay có kèm theo đau đớn
|